DOJILAND ra mắt Golden Crown Hai Phong – Mang đẳng cấp BĐS Quốc tế đến phố Cảng Huyện Hoài Đức bất ngờ hoãn đấu giá 20 thửa đất Hơn 8.300 căn hộ sắp được “bơm” vào thị trường bất động sản |
Chung cư Hà Nội đang khan hiếm nguồn cung. |
Thị trường bất động sản Hà Nội đang khá giống thị trường TP.HCM
Những ngày gần đây, dư luận xã hội đang không ngừng xôn xao về diễn biến và kết quả của những phiên đấu giá đất tại các huyện vùng ven Hà Nội như Thanh Oai, Hoài Đức, với số lượng hồ sơ đăng ký lớn, mức giá trúng đấu giá tăng vọt, cao gấp hàng chục lần so với giá khởi điểm.
Theo đó, vào ngày 10/8, huyện Thanh Oai đã tổ chức thành công phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, diện tích từ 60 - 85m2 với giá khởi điểm từ 8,6 - 12,5 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá đã thu hút 4.600 hồ sơ nộp tham gia, nhưng chỉ có 4.201 hồ sơ đủ điều kiện của 1.545 người. Đáng chú ý, kết thúc phiên đấu giá, lô góc có giá trúng cao nhất là gần 100,5 triệu ồng/m2, gấp 8 lần so với giá khởi điểm.
Sau phiên đấu giá đất tại huyện Thanh Oai gây xôn xao dư luận; gần đây vào ngày 19/8 phiên đấu giá 19 lô đất tại khu LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức tiếp tục thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo người dân. 19 thửa đất được đưa ra đấu giá dao động khoảng 74 - 118m2. Giá khởi điểm là 7,3 triệu/m2. Khoản tiền đặt cọc dao động từ 109 - 172 triệu đồng/lô đất.
Sau cuộc đấu giá kéo dài 19 giờ, 19 lô đất được bán thành công. Mức giá trúng cao nhất lên tới 133,3 triệu đồng/m2, gấp 30 lần so với giá khởi điểm, trong khi lô thấp nhất cũng tới 91,3 triệu đồng/m2, cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm.
"Giá ảo" là quan điểm của Phó chủ tịch BHS Group Lê Xuân Nga khi nhìn nhận về mức giá trúng đấu giá của hai phiên đấu giá đất ven đô Hà Nội cao gấp hàng chục lần giá khởi điểm.
Ông Nga thừa nhận giá nhà đất Hà Nội đã tăng mạnh thời gian gần đây, trong đó giá chung cư nội đô tăng phi mã 30% mỗi năm trong ba năm qua và nhà đầu tư mua chung cư trước 2021 nay có thể bán lãi gấp đôi.
"Giá bất động sản thấp tầng thậm chí còn tăng mạnh hơn", ông Nga khẳng định.
Nhà tư vấn bất động này so sánh thị trường bất động sản Hà Nội đang khá giống thị trường TP.HCM cách đây ba năm, khi mà chung cư tăng lên tới 200-300 triệu đồng/m2 và nhà ở thấp tầng quận 9 và các quận vùng ven tăng phi mã.
Tuy nhiên, giá nhà đất ở TP. HCM giờ đang hạ nhiệt và ông Nga tin rằng giá đất trúng đấu giá cao nhất ở ven đô Hà Nội lên đến 100 triệu đồng/m2 ở huyện Thanh Oai và cao hơn nữa ở huyện Hoài Đức là "giá ảo".
Theo ông Nga, việc định giá khởi điểm để đấu giá quá thấp đang bị giới đầu cơ lợi dụng để nhiễu động thị trường.
Nhưng nhìn rộng hơn, ông Nga cho rằng, dòng tiền đang "chảy sai chỗ", tập trung quá lớn vào một chỗ và tạo nên bong bóng cục bộ.
"Cuộc chơi" tại Hà Nội sẽ rất khốc liệt
Nếu nắm bắt được thời cơ và lập kế hoạch kinh doanh dựa trên sự dịch chuyển của dòng tiền, cơ hội sẽ đến. |
Theo ông Nga, dòng tiền trong bất động sản đi đến đâu, tăng trưởng kinh tế và các ngành nghề tại đó sẽ phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, nếu nắm bắt được thời cơ và lập kế hoạch kinh doanh dựa trên sự dịch chuyển của dòng tiền, cơ hội sẽ đến.
Lãnh đạo BHS chỉ rõ, hậu quả của dòng tiền đổ vào chỗ trũng là việc tạo ra bong bóng cục bộ mà cuối cùng mọi người liên quan sẽ phải trả giá. Tuy nhiên, cũng có một điều chắc chắn: dòng tiền trong bất động sản đi đến đâu, tăng trưởng kinh tế và các ngành nghề tại đó sẽ phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, nếu nắm bắt được thời cơ và lập kế hoạch kinh doanh dựa trên sự dịch chuyển của dòng tiền, cơ hội sẽ đến.
Theo khảo sát của cá nhân ông, phần lớn người mua nhà trong thời gian gần đây là những người đã sở hữu căn nhà thứ hai hoặc thứ ba, bởi giá nhà đã trở nên quá cao, khiến việc sở hữu nhà lần đầu trở nên xa vời đối với giới trẻ. "Người trẻ bây giờ kiếm tiền chủ yếu để du lịch, mua hàng hiệu, thuê nhà, chứ không mấy ai nghĩ đến việc mua nhà vì quá căng thẳng", ông nhận xét.
Ông Nga cũng chỉ ra rằng thị trường Hà Nội đang thiếu hụt nghiêm trọng các sản phẩm cao tầng có giá từ 40-45 triệu đồng/m2, và đây là hệ quả của tình trạng "độc quyền nguồn cung chung cư" trong nhiều năm qua. "Với tình hình pháp lý hiện tại, rất khó để một dự án có đủ điều kiện pháp lý và giá cả hợp lý có thể ra mắt thị trường. Nếu có thì cũng chỉ là của các ông lớn với mức giá rất cao", ông cho biết.
Bên cạnh đó, ông Nga dự đoán: "Cuộc chơi tại Hà Nội sẽ rất khốc liệt, chỉ dành cho những nhà đầu tư lớn với ngân sách từ 15 tỷ đồng trở lên. Các nhà đầu tư nhỏ hơn nên tìm cách dịch chuyển dòng tiền ra khỏi Hà Nội sớm, vì chắc chắn dòng tiền sẽ chảy ra ngoài, có thể vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025".
Ông Nga cũng khẳng định, việc dịch chuyển dòng tiền ra khỏi Hà Nội là trách nhiệm chung của những người trong ngành bất động sản, kể cả các nhà môi giới và sàn phân phối.