Cập nhật giá cao su hôm nay 10/01/2022: Đồng loạt tăng Cập nhật giá cao su hôm nay 07/01/2022: Tăng mạnh sàn châu Á Cập nhật giá cao su hôm nay 06/01/2022: Giảm mạnh |
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 12/1/2022, kỳ hạn tháng 6/2022, tăng mạnh lên mức 238,1 JPY/kg, tăng mạnh 1,5 yên, tương đương 0,63%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Thượng Hải giảm nhẹ 30 CNY, xuống mức 14.655 CNY/tấn, tương đương 0,20%.
Cập nhật giá cao su hôm nay 12/01/2022: Sàn Thượng Hải quay đầu giảm |
Trung Quốc, nước mua cao su lớn nhất thế giới, đang phải chiến đấu với đợt bùng phát Covid-19 mới nhất tại địa phương và biến thể Omicron đã được phát hiện ở ít nhất ba tỉnh của nước này.
Thái Lan, nhà sản xuất cao su hàng đầu thế giới, sẽ gia hạn tạm dừng chương trình miễn trừ kiểm dịch và đưa ra các hạn chế mới sau khi có sự gia tăng các trường hợp nhiễm virus corona mới liên quan đến biến thể Omicron.
Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Myanmar và Indonesia là 5 thị trường lớn nhất cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp cho Trung Quốc.
Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp từ các thị trường như Myanmar và Lào. Trong khi đó giảm nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia,… so với cùng kỳ năm 2020.
Kiến nghị xác định doanh thu gỗ cao su như mủ, tham vọng đạt 30.000 tỷ đồng năm 2022
Năm 2021, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) đạt tổng doanh thu hợp nhất 28.500 tỷ đồng. Năm 2022, VRG đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 30.000 tỷ đồng.
Đây là định hướng chỉ tiêu kế hoạch năm 2022 được VRG đề ra tại hội nghị tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2022, tổ chức ngày 11/1 tại TP.HCM.
Dịch Covid-19 đã tác động toàn bộ đến các đơn vị thành viên của tập đoàn VRG, đặc biệt nặng nề ở các địa phương thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
Ảnh hưởng về sản xuất kinh doanh chính không lớn nhưng kết quả chung bị ảnh hưởng khá lớn gồm việc không thu hoạch được gỗ cao su theo kế hoạch do giãn cách và các dự án thu hồi đất cao su đều bị hoãn tiến độ.
Lĩnh vực chế biến gỗ là lĩnh vực kinh doanh bị tác động khá mạnh. Đầu năm 2021, các công ty gỗ không có đơn hàng, không tổ chức được việc thu hoạch gỗ do giãn cách xã hội.
Nỗ lực vượt qua khó khăn, đảm bảo hoàn thành mục tiêu kép, cuối năm 2021, VRG cơ bản hoàn thành đạt và vượt nhiều chỉ tiêu.
Trong lĩnh vực sản xuất, sản lượng khai thác mủ cao su toàn VRG đạt 402.900 tấn, đạt 106% kế hoạch, tăng hơn 30.000 tấn so với năm 2020.
Về chỉ tiêu tài chính, tổng doanh thu hợp nhất toàn tập đoàn đạt 28.500 tỷ đồng, vượt gần 6% kế hoạch. Theo đó, lợi nhuận trước thuế ước đạt trên 6.100 tấn đồng; lợi nhuận sau thuế ước trên 5.100 tỷ đồng, vượt 10% kế hoạch..
Năm 2022, VRG đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất toàn tập đoàn đạt 30.000 tỷ đồng; lợi nhuận hợp nhất dự kiến 6.300 tỷ đồng.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 và các năm tiếp theo VRG kiến nghị Chính phủ xem xét việc doanh nghiệp không phải nộp tiền thuê đất khi tái canh vườn cây cao su vì đây là dự án mới, được thực hiện theo chu kỳ sinh lý cây trồng.
Cây cao su là cây rừng. Trong thời gian đầu tư xây dựng cơ bản, dự án không có nguồn thu để trả tiền thuê dất.
VRG kiến nghị Chính phủ chấp thuận xem gỗ là sản phẩm chính của cây cao su theo quy định tại Quy trình kỹ thuật cây cao su. Theo đó, xem gỗ cao su là hàng hóa như mủ cao su, được hoạch toán là doanh thu từ sản xuất kinh doanh thay vì chỉ là doanh thu khác như hiện nay.