Cảnh báo: Sai lầm khi tự ý bổ sung vitamin D liều cao để phòng chống Covid-19

TH&SP Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy mối liên quan giữa tình trạng thiếu hụt vitamin D và nguy cơ phát triển các triệu chứng, cũng như biến chứng nặng của bệnh viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 (Covid-19).

Theo một nghiên cứu công bố mới đây của các nhà khoa học thuộc Đại học Surrey, Anh, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy mối liên quan giữa tình trạng thiếu hụt vitamin D và nguy cơ phát triển các triệu chứng, cũng như biến chứng nặng của bệnh viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 (Covid-19). Các nhà nghiên cứu thậm chí còn cảnh báo những mối nguy cơ khi tự ý sử dụng sản phẩm này.

Sự thiếu hụt vitamin D liệu có phải là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm của Covid-19 hay không? Liệu có nên sử dụng vitamin D hàm lượng cao để phòng ngừa hay điều trị Covid-19? Nhiều người đã lầm tưởng về công dụng của vitamin D và tự ý bổ sung mà không ý thức được về những tác hại của việc làm này.

sg

Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy mối liên quan giữa tình trạng thiếu hụt vitamin D và nguy cơ phát triển các triệu chứng, cũng như biến chứng nặng của bệnh viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 (Covid-19).


Theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Surrey, Anh, vitamin D là một loại hormone, được sản xuất trong da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, có chức năng tăng cường khả năng hấp thu canxi và phosphat ở đường ruột. Nếu như những khoáng chất này đã được chứng minh là cần thiết cho hoạt động của cơ thể, thì tác dụng của nó trong việc ngăn ngừa hay điều trị Covid-19 lại vẫn cần nghiên cứu thêm. Bởi phần lớn những nghiên cứu về mối liên hệ giữa vitamin D và Covid-19 hiện nay đều là dựa trên dữ liệu thu thập được từ các nhóm dân số ở những nước đang phát triển và vì thế không thể được sử dụng như một chứng cứ khoa học.

Theo dõi y tế là cần thiết

Tác giả chính của công trình nghiên cứu Sue Lanham-New cảnh báo việc tiêu thụ quá mức vitamin D có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Một lượng vitamin D thích hợp trong cơ thể là quan trọng đối với sức khỏe tổng thế. Quá ít có thể dẫn tới còi xương ở trẻ em hoặc loãng xương ở người cao tuổi. Tuy nhiên quá nhiều lại có nguy cơ làm gia tăng mức độ canxi trong máu và vì thế dẫn tới các bệnh lý nghiêm trọng.

Không giống như thuốc đặc trị, vitamin D cũng như nhiều loại vitamin hay khoáng chất khác đều có thể dễ dàng mua tại các hiệu thuốc hay trung tâm thương mại. Tuy nhiên việc tự ý sử dụng thuốc mà không có hướng dẫn của bác sĩ có thể dẫn tới những mối nguy hại không ngờ tới.

Theo tác giả Sue Lanham-New, việc theo dõi y tế là rất cần thiết. Bởi ngay cả khi có những nghiên cứu cho thấy việc thiếu hụt vitamin D có liên quan tới nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, song hiện cũng không có đủ các chứng cứ khoa học để chứng minh vitamin D có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị Covid-19.

sg

Vitamin D có thể khắc phục một cách tự nhiên thông qua chế độ ăn uống cân bằng dịnh dưỡng.


Hơn nữa việc thiếu hụt vitamin D có thể khắc phục một cách tự nhiên thông qua chế độ ăn uống cân bằng dịnh dưỡng, với các loại thực phẩm giàu vitamin D như cá dầu hay còn gọi là cá béo, thịt đỏ và lòng đỏ trứng. Ngoài ra, thực phẩm dinh dưỡng như ngũ cốc cho bữa sáng và tắm nắng an toàn hàng ngày cũng có thể giúp bổ sung vitamin D.

Ngoài việc lạm dụng vitamin D để phòng ngừa virus corona là cách làm sai lầm, thì bạn cũng nên tuyệt đối tránh 5 cách phòng bệnh Covid-19 nguy hiểm sau đây:

1. Tự ý dùng thuốc chlorquine

Thuốc chlorquine còn có tên gọi khác là chlorquine phosphate. Đây là loại thuốc điều trị bệnh sốt rét. Được thử nghiệm trên những người mắc bệnh COVID-19 nặng trong một số nghiên cứu ở Trung Quốc, Pháp và một vài quốc gia khác.

Kết quả thử nghiệm không đủ sức thuyết phục trong việc xem chlorquine có khả năng phòng ngừa và điêuù trị bệnh COVID-19.

Mặc dù thuốc chlorquine vẫn đang được nghiên cứu và theo dõi trong các thử nghiệm, mọi người không nên thử uống nó ở nhà mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Khi dùng thường xuyên hoặc dùng với liều cao, thuốc sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trong như rối loạn nhịp tim, an thần, thậm chí là hôn mê.

Trong một bài báo gần đây của CNN (đăng ngày 25-3-2020), một cặp vợ chồng ở Arizona (khu vực phía Tây Nam nước Mỹ) đã tự ý uống thuốc có thành phần chloroquine phosphate sau khi nghe nói nó có thể giúp điều trị cho người nghi nghiễm corona. Kết quả, người chồng tử vong và người vợ vẫn đang trong tình trạng nguy kịch.

Vì thế, bạn không nên thử phòng ngừa bệnh COVID-19 bằng loại thuốc này dưới bất kỳ hình thức nào.

sg

Mặc dù thuốc chlorquine vẫn đang được nghiên cứu và theo dõi trong các thử nghiệm, mọi người không nên thử uống nó ở nhà mà không có sự chỉ định của bác sĩ.


2. Dùng dung dịch bạc hoặc bạc keo

Các dung dịch bạc hoặc bạc keo hay các dạng chất lỏng chứa phân tử bạc. Bạn có thể tìm thấy mua nó dưới dạng thực phẩm chức năng hoặc chất bổ sung.

Trên thực tế, bạc không phải là một khoáng chất thiết yếu. Nó không cần thiết cho sự phát triển của hệ miễn dịch. Đặc biệt, bạc không có tác dụng chữa bệnh và không hề có vai trò gì trong việc nâng cao sức khỏe tổng thể.

Dùng dung dịch bạc để phòng chống COVID-19 là cách làm sai lầm, gây lãng phí và thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn.

Nếu tích tụ trong cơ thể với số lượng lớn, bạc sẽ khiến da bạn chuyển sang màu xanh hoặc xám. Tình trạng này được gọi là argyria. Nó có thể tồn tại vĩnh viễn. Ngay cả khi bạn dùng nó cho mục đích thẩm mỹ, nó cũng có thể mang đến những rủi ro khác cho sức khỏe.

Dung dịch bạc cũng có khả năng khiến cơ thể kém hấp thụ một số loại thuốc và kháng sinh. Trong khi đó, nếu bạn mắc bệnh COVID-19, bạn buộc phải dùng kháng sinh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để chữa khỏi bệnh.

Ở Mỹ, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xem những quảng bá dung dịch bạc có khả năng điều trị COVID-19 là lừa đảo. Đó cũng là mối đe dọa đến sức khỏe cộng đồng.

3. Dùng bộ dụng cụ dioxide clo

Tại một số trang mạng xã hội, phương pháp này được quảng cáo là “dung dịch khoáng kỳ diệu” hoặc “bổ sung khoáng chất thần kỳ” (MMS).

Chúng được tạo ra bằng cách trộn dung dịch natri clorid với một loại axit như nước chanh. Người bán cho rằng nó có khả năng phòng ngừa và điều trị COVID-19.

Trên thực tế, FDA đã đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ về tính an toàn của sản phẩm này vào năm 2019.

sg

Bạn nên tránh những cách phòng chống Covid-19 gây nguy hiểm.


4. Xịt clo hoặc chất lỏng có cồn lên cơ thể

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), clo là chất rất hữu ích trong việc khử trùng bề mặt các đồ vật trong nhà để phòng ngừa virus corona lây lan. Tuy nhiên, việc phun loại hóa chất này lên cơ thể không những không thể tiêu diệt SARS-CoV-2. Ngược lại, điều này còn có thể gây hại đế sức khỏe của bạn khi nó thẩm thấu qua da.

Cùng với đó, rượu hoặc các loại chất lỏng có cồn khác cũng không thích hợp để xịt lên người với mục đích phòng ngừa virus corona. Cồn chỉ phát huy tốt vai trò sát khuẩn dưới dạng nước rửa tay nếu bạn không có sẵn xà phòng và nước. Theo các chuyên gia y tế, việc thường xuyên rửa tay dưới vòi nước với xà phòng sát khuẩn hoặc nước rửa tay là cách làm hiệu quả để ngăn ngừa bệnh COVID-19.

5. Phương pháp điều trị bệnh COVID-19 bằng tia UV

Trong một số thử nghiệm, bức xạ tia cực tím (UV) ở liều cao đã được sử dụng để tiêu diệt virus. Song, điều đó không có nghĩ là bạn nên sử dụng nó trên cơ thể của mình.

Một số người cho rằng bạn có thể tái sử dụng lại khẩu trang N95 sau khi chúng đã đươc khử trùng bằng tia cực tím. Điều này không đúng với lý giải khoa học. Để tiêu diệt virus corona chủng mới, bạn cần phải sử dụng tia cực tím ở mức độ cực kỳ cao. Điều này sẽ rất nguy hiểm vì có thể làm hỏng da, thậm chí khiến bạn bị ung thư da khi tiếp xúc trong quá trình khử trùng khẩu trang.

Hơn nữa, theo WHO, nắng hoặc thời tiết ấm áp không làm giảm khả năng lây nhiễm.

Hồng Nga

Hồng Nga

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột ngột ngừng tim khi chạy marathon

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột ngột ngừng tim khi chạy marathon

Việc ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng khi tham gia chạy marathon đã được cảnh báo nhiều lần. Tuy nhiên vì chủ quan, nhiều người vẫn phạm phải sai lầm trong cách rèn luyện bộ môn thể thao này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Vai trò của các trường học trong công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn một số xã của tỉnh Lào Cai

Vai trò của các trường học trong công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn một số xã của tỉnh Lào Cai

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn được coi là một vấn nạn chưa bị xóa bỏ hoàn toàn tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong công cuộc phòng chống này, các trường học, cơ sở giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Bất ngờ với khả năng giảm cân của hạt tiêu đen

Bất ngờ với khả năng giảm cân của hạt tiêu đen

Kết hợp hạt tiêu đen vào thói quen ăn uống hàng ngày của bạn có thể là một chiến lược đơn giản nhưng hiệu quả để giảm cân.
Các loại hạt tốt cho người huyết áp cao

Các loại hạt tốt cho người huyết áp cao

Các loại hạt có thể mang lại nhiều lợi ích cho người huyết áp cao nhờ vào các dưỡng chất quan trọng như kali, magiê, chất xơ, và các axit béo không bão hòa.
Tóc mềm mượt, chắc khỏe tự nhiên với nước vo gạo

Tóc mềm mượt, chắc khỏe tự nhiên với nước vo gạo

Nước vo gạo thường bị bỏ đi nhưng lại là "bí quyết vàng" chăm sóc tóc nhờ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Đi bộ 15 phút mỗi ngày thay đổi sức khỏe của bạn như thế nào?

Đi bộ 15 phút mỗi ngày thay đổi sức khỏe của bạn như thế nào?

Đi bộ 15 phút mỗi ngày mang lại những thay đổi tích cực đáng kể cho sức khỏe của bạn trên nhiều phương diện, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Ngoài nước lọc, bạn nên uống gì để khỏe mạnh hơn?

Ngoài nước lọc, bạn nên uống gì để khỏe mạnh hơn?

Ngoài nước lọc, có rất nhiều loại đồ uống khác có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn, tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích cá nhân.
Đà Nẵng ghi nhận 300 trường hợp từ chối tiêm vắc xin sởi

Đà Nẵng ghi nhận 300 trường hợp từ chối tiêm vắc xin sởi

Theo thông tin từ Sở Y tế TP Đà Nẵng, đã ghi nhận khoảng 300 trường hợp không đồng ý tiêm vắc xin phòng sởi trong chiến dịch tiêm chủng trên toàn địa bàn.
Những cách đánh răng có thể làm hỏng răng và gây hôi miệng

Những cách đánh răng có thể làm hỏng răng và gây hôi miệng

Đánh răng là thói quen hàng ngày của hầu hết chúng ta, tuy nhiên không phải ai cũng thực sự đánh răng đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Đồ ăn vặt tốt cho người bệnh tiểu đường

Đồ ăn vặt tốt cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có thể ăn vặt nhưng cần lựa chọn đồ ăn vặt phù hợp tốt cho sức khỏe và không ăn quá nhiều để giữ đường huyết ổn định, không tăng cân.
Cải thiện sức khỏe toàn diện với công thức đi bộ "5-4-5"

Cải thiện sức khỏe toàn diện với công thức đi bộ "5-4-5"

Công thức đi bộ "5-4-5" là cách thể dục một cách đơn giản nhưng lại là chìa khóa giúp bạn sống khỏe mạnh và năng động hơn mỗi ngày.
Gắp sán dây gần 1 mét ra khỏi bụng thanh niên thích ăn đồ tái sống

Gắp sán dây gần 1 mét ra khỏi bụng thanh niên thích ăn đồ tái sống

Nam thanh niên 20 tuổi thường ăn đồ tái sống, thời gian gần đây thường xuyên xuất hiện triệu chứng đau bụng vùng thượng vị kèm theo tiêu chảy kéo dài.
Bé trai viêm xoang mủ, bác sĩ gắp ra "cả tá" dị vật trong mũi

Bé trai viêm xoang mủ, bác sĩ gắp ra "cả tá" dị vật trong mũi

Bé trai 3 tuổi ở Phú Thọ bị chảy nước mũi kéo dài, viêm mũi, được đưa đến viện và được phát hiện có 12 hạt xốp nằm sâu trong khe mũi.
Ba sai lầm khi ăn rau muống vô tình tàn phá sức khỏe

Ba sai lầm khi ăn rau muống vô tình tàn phá sức khỏe

Dù lọt top món rau ngon nhất thế giới, nhưng tại Việt Nam đây lại là món dân dã, ai cũng có thể thưởng thức. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cũng như an toàn thực phẩm, các chuyên gia không khuyến khích ăn món này thường xuyên.
Bảo đảm an toàn cho trẻ em mùa lễ hội

Bảo đảm an toàn cho trẻ em mùa lễ hội

Khi đi lễ hội trẻ nhỏ là đối tượng dễ gặp sự cố nhất, trong đó có những sự cố mà chính bố mẹ cũng không bao giờ ngờ tới như bị lạc, tai nạn thương tích... Do đó, việc chuẩn bị trước các kiến thức và kỹ năng cơ bản là vô cùng cần thiết.
Bộ Y tế đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi

Bộ Y tế đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi

Thời gian qua, Bộ Y tế đã tích cực chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Tính đến nay, đã có 53/54 tỉnh triển khai tiêm vaccine cho 762.320/800.719 đối tượng, đạt tỷ lệ 95,2% theo kế hoạch đề ra.
Thanh niên 22 tuổi ở Bắc Ninh hôn mê sâu do viêm màng não mô cầu

Thanh niên 22 tuổi ở Bắc Ninh hôn mê sâu do viêm màng não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và khẩn trương cách ly, điều trị một trường hợp mắc viêm não mô cầu với tình trạng diễn biến nguy kịch.
Đèn LED và tẩy bút chì mắc kẹt ở phế quản và mũi của bé 6 tuổi

Đèn LED và tẩy bút chì mắc kẹt ở phế quản và mũi của bé 6 tuổi

Bé trai 6 tuổi ho và khó thở suốt một tháng. Sau khi nhập viện, bác sĩ phát hiện dị vật là bóng đèn LED và cục tẩy bút chì trong phế quản và mũi.
Người bệnh sởi nên ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh sởi nên ăn gì và kiêng gì?

Khi mắc bệnh sởi, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể chống lại virus và nhanh chóng phục hồi.
Bộ Y tế thông tin về bệnh ho ra máu tại Nga

Bộ Y tế thông tin về bệnh ho ra máu tại Nga

Gần đây, trên một số kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội đã xuất hiện thông tin về các trường hợp về chứng bệnh ho ra máu tại Nga. Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về thông tin này.
Con vắt dài 6 cm sống ký sinh trong mũi bệnh nhân

Con vắt dài 6 cm sống ký sinh trong mũi bệnh nhân

Bệnh nhân liên tục chảy máu mũi nên đến khám thì được phát hiện một con vắt dài hơn 6 cm đã sống hơn một tuần trong mũi.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động