Cơ hội gỡ thẻ vàng IUU: Chạy nước rút để tránh vực thẳm

TH&SP Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là thời điểm Đoàn kiểm tra của EC sẽ quay trở lại Việt Nam, lần này nếu Đoàn Kiểm tra của EC vẫn tiếp tục phát hiện Việt Nam chưa khắc phục được những khuyến nghị trước đó thì nguy cơ rất lớn “thẻ vàng” sẽ bị chuyển thành “thẻ đỏ”.

Xuất khẩu hải sản tuột dốc

Từ sau khi EC áp dụng “thẻ vàng” với hải sản xuất khẩu của Việt Nam vào cuối năm 2017 đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành thủy sản đã giảm dần kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU. 2 năm qua, nhiều doanh nghiệp bị dừng đến 80% lô hàng xuất khẩu vào EU. Có thể thấy, tấm thẻ vàng IUU đã và đang gây ra những thiệt hại không nhỏ cho ngành thủy sản nước nhà.

Từ vị trí thứ 2 trong các thị trường nhập khẩu hải sản của Việt Nam, sau thẻ vàng EU đã tụt xuống đứng thứ 5 và tỷ trọng sụt giảm nặng nề. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng bị gia tăng chi phí khi 100% containers hàng hải sản xuất khẩu sang EU bị giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác. Đó là chưa kể uy tín của sản phẩm thủy sản Việt Nam cũng bị ảnh hưởng khi xuất sang các thị trường khác.

Với tình hình như vậy, thực sự việc gỡ thẻ vàng, giành lại tấm thẻ xanh là vô cùng quan trọng đối với ngành thủy sản nước nhà. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, tại các địa phương việc thực hiện các quy định theo khuyến nghị của EC vẫn còn khá khó khăn. Tỉnh Quảng Ngãi có 3.351 tàu phải lắp thiết bị giám sát hành trình, nhưng đến nay mới chỉ có khoảng gần 280 tàu được lắp đặt thiết bị. Còn tỉnh Quảng Nam, tỷ lệ lắp đặt còn thấp. Riêng tại TP. Đà Nẵng, hầu hết các tàu đều lắp thiết bị giám sát hành trình, nhưng số lượng tàu dài hơn 15m rất ít.


dfvfv

Ảnh minh họa. Nguồn Internet


Cần nắm bắt cơ hội

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua 2 đợt kiểm tra, Đoàn Thanh tra của EC (Ủy ban châu Âu) ghi nhận sự vào cuộc tích cực của Việt Nam từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt, việc xây dựng hoàn thiện khung pháp lý bao gồm Luật Thủy sản bước đầu đã đi vào thực tiễn. Nỗ lực triển khai lắp đặt giám sát hành trình cho tàu cá theo khuyến nghị của EC, đưa hoạt động của tàu cá từng bước đi vào quy củ. Mặc dù vậy, các DN, tàu cá của Việt Nam vẫn phải có những nỗ lực hơn nữa vì theo như phản ánh của Đoàn Thanh tra EC, vẫn còn tình trạng tàu cá của Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài. Cụ thể, số liệu thống kê cho biết, năm 2019, vẫn có 138 vụ/220 tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử lý.

Theo kế hoạch, từ ngày 25/5 đến ngày 5/6/2020, Đoàn Thanh tra của Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thủy sản của Ủy ban châu Âu sẽ quay trở lại Việt Nam để kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và theo quy định (IUU).

Lãnh đạo Bộ NNPTNT cho biết, lần này quay trở lại Việt Nam của Đoàn Kiểm tra của EC sẽ là lần có tính quyết định. Nếu đoàn kiểm tra vẫn tiếp tục phát hiện Việt Nam chưa khắc phục được những khuyến nghị trước đó thì nguy cơ rất lớn “thẻ vàng” sẽ bị chuyển thành “thẻ đỏ”. Nếu điều đó xảy ra, thực sự là một tin sốc cho ngành Thủy sản nước nhà bởi trong thời gian hơn hai năm qua, khi bị “án thẻ vàng”, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường châu Âu đã sụt giảm nặng nề.

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là thời điểm Đoàn kiểm tra của EC sẽ quay trở lại, hai tháng tới là thời điểm “nước rút” để nhà quản lý, các DN thủy sản hoàn thiện những “lỗ hổng” chưa lấp đầy. Theo khuyến cáo của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, để có thể “thoát” án thẻ vàng, các địa phương chuẩn bị chu đáo, hiệu quả kế hoạch và nội dung làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 3. Ngăn chặn, xử lý kịp thời, có hiệu quả tàu cá vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm khai thác IUU, đặc biệt là ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài. Tập trung khắc phục các tồn tại trong công tác kiểm soát tàu cá ra - vào cảng, đảm bảo kiểm soát 100% sản lượng cập bến tại các cảng cá chỉ định và thu hồi 100% nhật ký khai thác của các tàu cá cập cảng, truy xuất nguồn gốc thủy sản xuất sang thị trường EU.


Hà An (TH)

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những cách cắm hoa bưởi đẹp mê li, thơm phưng phức

Những cách cắm hoa bưởi đẹp mê li, thơm phưng phức

Với mùi hương thơm dịu nhẹ, vẻ đẹp giản dị nhưng đầy tinh tế, hoa bưởi ngày càng được nhiều người cắm để làm đẹp không gian sống. Cùng ngắm những cách "biến tấu" với hoa bưởi vô cùng hút mắt dưới đây.
Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn nỗ lực đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản, OCOP của địa phương, nhằm hỗ trợ các chủ thể sản xuất kinh doanh giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng. Qua đó, nhiều sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng tốt thị trường nội địa mà còn đạt chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính.
Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ Chương trình OCOP như cấp vốn vay ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất... tiếp cận nguồn nguyên liệu chất lượng cao, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
"Biển" người đổ về tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

"Biển" người đổ về tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3 năm 2025, với chủ đề "Giòn ngon bánh mì - đậm vị cà-phê" nhằm tôn vinh sự kết hợp giữa hai biểu tượng ẩm thực Việt Nam là bánh mì và cà-phê Việt. Đồng thời, giới thiệu và quảng bá ẩm thực Việt Nam ra thế giới.
Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Ngày 21/3, Lễ hội bánh mì Việt Nam năm 2025 chính thức diễn ra tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1, TP.HCM thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan các gian hàng, trải nghiệm thưởng thức sự đa dạng của ẩm thực Việt và bánh mì Việt Nam.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại huyện Thường Tín đã và đang tạo sức bật mạnh mẽ cho kinh tế nông thôn địa phương, khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các làng nghề truyền thống, đồng thời mở rộng cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ đặc trưng.
Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển

Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển

Nghề đánh bắt, chế biến sứa mang lại thu nhập khá tốt cho ngư dân ở Thanh Hoá. Năm nay vụ sứa đến muộn, sản lượng giảm hơn so với năm ngoái nhưng lại xuất hiện nhiều loài sứa đỏ, có giá trị kinh tế cao hơn nên phần nào giúp ngư dân yên tâm đánh bắt.
Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết

Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết

Để nâng cao giá trị từ cây chè, huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) sẽ tập trung phát triển vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hơn nữa thương hiệu, giá trị chè Shan tuyết cổ thụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động