Trong đại bão Yagi, nghĩ về truyền thống, lịch sử, hiện tại và tương lai của quốc gia, dân tộc

Đại bão Yagi gây tổn thất vô cùng lớn khiến nhiều người đau xót, nhưng cũng ấm lòng vì nghĩa tình đồng bào, tương thân, tương ái trên cả nước.

Đại bão Yagi “sáu mươi năm mới có một lần” gây tổn thất vô cùng lớn về người, vật chất và môi trường sống. Thiên tai thảm khốc khiến nhiều người đau xót, nhưng cũng ấm lòng vì nghĩa tình đồng bào, tương thân, tương ái trên cả nước. Ai đó nói, chuyện hy sinh quên mình thời chiến tranh qua rồi, bây giờ người ta sống “khôn hơn”, “thực tế hơn”, nghĩ tới “cái tôi nhiều hơn”! Thực tế cho thấy điều khác hẳn.

Những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), các tỉnh, thành phố miền Bắc Việt Nam bị thiệt hại nặng nề về người và của. (Nguồn: UNICEF)
Những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), các tỉnh, thành phố miền Bắc Việt Nam bị thiệt hại nặng nề về người và của. (Nguồn: UNICEF)

Truyền thống, văn hóa dân tộc trong thiên tai, địch họa

Đảng, Nhà nước huy động mọi nguồn lực quốc gia, lực lượng vũ trang có mặt ở nơi khó khăn, nguy hiểm nhất, với chủ trương, không để ai bị đói rét, bị khát, không có chỗ ở... Tinh thần “ai có của giúp của, ai có công giúp công, có nhiều giúp nhiều, có ít giúp ít…” gợi nhớ lại Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946). Tinh thần “chiến tranh nhân dân” được khơi dậy mạnh mẽ, đầy xúc động trong bão lụt.

Hàng triệu người, theo cách của mình, sẵn sàng quên thân cứu nạn, sẻ chia vật chất, tình người cho vùng bão lụt. Họ chỉ là những người rất đỗi bình thường, nhưng khi hoạn nạn, thì gác lo toan mưu sinh, “mình vì mọi người”, có những hành động phi thường. Tinh thần ấy gieo niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai. Việc nhóm xe ô tô chạy chậm che bão cho người đi xe máy trên cầu cùng nhiều câu chuyện cảm động khác lan tỏa khắp thế giới hình ảnh một Việt Nam giàu lòng nhân ái.

Không chỉ trong thảm họa Yagi, mà mỗi khi đất nước chịu thiên tai, địch họa thì phẩm chất, truyền thống anh hùng, kiên cường, bất khuất, đoàn kết, nhân ái, “thương người như thể thương thân”… lại trỗi dậy mạnh mẽ, tạo sức mạnh to lớn, vượt qua mọi khó khăn, thách thức.

Điều gì hun đúc nên truyền thống, phẩm chất đặc biệt ấy?

Từ thuở khai thiên lập địa, cộng đồng người Việt đầu tiên đã chọn dừng chân ở vùng đất này, rồi cần cù mở mang bờ cõi về phương Nam, dựng nên đất nước hình chữ S, có thế chiến lược, lưng tựa núi, mặt hướng về biển. Đất nước ấy có tài nguyên phong phú nhưng cũng lắm thiên tai, địch họa. “Thủy hỏa, đạo, tặc” mùa nào cũng có; ngàn năm Bắc thuộc, trăm năm thực dân đô hộ, ba mươi năm chống chọi “hai đế quốc to”, nhưng quyết không khuất phục, quyết không bị đồng hóa.

Đời trước truyền đời sau lời hịch, “Đánh cho dài tóc, đánh cho đen răng… Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. Một quốc gia, dân tộc như vậy, muốn tồn tại, phát triển ắt phải và đã tôi rèn nên những phẩm chất đặc biệt; tự chủ, kiên cường, anh hùng, bất khuất trước kẻ thù; cần cù, sáng tạo trong lao động, chung sống hài hòa với thiên nhiên; đoàn kết, nhân ái, nhân nghĩa, bao dung, hòa hiếu, “uống nước nhớ nguồn”…

Truyền thuyết “bọc trăm trứng” thiêng liêng có sức sống, lưu truyền đến muôn đời sau. Cái vỏ thần thánh ẩn chứa một điều cốt lõi, các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam gọi nhau là “đồng bào”, với ý nghĩa chung một bọc sinh ra, chung một cội nguồn, “con Rồng cháu Tiên”. Là người Việt, dù sinh sống ở đâu, trong hay ngoài nước đều thuộc nằm lòng câu, “Dù ai đi ngược về xuôi; Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba”. Giỗ Tổ Hùng Vương - Quốc Tổ, là dịp bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc các vua Hùng đã có công dựng nước, các bậc tiền nhân kiên cường chống ngoại xâm giữ nước. Trên thế giới, không nhiều quốc gia, dân tộc có truyền thống thờ chung một Tổ.

Mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều có lịch sử, truyền thống của mình. Ngoài những giá trị chung, Việt Nam có bản sắc riêng, có niềm tự hào về lịch sử, truyền thống, nền văn hóa dân tộc. Từ lịch sử, truyền thống hào hùng, từ lòng dân trong những ngày quốc tang, từ đại bão Yagi…, nổi lên ba vấn đề cơ bản:

Một, lòng dân là sức mạnh “đẩy thuyền” vô cùng to lớn, tài nguyên vô giá của đất nước, dân tộc; một nhân tố cơ bản để Việt Nam vượt muôn vàn khó khăn, thử thách, trường tồn và không ngừng phát triển. Hai, một quốc gia, dân tộc như vậy nhất định phải được hưởng độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc, sánh vai cùng các cường quốc năm châu, như khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ba, cần làm gì, làm thế nào để hiện thực hóa ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng truyền thống ấy, khát vọng ấy?

Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi). (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Trung Quốc)
Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi). (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Trung Quốc)

Kế thừa và phát triển trong kỷ nguyên mới

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Việt Nam phát triển đến một tầm cao, nhưng hành trình của đất nước vẫn tiếp bước vào kỷ nguyên mới.

Lịch sử, truyền thống, văn hóa dân tộc thực sự có giá trị vĩnh hằng khi được kế thừa, phát huy trong hiện tại và tương lai. Trách nhiệm vô cùng vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề thuộc về Đảng, Nhà nước Việt Nam. Kỷ nguyên mới với điểm nổi bật là cuộc cách mạng 4.0 và cách mạng chuyển đổi số; kỷ nguyên vươn mình, mở rộng không gian sinh tồn, phát triển của đất nước, dân tộc; cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không ít.

Sứ mệnh cầm quyền lãnh đạo đòi hỏi Đảng, Nhà nước đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới với tư duy mới, tốc độ nhanh hơn, phát huy cao hơn tinh thần “5 tự”: Tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc; nắm bắt cơ hội, biến nguy thành cơ; phát huy mạnh mẽ nội lực tinh thần, vật chất của dân tộc để kết hợp chặt chẽ, hiệu quả nhất với nguồn lực từ bên ngoài. Đảng, Nhà nước vạch ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đạt thắng lợi công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Cán bộ, đảng viên có vai trò quyết định, là khâu đột phá trong hiện thực hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhân dân nhìn vào thái độ, hành động gương mẫu của cán bộ, đảng viên, từ Trung ương đến cơ sở mà củng cố lòng tin, nỗ lực phấn đấu theo con đường Đảng, Nhà nước vạch ra. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải có tầm nhìn, tư duy chiến lược, phẩm chất, năng lực hành động tương xứng với vị trí công tác và đạo đức cách mạng trong sáng. Thiếu một trong những tiêu chí cơ bản ấy, cán bộ, đảng viên sẽ không thể đảm đương được trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin cậy giao phó.

Đảng, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát huy tinh thần “6 dám”, “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách”; đồng thời phải “nhốt quyền lực vào lồng cơ chế”. Đi đôi với lựa chọn, bồi dưỡng, bố trí cán bộ đúng người, đúng việc, phải chú trọng rèn luyện, thử thách qua thực tiễn và công tác kiểm tra, giám sát. Làm tốt và phát huy thực sự dân chủ cơ sở, vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị, xã hội và “tai mắt nhân dân”.

Dân tộc Việt Nam có những truyền thống, phẩm chất tốt đẹp, nhưng trong một bộ phận vẫn có “điểm trừ”. Đó là, giỏi chịu đựng nhưng có phần bảo thủ; năng động nhưng còn tùy tiện, thiếu ý thức chấp hành pháp luật mọi lúc, mọi nơi; bệnh thành tích, hình thức, chủ quan, tự mãn, bè phái, cục bộ, nói chưa đi đôi với làm…

Để hạn chế, loại trừ các “thói hư, tật xấu” cần tiếp tục xây dựng, thực thi “hệ giá trị quốc gia”; xây dựng, phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”. Xây dựng, phát huy đồng bộ: nền kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới; nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc và nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, đóng góp tích cực với cộng đồng thế giới.

Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả “bốn nền”, tạo nền tảng để đất nước Việt Nam bay xa, vươn lên tầm cao mới.

TS. Vũ Đăng Minh
Theo baoquocte.vn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hỗ trợ khẩn cấp cho Lào Cai khắc phục thiệt hại do bão số 3

Hỗ trợ khẩn cấp cho Lào Cai khắc phục thiệt hại do bão số 3

Hỗ trợ 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 để khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và ổn định đời sống người dân.
Tạo định hướng để phát triển lành mạnh, bền vững thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Tạo định hướng để phát triển lành mạnh, bền vững thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn Giám sát của Quốc hội với Chính phủ về chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến năm 2023”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, chủ trương, đường lối của Đảng đã rõ, cụ thể là tạo định hướng để phát triển lành mạnh, bền vững thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Việt Nam khẳng định chính sách phát triển lấy con người làm trung tâm

Việt Nam khẳng định chính sách phát triển lấy con người làm trung tâm

Việt Nam lấy con người làm trung tâm, coi con người là chủ thể, mục tiêu và động lực của phát triển, hướng đến đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...
Thủ tướng: Pháp luật phải vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển

Thủ tướng: Pháp luật phải vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển

Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển, huy động tối đa các nguồn lực phát triển, tạo không gian phát triển mới; quy định, chính sách nào tốt nhất cho đất nước thì cương quyết làm.
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu Phong Châu mới

Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu Phong Châu mới

UBND tỉnh Phú Thọ vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị Trung ương hỗ trợ công trình xử lý khẩn cấp khắc phục ảnh hưởng cơn bão số 3.
Sửa đổi Luật Việc làm để phát triển thị trường lao động, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững

Sửa đổi Luật Việc làm để phát triển thị trường lao động, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững

Hiện nay, điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình già hóa dân số đã khiến các chính sách về việc làm bền vững bộc lộ các vấn đề, không còn phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu phát triển. Do đó, việc sửa đổi Luật Việc làm là cần thiết để phát triển thị trường lao động phù hợp với hoàn cảnh mới, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho lực lượng lao động.
Hỗ trợ khẩn cấp 30 tỷ đồng cho tỉnh Yên Bái khắc phục thiệt hại do bão số 3

Hỗ trợ khẩn cấp 30 tỷ đồng cho tỉnh Yên Bái khắc phục thiệt hại do bão số 3

Kinh phí hỗ trợ cho tỉnh Yên Bái từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 để khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và ổn định đời sống người dân.
Thống kê thiệt hại do bão số 3 mới nhất

Thống kê thiệt hại do bão số 3 mới nhất

Theo báo cáo nhanh của của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), tình hình thiệt hại về người tính đến 06h00 ngày 14/9 đã có 345 người chết, mất tích (262 người chết, 83 người mất tích), tăng 09 người (Quảng Ninh tăng 10, Thanh Hóa tăng 01, Yên Bái tăng 05; Lào Cai giảm 07 người).
Hà Nội: UBND phường Đại Kim ra quân tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Hà Nội: UBND phường Đại Kim ra quân tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Sáng ngày 14/9, UBND phường Đại Kim đã tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 vừa đổ bộ vào thành phố. Sự kiện này đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực chung của cộng đồng nhằm nhanh chóng phục hồi và ổn định đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão.
Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Dự kiến xây khu tái định cư rộng 5ha phía hạ lưu thôn Làng Nủ

Dự kiến xây khu tái định cư rộng 5ha phía hạ lưu thôn Làng Nủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao địa phương phối hợp các bộ, ngành liên quan khảo sát, quy hoạch, tìm 1 - 2 địa điểm và nghiên cứu, đánh giá an toàn dựa trên khoa học, có sự tham vấn của các cơ quan chuyên môn, nhanh chóng khôi phục lại thôn Làng Nủ trước 31/12.
6 hồ thủy điện lớn ở miền Bắc đóng toàn bộ cửa xả lũ

6 hồ thủy điện lớn ở miền Bắc đóng toàn bộ cửa xả lũ

6 hồ thủy điện gồm uyên Quang, Lai Châu, Bản Chát, Huội Quảng, Sơn La, Hòa Bình hiện đã đóng toàn bộ các cửa xả lũ theo lệnh chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tin giả hoành hành trong bão số 3, người dùng mạng xã hội cần tỉnh táo

Tin giả hoành hành trong bão số 3, người dùng mạng xã hội cần tỉnh táo

Trong lúc cả nước đang hướng về miền Bắc thân yêu, đồng lòng chung tay khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, thì nhiều đối tượng lại tận dụng hoàn cảnh khó khăn này tung tin giả, tin sai sự thật nhằm câu like, câu view.
Cả nước chung tay ủng hộ hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Cả nước chung tay ủng hộ hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Với tinh thần “tương thân tương ái,” “lá lành đùm lá rách,” Ban Tuyên giáo Trung ương, các tỉnh Lâm Đồng, Hậu Giang, Hà Tĩnh đã kêu gọi nguồn lực hỗ trợ đồng bào khắc phục thiệt hại do bão lũ.
Huyện Thạch Thất nỗ lực khắc phục hậu quả sau mưa lũ

Huyện Thạch Thất nỗ lực khắc phục hậu quả sau mưa lũ

Sau cơn bão số 3, mực nước sông Tích dâng cao khiến một số nơi trên địa bàn huyện Thạch Thất bị ngập nặng. Đến 6h ngày 12/9/2024 mực nước sông Tích lên cao ảnh hưởng đến 481 hộ dân với 2013 nhân khẩu, trong đó có 62 hộ với 256 nhân khẩu phải di chuyển.
Xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật

Xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 (Quy hoạch). Trong đó, Chính phủ đặt ra nhiều mục tiêu, xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật.
Hà Giang chỉ đạo, ứng phó trước thông tin Trung Quốc tiến hành xả lũ thủy điện tới Sông Lô

Hà Giang chỉ đạo, ứng phó trước thông tin Trung Quốc tiến hành xả lũ thủy điện tới Sông Lô

Trước thông tin phía Trung Quốc sẽ thực hiện xả lũ các thủy điện từ 11 giờ ngày 11/9/2024. UBND thành phố Hà Giang chỉ đạo các đơn vị khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống ngập úng trên địa bàn thành phố.
Hàng không, đường sắt vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ các tỉnh miền Bắc

Hàng không, đường sắt vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ các tỉnh miền Bắc

Nhằm kịp thời chia sẻ khó khăn và hỗ trợ đồng bào các khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ sau bão YAGI, đường sắt Việt Nam cùng các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways chobiết tiếp nhận và vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ cho các tỉnh miền Bắc.
Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay

Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi tin lũ đặc biệt lớn trên sông Thao, tin lũ khẩn cấp trên sông Lô, sông Thương, sông Hoàng Long và tin lũ trên sông Thái Bình, sông Lục Nam và sông Hồng.
Nước sông Hồng dâng nhanh, Hà Nội khẩn cấp sơ tán dân

Nước sông Hồng dâng nhanh, Hà Nội khẩn cấp sơ tán dân

Lũ sông Hồng dâng cao tại địa phận Hà Nội, từ đêm qua đến sáng nay (10/9), các quận huyện ven sông Hồng khẩn cấp sơ tán người dân và tài sản để đảm bảo an toàn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết

Trưa 10/9, ngay sau khi kiểm tra tình hình thực tế, tại trụ sở Thị ủy Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến, được kết nối trực tuyến với một số điểm cầu tại các tỉnh, thành phố Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội về công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, khắc phục hậu quả bão số 3, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, an toàn, đời sống nhân dân trên địa bàn các tỉnh.
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ cấm các phương tiện di chuyển vào do ngập sâu

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ cấm các phương tiện di chuyển vào do ngập sâu

Theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an, trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ có đoạn bị ngập 2 chiều, do đó lực lượng CSGT tổ chức cấm đường không cho các phương tiện di chuyển vào cho đến khi đảm bảo an toàn.
Cảnh báo hơn 75 tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ bị ngập úng trong 3 giờ tới

Cảnh báo hơn 75 tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ bị ngập úng trong 3 giờ tới

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lưu ý một số tuyến phố có khả năng ngập sâu hơn với độ sâu 25 - 30 cm trong 3 - 6 giờ tới.
Hà Nội: Dừng chạy tàu hỏa qua cầu Long Biên, cấm nhiều loại xe qua cầu Chương Dương

Hà Nội: Dừng chạy tàu hỏa qua cầu Long Biên, cấm nhiều loại xe qua cầu Chương Dương

Do mực nước sông Hồng dâng cao, dòng chảy xiết nên Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thông báo cấm nhiều loại xe qua cầu Chương Dương. Ngành đường sắt cũng vừa có quyết định dừng chạy tàu qua cầu Long Biên.
Khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ người dân vùng lũ

Khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ người dân vùng lũ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 90/CĐ-TTg ngày 9/9/2024 về việc khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động