Vợ lĩnh án treo vì sản xuất sa tế giả, chồng vẫn ngang nhiên sản xuất hàng nhái

Bất ngờ kiểm tra 02 điểm sản xuất và kinh doanh sản phẩm "Sa tế tôm ngon Thuận Phát" có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu “Thuận Phát” đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, lực lượng Quản lý thị trường thu giữ trên 28.000 sản phẩm có dấu hiệu vi phạm.
Tạm giữ 4.000 sản phẩm hàng hóa vi phạm tại Khánh Hòa Thu giữ hàng nghìn sản phẩm nhập lậu tại một cơ sở kinh doanh online Hà Giang tiêu hủy 8.400 gói chân gà Trung Quốc nhập lậu

Đột kích 2 kho hàng sa tế

Sau hơn 2 tháng mật phục, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), chiều tối ngày 11/11/2021, Cục Nghiệp vụ QLTT phối hợp với Cục QLTT Hà Nội và Cục QLTT Bắc Ninh chia thành hai Tổ đồng loạt ập vào xưởng sản xuất và kho chứa hàng hoá là sản phẩm Sa Tế có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu “Thuận Phát” tại địa chỉ Thôn Yên Khê, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội và căn nhà tạm, không có biển hiệu tại ngõ Cổng Dền, phường Phù Lưu, TP. Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.

Hàng trăn thùng sản phẩm đã hoàn thành chờ đi tiêu thụ tại Hà Nội khi bị đoàn công tác ập vào kiểm tra
Hàng trăn thùng sản phẩm đã hoàn thành chờ đi tiêu thụ tại Hà Nội khi bị đoàn công tác ập vào kiểm tra

Có mặt tại Thôn Yên Khê, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội, phóng viên Tạp chí Thương hiệu và Sản Phẩm ghi nhận căn nhà khang trang được sử dụng làm nơi sản xuất và chứa trữ hàng hoá. Biển hiệu bằng màn hình led được chạy cố định phía ngoài cổng nhà giới thiệu với đầy đủ các dòng thông tin về tên công ty, địa chỉ cũng như website doanh nghiệp.

Đây cũng chính là địa điểm đăng ký kinh doanh của hai công ty gồm: Công ty TNHH Chế biến và Sản xuất sa tế tôm ngon Thuận Phát và Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thắng Phát. Cả hai công ty đều do ông Nguyễn Văn Bằng (sinh năm 1979) đứng tên đại diện theo pháp luật đồng thời là chủ sở hữu.

Toàn bộ thiết bị, dây chuyền chế biến sa tế tôm ngon Thuận Phát giả bị phát hiện.
Toàn bộ thiết bị, dây chuyền chế biến sa tế tôm ngon Thuận Phát giả bị phát hiện.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở này ngổn ngang dây chuyền sản xuất theo hình thức không khép kín với các trang thiết bị vật tư như: nồi hơi, nồi nấu, nồi xay, nồi san chiết, máy dán nắp, máy hàn nilon và một lượng lớn vỏ hũ cùng hàng vạn tem, nhãn đựng trong các bao tải và các cuộn tròn chưa sử dụng.

Các hũ chứa đựng thành phẩm dược trữ nhằm phục vụ cho hành vi làm giả
Các hũ chứa đựng thành phẩm được trữ nhằm phục vụ cho hành vi làm giả
Kiểm đếm thực tế, lực lượng QLTT đã ghi nhận trên 21.000 lọ sa tế tôm mang nhãn hiệu "Thuận Phát" đã được đóng thành phẩm trong 187 thùng carton, xếp ngay ngắn phía ngoài cổng nhà sẵn sàng cho việc vận chuyển đi tiêu thụ.

Các sản phẩm đều có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu "Thuận Phát" đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Cùng thời điểm này, Tổ công tác tại Bắc Ninh cũng đã bất ngờ kiểm tra kho chứa hàng hoá tại số 21, ngõ Cổng Dền, phường Phù Lưu, TP. Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh do bà Đặng Thị Nga làm chủ. Thời điểm lực lượng chức năng đến, kho hàng vẫn hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thương.

Kiểm tra thực tế, bên cạnh rất nhiều các mặt hàng gồm tương ớt, giấm gạo là hàng sản xuất trong nước có đầy đủ nhãn hàng hoá theo quy định, Đoàn kiểm tra phát hiện 62 thùng "Sa tế tôm ngon Thuận Phát" với tổng cộng gần 7.000 hũ sa tế tôm ngon Thuận Phát của Công ty TNHH chế biến và sản xuất sa tế tôm ngon Thuận Phát.

Địa điểm thứ 2 tại Bắc Ninh bị kiểm tra bất ngờ
Địa điểm thứ 2 tại Bắc Ninh bị kiểm tra bất ngờ

Toàn bộ số hàng hoá chưa qua sử dụng, tuy nhiên chủ cơ sở chưa xuất trình được hoá đơn chứng từ liên quan. Cũng giống các sản phẩm tại thôn Yên Khê, xã Yên Thường, các sản phẩm này đều có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu "Thuận Phát" đã được đăng ký bảo hộ.

Địa chỉ kinh doanh - "lập lờ đánh lận con đen"

Theo hồ sơ của chủ công ty, giấy phép kinh doanh lần đầu, Công ty TNHH chế biến và sản xuất sa tế tôm ngon Thuận Phát có địa chỉ tại thôn Yên Khê, xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội. Tuy nhiên, trên trong đăng ký kinh doanh thay đổi lần 1 vào tháng 5/2021, Công ty này lại thay đổi trụ sở chính tại địa chỉ "35/21 Đường TL30, Phường Thạnh Lộc, quận 12 thành phố Hồ Chí Minh mặc dù cơ sở sản xuất và đóng gói sản phẩm vẫn ở địa chỉ thôn Yên Khê, xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội.

Đội QLTT số 8, Cục QLTT Hà Nội kiểm tra sản phẩm tại kho tang vật của Đội
Đội QLTT số 8, Cục QLTT Hà Nội kiểm tra sản phẩm tại kho tang vật của Đội

Tại cơ quan chức năng, ông Nguyễn Văn Bằng – Chủ sở hữu Công ty TNHH chế biến và sản xuất sa tế tôm ngon Thuận Phát lý giải, việc đổi địa điểm trụ sở chính vào thành phố Hồ Chí Minh để tiết kiệm các chi phí về nhân công, giảm giá thành vận chuyển,…Tuy nhiên, theo phản ánh của Công ty Luật ALIAT - đại diện chủ thể quyền của Công ty cổ phần Marico South East Asia - Chủ sở hữu của nhãn hiệu "Sa tế tôm ngon Thuận Phát" khẳng định “địa điểm này không có dấu hiệu của hoạt động sản xuất, kinh doanh”.

Hàng vạn tem nhãn bị thu giữ về kho tang vật của Đội QLTT số 8
Hàng vạn tem nhãn bị thu giữ về kho tang vật của Đội QLTT số 8

Theo ông Dương Thành Long, Công ty Luật ALIAT - đại diện chủ thể quyền nhãn hiệu “Thuận Phát” việc giả mạo nhãn hiệu ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, kinh doanh của đơn vị chủ thể quyền. “Nhờ nỗ lực kinh doanh và quảng bá qua hàng chục năm, sản phẩm của Marico Sea được người tiêu dùng trong nước và quốc tế biết đến rộng rãi. Tuy nhiên, các DN này đang tận dụng danh tiếng đã có, tận dụng chiến dịch marketing bài bản của doanh nghiệp chính hãng đã thu lợi về cho bản thân” ông Long nói.

Vợ chưa hết thời gian án treo do sản xuất “sa tế” giả Thuận Phát

Rất chuyên nghiệp trong khâu tiếp và làm việc với Đoàn kiểm tra, chủ cơ sở đã mời tất cả những người không liên quan ra phía ngoài khuôn viên nhà, yêu cầu không được quay phim, chụp ảnh và cử người canh gác phía ngoài cổng. Đèn biển hiệu giới thiệu về công ty cũng nhanh chóng được ngắt để tránh sự tò mò từ những người không liên quan.

Trước sự khôn ngoan đạt mức độ tinh vi của một số đối tượng với hành vi làm giả sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến mức độ như thế. Phóng viên Tạp chí Thương hiệu và sản phẩm có ghi nhận ý kiến của một lãnh đạo nghiệp vụ thuộc Tổng cục QLTT như sau:

Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT: Đây là một trong những vụ việc phức tạp mà lực lượng QLTT mất nhiều thời gian trinh sát để có thể xử lý. Đặc biệt trong bối cảnh cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19.

"Với quyết tâm cao nhất trong việc đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025 theo Kế hoạch 888 đã được Tổng cục QLTT ban hành, cán bộ kiểm soát viên đã nỗ lực vượt qua hiểm nguy từ dịch bệnh để triển khai nhiệm vụ được giao. Đây cũng là một trong những vụ việc có dấu hiệu vi phạm lớn về thực phẩm được lực lượng QLTT liên tỉnh phối hợp trinh sát, phát hiện và xử lý theo lợi thế của mô hình ngành dọc" - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT chia sẻ.

Qua trao đổi cùng lực lượng chức năng tại hiện trường khi tiến hành kiểm tra xử lý vi phạm thì được biết thêm: Trước đó, đầu năm 2019, lực lượng chức năng đã bất ngờ kiểm tra cơ sở sản xuất thực phẩm tại thôn Yên Khê, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội bắt quả tang 19 công nhân đang vận hành máy móc và đóng gói các sản phẩm sa tế giả nhãn hiệu Thuận Phát dưới sự chỉ đạo của Lý Thị Quy - vợ của ông Nguyễn Văn Bằng, chủ sở hữu Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thắng Phát.

Tại đây, lực lượng chức năng đã thu giữ 5.400 lọ sa tế thành phẩm mang nhãn hiệu Thuận Phát cùng toàn bộ nguyên vật liệu, 200 lọ sa tế chưa thành phẩm, các công cụ phương tiện phục vụ việc sản xuất sa tế giả.

Với số lượng hàng hóa bị bắt giữ, Lý Thị Quy đã bị Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội xét xử, tuyên án 30 tháng tù treo theo bản án số 88/2019/HS-ST ngày 30/07/2019 với tội danh sản xuất hàng giả là thực phẩm. Như vậy, đến thời điểm này vợ của ông Bằng vẫn đang trong thời gian thi hành án treo.

Hiện đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa có dấu hiệu vi phạm để tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin trong bài báo tiếp theo.

Gia An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phú Yên: Tạm giữ 16.000 sản phẩm quần áo, dép không hóa đơn, chứng từ

Phú Yên: Tạm giữ 16.000 sản phẩm quần áo, dép không hóa đơn, chứng từ

Đội Quản lý thị trường số (QLTT) 1 tỉnh Phú Yên phát hiện xe tải chở 16.000 sản phẩm có nhãn bằng tiếng nước ngoài không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
Đồng Tháp: Phát hiện 4500 sản phẩm phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa

Đồng Tháp: Phát hiện 4500 sản phẩm phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 tỉnh Đồng Tháp tiến hành khám phương tiện vận chuyển 4.500 sản phẩm phân bón các loại trên nhãn hàng hóa ghi không đúng các nội dung bắt buộc hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa.
Lạng Sơn: Phát hiện phương tiện vận chuyển hơn 1.700 sản phẩm nhập lậu

Lạng Sơn: Phát hiện phương tiện vận chuyển hơn 1.700 sản phẩm nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 6 tỉnh Lạng Sơn đã kiểm tra xe ô tô khách mang biển số 29B-141.19 và phát hiện hơn 1.700 sản phẩm nhập lậu không có hóa đơn, chứng từ.
Tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá nhập lậu ở Bình Định

Tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá nhập lậu ở Bình Định

Nhà chức trách tỉnh Bình Định vừa tổ chức tiêu huỷ gần 10.000 gói thuốc lá ngoại nhập lậu, hết hạn sử dụng bị tịch thu các loại thuộc diện tiêu hủy.
TP.HCM: Phát hiện gần 800 sản phẩm mỹ phẩm giả mạo

TP.HCM: Phát hiện gần 800 sản phẩm mỹ phẩm giả mạo

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 TP Hồ Chính Minh phát hiện 748 sản phẩm mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu TRANSINO, Vaseline và Lu Lan Zi.
Realme Narzo 70 Pro 5G ra mắt với thiết kế trẻ trung, camera 108MP

Realme Narzo 70 Pro 5G ra mắt với thiết kế trẻ trung, camera 108MP

Realme đã chính thức giới thiệu Narzo 70 Pro 5G tại Ấn Độ, mang đến thiết kế bắt mắt, hiệu năng mạnh mẽ và camera ấn tượng.
An Giang: Tạm giữ hàng hóa vi phạm trị giá hơn 700 triệu đồng

An Giang: Tạm giữ hàng hóa vi phạm trị giá hơn 700 triệu đồng

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 tỉnh An Giang đã kiểm tra và phát hiện 3 phương tiện vận chuyển hàng háo nhập lậu, hàng háo không rõ nguồn gốc, không hóa đơn chứng từ.
Tuyên Quang: Tiêu hủy hơn 1,3 tấn mỡ lợn không rõ nguồn gốc

Tuyên Quang: Tiêu hủy hơn 1,3 tấn mỡ lợn không rõ nguồn gốc

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 tỉnh Tuyên Quang tiến hành giám sát tiêu hủy 1.385 kg mỡ lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ, trị giá gần 50.000.000 đồng.
Quảng Bình: Tạm giữ 26 điện thoại iPhone không rõ nguồn gốc tại hai cửa hàng

Quảng Bình: Tạm giữ 26 điện thoại iPhone không rõ nguồn gốc tại hai cửa hàng

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 7 tỉnh Quảng Bình tịch thu 26 iPhone không hóa đơn chứng từ tại hai cửa hàng có tổng giá trị 136,9 triệu đồng.
Quảng Bình: Tiêu hủy 850 mũ lưỡi trai và mũ rộng vành giả mạo nhãn hiệu

Quảng Bình: Tiêu hủy 850 mũ lưỡi trai và mũ rộng vành giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình đã tổ chức thực hiện việc buộc tiêu hủy 850 cái mũ lưỡi trai và mũ rộng vành giả mạo nhãn hiệu.
Gia Lai: Xử phạt hơn 4,8 tỷ đồng vi phạm trong đợt kiểm tra thị trường cao điểm

Gia Lai: Xử phạt hơn 4,8 tỷ đồng vi phạm trong đợt kiểm tra thị trường cao điểm

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ đã kiểm tra, xử lý: 458 vụ với 449 đối tượng vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 4,8 tỷ đồng trong đợt trước, trong và sau Tết.
Phú Thọ: Xử phạt gần 900 triệu đồng vi phạm trong đợt cao điểm kiểm tra thị trường

Phú Thọ: Xử phạt gần 900 triệu đồng vi phạm trong đợt cao điểm kiểm tra thị trường

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ đã kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm trong đợt cao điểm kiểm tra thị trường dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Quảng Ninh: Xử phạt hơn 90 triệu đồng cửa hàng bán kính mắt giả mạo Gucci, Chanel

Quảng Ninh: Xử phạt hơn 90 triệu đồng cửa hàng bán kính mắt giả mạo Gucci, Chanel

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và xử phạt cửa hàng bán kính mắt giả mạo các thương hiệu nổi tiếng với tổng trị giá hơn 50 triệu đồng.
Đắk Nông: Xử phạt 5 hộ kinh doanh buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu

Đắk Nông: Xử phạt 5 hộ kinh doanh buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu

Đội Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông xử phạt và buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm là 101 bao thuốc lá điếu nhập lậu, gồm 95 bao thuốc lá nhãn hiệu JET và 06 bao thuốc lá nhãn hiệu 555.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội

Ngày 15/3, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Công thương và Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024.
Kon Tum: Tiêu hủy hàng loạt sản phẩm hàng hoá không rõ nguồn xuất xứ

Kon Tum: Tiêu hủy hàng loạt sản phẩm hàng hoá không rõ nguồn xuất xứ

Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum cho biết, đơn vị vừa tổ chức tiêu huỷ hàng chục sản phẩm hàng hoá không rõ nguồn xuất xứ, không đảm bảo điều kiện lưu thông thị trường.
Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh vi phạm về website thương mại điện tử

Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh vi phạm về website thương mại điện tử

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh lập website thương mại điện tử bán hàng mà ko thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Mở cửa phòng trưng bày “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan” với hơn 300 sản phẩm

Mở cửa phòng trưng bày “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan” với hơn 300 sản phẩm

Nhằm hưởng ứng Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam, sáng ngày 15/3, tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan”.
Hà Giang: Phát hiện cơ sở bánh mì sử dụng nguyên liệu hết hạn sử dụng

Hà Giang: Phát hiện cơ sở bánh mì sử dụng nguyên liệu hết hạn sử dụng

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8 tỉnh Hà Giang xử phạt và buộc tiêu hủy 03 bao bột mì có tổng trọng lượng 75kg là nguyên liệu dùng để sản xuất bánh mì đã quá thời hạn sử dụng.
Bình Định: Tạm giữ hàng ngàn vỏ bình gas không rõ nguồn gốc

Bình Định: Tạm giữ hàng ngàn vỏ bình gas không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng tỉnh Bình Định phát hiện, tạm giữ 2.085 vỏ bình gas loại 12 kg không có hóa đơn chứng từ, hồ sơ nguồn gốc pháp lý.
An Giang: Tạm giữ 37,5 tấn túi nhựa PP không rõ nguồn gốc

An Giang: Tạm giữ 37,5 tấn túi nhựa PP không rõ nguồn gốc

Đội (QLTT) Quản lý thị trường số 1 tỉnh An Giang tiến hành kiểm tra 1 hộ kinh doanh phát hiện 37,5 tấn hàng hóa là Bọc nhựa (Túi nhựa PP) các loại không xác định được nguồn gốc.
Tuyên Quang: Tạm giữ 1,4 tấn mỡ lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc

Tuyên Quang: Tạm giữ 1,4 tấn mỡ lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 tỉnh Tuyên Quang phát hiện xe tải vận chuyển 31 bao tải dứa chứa tổng số 1,4 tấn mỡ lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc.
Cần Thơ: Kiểm tra, xử lý 123 vụ vi phạm trước, trong và đợt cao điểm Tết

Cần Thơ: Kiểm tra, xử lý 123 vụ vi phạm trước, trong và đợt cao điểm Tết

Cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Cần Thơ kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán phát hiện vi phạm 123 vụ, xử lý 116 vụ, số tiền xử phạt 1.405.840.000 đồng.
Tiền Giang: Xử phạt 2 trường hợp sử dụng tài khoản Facebook bán thực phẩm, mỹ phẩm nhập lậu

Tiền Giang: Xử phạt 2 trường hợp sử dụng tài khoản Facebook bán thực phẩm, mỹ phẩm nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 5 tỉnh Tiền Giang xử phạt và buộc tiêu hủy hàng hóa là thực phẩm, mỹ phẩm không háo đơn chứng từ.
Quảng Ninh: Phát hiện kho hàng chứa 38 động cơ thủy và 2 xuồng nhập lậu

Quảng Ninh: Phát hiện kho hàng chứa 38 động cơ thủy và 2 xuồng nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 tỉnh Quảng Ninh phát hiện điểm tàng trữ 38 chiếc động cơ máy thuỷ gắn ngoài và 02 chiếc xuồng đã qua sử dụng và không hóa đơn, chứng từ.
An Giang phát hiện, thu giữ gần 3700 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật vi phạm nhãn hàng hóa

An Giang phát hiện, thu giữ gần 3700 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật vi phạm nhãn hàng hóa

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3, Cục QLTT tỉnh An Giang vừa phối hợp Trạm trồng trọt & bảo vệ thực vật và Công an xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang kiểm tra, phát hiện 3.690 đơn vị thuốc bảo vệ thực vật, trị giá hàng hóa trên 95 triệu đồng có dấu hiệu vi phạm nhãn hàng hóa, không ghi đầy đủ nội dung bắt buộc trên nhãn và chưa xuất trình Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Quảng Ninh thu giữ lô hàng máy thủy có dấu hiệu nhập lậu

Quảng Ninh thu giữ lô hàng máy thủy có dấu hiệu nhập lậu

Vừa qua tại Khu Trần Hưng Đạo, thị trấn Quảng Hà, Hải Hà, Quảng Ninh, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường - Công an tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện 40 sản phẩm nước ngoài có dấu hiệu nhập lậu.
Thanh Hóa: Phát hiện doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng nhập lậu, hết hạn sử dụng

Thanh Hóa: Phát hiện doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng nhập lậu, hết hạn sử dụng

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 7 Tỉnh Thanh Hóa xử phạt doanh nghiệp 32,5 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá quá hạn sử dụng.
Cửa hàng xăng dầu ở Long An bị phạt 36,5 triệu đồng vì niêm yết giá sai

Cửa hàng xăng dầu ở Long An bị phạt 36,5 triệu đồng vì niêm yết giá sai

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 6 tỉnh Long An xử phạt vi phạm hành chính đối với cửa hàng xăng dầu có hành vi vi phạm niêm yết giá bán lẻ xăng dầu không đúng với giá quy định.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
phu-dien-2
Phiên bản di động