Vì sao nhiều ngân hàng muốn bán vốn tại các công ty tài chính tiêu dùng?

TH&SP Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) tài chính lại nóng lên khi hàng loạt ngân hàng như VPbank, VietinBank, SHB, MSB, SHB… tìm đối tác chiến lược nước ngoài để bán bớt vốn tại công ty tài chính, cho thuê tài chính.

Các ngân hàng rầm rộ tìm đối tác

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 được tổ chức mới đây, ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch VPBank thông tin với cổ đông về kế hoạch bán vốn tại công ty tài chính tiêu dùng Fe Credt.

Ông Dũng nói rằng, trong những năm qua HĐQT cũng đã đàm phán với các nhà đầu tư để bán một phần vốn của công ty tài chính FE Credit. Hiện nay công việc đàm phán vẫn đang triển khai, bước đầu đã có kết quả tích cực.

"Chúng tôi tin rằng sẽ đạt được mục tiêu đề ra vì FE Credit là ứng cử viên hấp dẫn trong ngành tài chính tiêu dùng", ông Dũng cho hay.

Lãnh đạo VPBank cũng chia sẻ thêm rằng, do FE Credit là công ty tài chính nên có thể bán tối đa 49% vốn. Trong trường hợp bán đến 49% vốn thì quyền lợi của ngân hàng mẹ sẽ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, việc đối tác tham gia đến 49% cổ phần thì ngân hàng sẽ lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, thế mạnh.

"Họ cũng sẽ mang tới tài chính, công nghệ, kinh nghiệm quản trị điều hành tới. Đó là điều rất tốt", ông Dũng nhấn mạnh.

Tương tự, tại đại hội đồng cổ đông năm nay, cổ đông của SHB cũng thông qua việc thoái vốn tại Công ty tài chính SHB FC cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.



Khả năng sinh lời của các công ty tài chính tiêu dùng hiện khá tốt.

Chủ tịch HĐQT Đỗ Quang Hiển cho biết: "Việc thoái vốn công ty tài chính sẽ thực hiện tỷ lệ tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước cho nhà đầu tư nước ngoài và khẳng định đây là thời điểm thuận lợi để SHB thoái vốn cho các nhà đầu tư chiến lược. Hiện đã có đối tác và chúng tôi đang đàm phán, khả năng thành công trong năm 2020", ông Hiển nói

Tại Đại hội đồng cổ đông MSB năm 2020, lãnh đạo nhà băng này cho hay, đã có các cuộc thương thảo để chuyển nhượng một phần vốn điều lệ của FCCOM cho Công ty TNHH Hyundai Card. Từ cuối năm 2019, MSB đã nộp hồ sơ trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc chuyển nhượng cổ phần theo quy định và đang đợi thẩm định.

Trong khi đó, HĐQT VietinBank đã phê duyệt việc chuyển nhượng 49% vốn của VietinBank Leasing cho Công ty Mitsubishi UFJ Lease & Finance (Nhật Bản) và 1% vốn cho một nhà đầu tư trong nước.

ĐQT VietinBank đã phê duyệt việc chuyển nhượng 49% vốn của VietinBank Leasing cho Công ty Mitsubishi UFJ Lease & Finance (Nhật Bản) và 1% vốn cho một nhà đầu tư trong nước.

Lãnh đạo VietinBank cho biết, thời gian tới, sẽ phối hợp với các đối tác nhận chuyển nhượng để chuẩn bị hồ sơ và xin ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền đối với việc chuyển đổi hình thức pháp lý của VietinBank Leasing. Việc bán cổ phần cho đối tác Nhật Bản được kỳ vọng sẽ giúp VietinBank Leasing phát triển trong thời gian tới.

Trước VietinBank, từ năm 2016, BIDV đã bán 49% vốn Công ty Cho thuê tài chính BIDV cho Sumitomo Mitsui, cho ra đời Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV - SuMi TRUST. Riêng Vietcombank vẫn sở hữu công ty cho thuê tài chính trực thuộc 100% vốn.

Bán vốn để mạnh hơn

Đánh giá về tiềm năng của thị trường tài chính tiêu dùng, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia tài chính - ngân hàng nhận định, tiềm năng phát triển thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam vẫn rất lớn, bởi triển vọng phục hồi, tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập của người dân tương đối khả quan. Chính phủ lại có chính sách kích cầu phát triển kinh tế, các tổ chức tín dụng có định hướng đẩy mạnh cho vay cá nhân.

Bên cạnh đó, văn hóa cho vay của người dân cũng đang thay đổi. Khả năng sinh lời (ROE) của các công ty tài chính tiêu dùng hiện khá tốt, năm 2019 là 15-25%, cao hơn nhiều so với ngân hàng thương mại.

Chính vì vậy, nên nhiều nhà đầu tư ngoại muốn nhảy vào, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc.

Dư địa lớn, khả năng sinh lời tốt vậy vì sao các ngân hàng lại muốn bán bớt vốn tại các công ty tài chính tiêu dùng?

Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế, việc thoái vốn tại các công ty tài chính của các ngân hàng thực ra là chỉ bán bớt vốn nhằm tăng "sức mạnh" về tài chính và mở rộng quy mô, nhà băng vẫn nắm giữ phần lớn cổ phiếu để chi phối hoạt động.

Thực tế, tại các ngân hàng đang tìm nhà đầu tư để bán bớt cổ phần tại công ty tài chính cũng chia sẻ, việc tìm đối tác mới phải đáp ứng được một số điều kiện như với có công nghệ hiện đại, có cùng chiến lược, đồng hành, hỗ trợ và bán chéo sản phẩm cho nhau để cùng "đi đường dài".

Giải thích về việc sử dụng lượng tiền thu được, Chủ tịch VPBank cho biết, với lượng tiền mà ngân hàng mẹ thu được, ngân hàng sẽ có phương án sử dụng nguồn tiền đó hiệu quả nhất. Chẳng hạn tập trung vào các mảng bán lẻ và SME.

Tương tự, SHB cũng cho biết, khi có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào SHB FC sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho cả SHB và công ty SHB FC. Theo đó, việc thoái vốn sẽ đem lại cho cổ đông và ngân hàng nguồn thặng dư đáng kể, đồng thời nâng cao uy tín, hình ảnh của SHB. Nhà đầu tư chiến lược cũng sẽ trở thành cầu nối để SHB mở rộng các hoạt động khác của ngân hàng ra thị trường quốc tế.

Trong khi đó, với sự tham gia của NĐT chiến lược nước ngoài, SHB FC sẽ nâng cao được năng lực quản trị, điều hành với việc tham gia trực tiếp của đối tác nước ngoài có kinh nghiệm tại các thị trường phát triển…

"SHB chọn đối tác trên tinh thần mang lại lợi ích cho SHB, cổ đông. Trong đó, ưu tiên giá tốt nhưng vẫn phải lựa chọn nhà đầu tư có cùng chiến lược, đồng hành, hỗ trợ và bán chéo sản phẩm cho nhau để thúc đẩy phát triển trong ngắn hạn và chiến lược dài hạn", ông Hiển nói và cho biết thêm.

Huyền Thanh

Huyền Thanh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thu ngân sách Nhà nước quý I/2025 tăng gần 30% so cùng kỳ năm 2024

Thu ngân sách Nhà nước quý I/2025 tăng gần 30% so cùng kỳ năm 2024

Theo Bộ Tài chính, kết quả thu nội địa quý I/2025 đạt khá so dự toán và tăng so cùng kỳ chủ yếu do kinh tế những tháng cuối năm 2024 tăng trưởng khá (GDP quý IV tăng 7,55% so cùng kỳ, cả năm tăng 7,09%), những tháng đầu năm 2025 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.
Tăng trưởng GRDP quý I/2025 của Hà Nội cao nhất 5 năm

Tăng trưởng GRDP quý I/2025 của Hà Nội cao nhất 5 năm

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hà Nội quý I/2025 tăng 7,35%, mức cao nhất trong 5 năm gần đây, cùng với đó là kết quả tích cực từ thu ngân sách, đầu tư, du lịch và xuất nhập khẩu.
Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

"Mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với mức 90% cũng như mức 46% phía Mỹ đưa ra. Cần làm rõ ngoài yếu tố thuế thì yếu tố gì, lý do gì để Mỹ đưa ra thuế đối ứng 46%, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp", đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Vĩnh Phúc phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025

Vĩnh Phúc phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025

Tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng kịch bản tăng trưởng theo hướng rất tích cực, phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025 (cao hơn 2% so với mục tiêu Chính phủ giao là 9%).
Ra mắt Loa Thịnh Vượng với tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

Ra mắt Loa Thịnh Vượng với tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

Với mục tiêu không ngừng mang đến dịch vụ tài chính vượt trội, VPBank đã triển khai tính năng thông báo biến động số dư bằng âm thanh thông qua ứng dụng ngân hàng số VPBank NEO, mang đến trải nghiệm thanh toán liền mạch, giúp các giao dịch trở nên an toàn, nhanh chóng và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Intimex cho hay, với thị trường Mỹ, xuất khẩu cà phê tiêu không đáng lo ngại vì cà phê là mặt hàng thị trường Mỹ cần, nên sử dụng công cụ thuế ảnh hưởng cho người tiêu dùng Mỹ.
SHB năm thứ ba liên tiếp được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB năm thứ ba liên tiếp được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.
Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Vài giờ sau thông báo của Tổng thống Mỹ áp thuế nhập khẩu đối ứng, website của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cũng đăng tải công thức tính.
Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Theo các chuyên gia, Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu sẽ thách thức các nhà sản xuất lẫn các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Đặc biệt, mức thuế đối với các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam lại thấp hơn chúng ta.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động