Việt Nam đầu tư 92,6 triệu USD vào Đức

TH&SP Bất chấp dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tăng mạnh. Đức là nước dẫn đầu đón nhận nhiều vốn đầu tư nhất của các doanh nghiệp Việt với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 92,6 triệu USD.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nguồn vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong tháng 8 tăng mạnh tới 2,5 lần so với tháng 7. Có 6 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và 8 lượt dự án điều chỉnh, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 77,3 triệu USD. Như vậy, bất chấp dịch Covid-19, lũy kế 8 tháng năm 2020, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đạt hơn 330,2 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Đáng chú ý, Đức là nước dẫn đầu đón nhận nhiều vốn đầu tư nhất của các doanh nghiệp Việt với 4 dự án mới, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 92,6 triệu USD, chiếm 28% tổng vốn đầu tư trong 8 tháng đầu năm. Trong đó, chủ yếu có dự án của Công ty TNHH Vonfram Masan đầu tư sang Đức. Đây cũng là dự án đầu tư ra nước ngoài quy mô thuộc diện lớn nhất kể từ đầu năm tới nay. Lào đứng thứ hai nhận vốn đầu tư của Việt Nam với 86,7 triệu USD, chiếm 26,3%. Tiếp theo là Myanmar, Mỹ, Singapore…



Đức bất ngờ dẫn đầu thu hút vốn đầu tư từ Việt Nam


Các doanh nghiệp Việt Nam đã rót vốn đầu tư ra nước ngoài ở 13 lĩnh vực. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu, với 10 dự án cấp mới và 6 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đăng ký gần 226 triệu USD, chiếm 68% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực dịch vụ lưu trú ăn uống đứng thứ 2, với tổng vốn đầu tư gần 39,6 triệu USD, chiếm gần 12%. Tiếp theo là các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và thông tin truyền thông…

Trong năm 2019, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài (bao gồm cả đăng ký mới và điều chỉnh) của Việt Nam đạt 508,14 triệu USD, tăng 10,7% so với năm 2018. Địa bàn đầu tư đã mở rộng hơn thay vì chỉ tập trung vào nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN như trước đây. Các dự án trong năm 2019 đã có mặt ở một số nước phát triển như Úc, Mỹ, Tây Ban Nha, Canada, Nhật Bản. Trong năm 2019, cũng xuất hiện thêm một số địa bàn mới như Bhutan, Rumani, Ý, Ai Cập, Áo…

Gia Khánh

Gia Khánh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Dù thuế quan đã dần được xóa bỏ trong nội khối ASEAN, các rào cản phi thuế quan vẫn âm thầm cản bước doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ. Giải quyết bài toán này là chìa khóa để ASEAN tiến tới một cộng đồng kinh tế thật sự sâu rộng.
Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Nhu cầu tăng cao đối với nông sản sạch và minh bạch đang mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản về công nghệ, tiêu chuẩn, thương hiệu và nâng cấp toàn chuỗi giá trị.
Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Ngành dệt may Việt Nam cần chuyển từ thụ động sang chủ động xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ và nâng chuẩn sản xuất để khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%/năm

Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%/năm

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng vừa được Quốc hội thông qua sáng 27/6, chính thức phân cấp quyền quyết định cho vay đặc biệt từ Thủ tướng Chính phủ sang Ngân hàng Nhà nước, với lãi suất 0%/năm và không cần tài sản bảo đảm trong một số trường hợp.
M&A Summit 2025: Thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

M&A Summit 2025: Thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Chiều 26/6, Diễn đàn M&A Summit 2025 đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội), quy tụ đông đảo lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư trong và ngoài nước, với chủ đề “Tăng trưởng – Tái cấu trúc – Chuyển mình”.
Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thị trường Nhật Bản khắt khe nhưng giàu tiềm năng đang mở ra hướng đi mới cho hàng Việt thông qua thương mại điện tử. Với tốc độ tăng trưởng mạnh, kênh online có thể trở thành “cửa ngách” hiệu quả giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng Nhật.
Phát triển Halal – đòn bẩy nâng tầm sản phẩm Việt

Phát triển Halal – đòn bẩy nâng tầm sản phẩm Việt

Nhận định của PGS.TS Đinh Công Hoàng không chỉ mang tính cảnh tỉnh mà còn mở ra hướng đi mới: phát triển ngành Halal có thể trở thành cú hích giúp doanh nghiệp Việt gia tăng giá trị, mở rộng thị trường và khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế toàn cầu.
Ngành dừa tỷ đô và nghịch lý nhập khẩu

Ngành dừa tỷ đô và nghịch lý nhập khẩu

Dù đứng trong nhóm năm quốc gia xuất khẩu dừa hàng đầu thế giới, nhưng nghịch lý thay, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, Việt Nam lại phải chi hơn 7 triệu USD để nhập khẩu sản phẩm từ dừa. Giá dừa tăng vọt, doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến, nông dân đua nhau trồng mới... nhưng bài toán phát triển bền vững cho toàn chuỗi vẫn đang bỏ ngỏ.
8 doanh nghiệp cá tra – basa Việt Nam được áp thuế 0% khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ

8 doanh nghiệp cá tra – basa Việt Nam được áp thuế 0% khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa công bố Kết luận cuối cùng đợt rà soát lần thứ 20 (POR20) thuế chống bán phá giá với cá tra – basa phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy 8 doanh nghiệp Việt Nam được hưởng mức thuế 0% trong giai đoạn từ 1/8/2022 đến 31/7/2023.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động