Cập nhật giá gạo hôm nay 17/12: Duy trì ổn định Cập nhật giá gạo hôm nay 16/12: Ổn định Cập nhật giá gạo hôm nay 15/12: Chưa có biến động |
Giá lúa gạo hôm nay tại khu vực ĐBSCL duy trì ổn định. Cụ thể, tại An Giang, giá lúa IR 504 ở mức 6.800 đồng/kg; Đài thơm 8 7.200 đồng/kg; OM 5451 6.900 đồng/kg; OM 6976 6.800 đồng/kg; lúa Jasmine 6.800 đồng/kg; OM 9577 6.800 đồng/kg; OM 9582 6.800 đồng/kg; nếp tươi An Giang 5.600 đồng/kg; nếp tươi Long An 6.300 – 6.500 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo thành phẩm xuất khẩu TP IR 504 ở mức 11.000 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu NL IR 504 ổn định ở 9.700 đồng/kg; gạo NL OM 5451 ở mức 10.000 đồng/kg; gạo OM 18 ở mức 10.000 đồng/kg.
![]() |
Cập nhật giá gạo hôm nay 18/12: Duy trì ở mức cao |
Theo các thương lái, hiện không có lượng gạo lớn để bán dù nhiều khách hàng liên hệ. Nguyên nhân là do đợt xâm nhập mặn vừa qua đã ảnh hưởng đến vụ lúa Thu Đông ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó lúa bị kém chất lượng, không thể xuất khẩu. Mặt khác, giá lúa gạo tăng sẽ tốt cho nông dân, nhưng nếu mua với giá cao mà bán với giá xuất khẩu ký thấp trước đây, doanh nghiệp sẽ gặp khó.
Trên thế giới, gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ hiện có giá 372 - 378 USD/tấn, tăng so với 366 - 370 USD/tấn trước đó một tuần. Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ (REA) cho biết, nhu cầu của các đối tác đang tốt lên, vì giá rẻ hơn so với các nước xuất khẩu khác.
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm tăng lên 480 - 490 USD/tấn, từ 475 - 485 USD/tấn một tuần trước đó, do cước phí vận chuyển tăng mạnh.
Giá chào bán gạo 5% tấm của Việt Nam ổn định ở mức 493-497 USD/tấn. Hiện tại, cơ hội xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam vẫn rộng cửa bởi nhu cầu tiêu thụ trên thế giới ổn định. Dự báo trong năm nay, xuất khẩu gạo Việt cán mốc 6 triệu tấn và hiện tại tồn kho gạo của Việt Nam không đáng kể vì đã hết vụ.
Giá gạo xuất khẩu có thể nói đang cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý I/2021 vẫn tốt khi các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Philippines, châu Phi,... tiếp tục ký hợp đồng mua gạo của Việt Nam.
Hiện tại, cơ hội xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam vẫn rộng cửa, bởi nhu cầu tiêu thụ trên thế giới ổn định. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thế giới và mức giá xuất khẩu gạo trong thời gian tới sẽ khá tốt.
Ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Phước Thành IV (tỉnh Vĩnh Long) dự báo, thị trường xuất khẩu gạo trong thời gian tới sẽ có nhiều triển vọng, từ nay đến năm 2025 giá gạo xuất khẩu sẽ tăng từ 15-20%.
Nguyên nhân được ông Thành giải thích là do nhu cầu tăng cao nhưng nguồn cung gạo thế giới bị hạn chế. Cụ thể, nhu cầu dự trữ gạo của các quốc gia nhập khẩu lớn sẽ tăng do dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong khi đó, sản lượng lúa gạo của một số nước xuất khẩu khác như: Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ bị sụt giảm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, lũ lụt... Mặt khác, việc nông dân chuyển đổi từ đất lúa sang trồng cây ăn trái ngày càng nhiều do thu nhập từ trồng lúa không cao cũng là nguyên nhân khiến nguồn cung bị hạn chế.
Ở một khía cạch khác, mới đây, Hội đồng Ủy ban Kinh tế Á - Âu (EEC) đã ban hành Quyết định số 110 về phân bổ hạn ngạch nhập khẩu gạo Việt Nam cho từng nước thành viên thuộc Liên minh Á - Âu trong năm 2021.
Theo đó, các quốc gia thuộc khối này cam kết dành 10.000 tấn gạo hạn ngạch thuế quan cho Việt Nam trong năm 2021. Cụ thể, mã HS 1006 30 6701và 1006 30 9801 tập trung vào Cộng hoà Armenia là 400 tấn và Cộng hoà Belarus là 9.600 tấn.