Thủ tướng: Phải ưu tiên nhà ở xã hội trước rồi mới đến nhà ở thương mại

Chiều 6/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
Thủ tướng yêu cầu trình khung pháp lý tiền số ngay trong tháng 3 Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận danh hiệu “Giáo sư danh dự" Đại học Thanh Hoa Thủ tướng: Khẩn trương hoàn thiện sắp xếp tổ chức bộ máy, chuẩn bị sắp xếp địa giới hành chính
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội - Ảnh VGP
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội - Ảnh VGP

Tại hội nghị, các đại biểu sẽ thảo luận, góp ý nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và thực hiện hiệu quả đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".

Vướng mắc về thể chế đã được tháo gỡ nhưng vẫn còn

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết việc phát triển nhà ở xã hội đã được bàn nhiều, nhưng công tác triển khai hiệu quả chưa cao. Chủ trương rất rõ của Đảng, Nhà nước ta là phát triển nhanh nhưng bền vững, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; con người có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, trong đó gồm quyền có chỗ ở.

Hoan nghênh một số địa phương vừa qua đã khởi công các dự án nhà ở xã hội lớn, song Thủ tướng bày tỏ trăn trở khi "đất trong tay chúng ta, tiền có thể huy động, cơ chế, chính sách, thủ tục do ta mà việc xây dựng nhà ở xã hội không chuyển biến hoặc chuyển biến rất chậm".

Thủ tướng khẳng định nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn, do đó, các cơ quan phải đặt mình vào địa vị của người có nhu cầu để giải quyết, triển khai các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Trong đó, các địa phương đã được giao chỉ tiêu cụ thể về xây dựng nhà ở xã hội, phải coi đây là nhiệm vụ chính trị, với quan điểm lấy con người là trung tâm, là chủ thể, con người là yếu tố quyết định với sự phát triển, mọi chính sách phải hướng đến con người.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận thẳng thắn về một số nội dung: Chỉ tiêu xây dựng nhà ở xã hội giao các địa phương đã phù hợp chưa, từng địa phương có cần làm thêm không; cơ chế, chính sách vướng mắc cần giải quyết; cách huy động nguồn lực; thiết kế, mẫu nhà ở xã hội; khả năng sản xuất hàng loạt; về cách làm, công tác quy hoạch, giao đất, thủ tục hành chính trong triển khai các dự án nhà ở xã hội.

Vừa qua một số vướng mắc về thể chế đã được tháo gỡ nhưng vẫn còn, Thủ tướng đề nghị các đại biểu góp ý cụ thể về vướng mắc pháp lý để đề xuất tháo gỡ ngay tại kỳ họp Quốc hội sắp tới.

Thủ tướng đặt vấn đề tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc nhà ở xã hội, để có các mẫu nhà phù hợp điều kiện, cảnh quan, văn hóa, khí hậu từng vùng miền (miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ), phù hợp nhu cầu người sử dụng mà vẫn khang trang, sáng xanh sạch đẹp. Đồng thời, có thể nghiên cứu việc xây dựng nhà ở xã hội bằng lắp ghép cấu kiện bê tông cốt thép.

Về nguồn lực, Thủ tướng đề cập một số giải pháp đã và đang được triển khai như thành lập quỹ nhà ở quốc gia; giải ngân gói tín dụng 140 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội mà không tính vào 'room' tín dụng của các ngân hàng…

Đặc biệt, về thủ tục, Thủ tướng cho rằng cần tạo cơ chế, chính sách, kêu gọi doanh nghiệp làm một cách nhanh chóng, cắt giảm thủ tục, với tinh thần vì dân, vì nước.

Thủ tướng đặt vấn đề: Các doanh nghiệp chưa làm vì sao, phải chăng vì chính quyền chưa dám giao việc? Có thể giao trực tiếp cho doanh nghiệp, không cần qua đấu thầu được không, miễn là bảo đảm công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí? Nếu đấu thầu thì phải bảo đảm thực chất, không hình thức, không quân xanh, quân đỏ, tránh tình trạng quy trình rất dài, tốn thời gian mà không mang lại điều gì cả.

Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền địa phương phải đồng hành, hỗ trợ nhà thầu, không để họ cô đơn trên công trường; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của các lực lượng như thanh niên, phụ nữ, phát huy nghệ thuật "chiến tranh nhân dân", ai có gì giúp nấy để tạo sức mạnh tổng hợp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng lưu ý, nhà ở xã hội không có nghĩa là làm ở những chỗ đất "đầu thừa đuôi thẹo", những nơi "khỉ ho cò gáy", không làm được nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội. Phải ưu tiên nhà ở xã hội trước rồi mới đến nhà ở thương mại.

Nhà ở xã hội phải đầy đủ điều kiện hạ tầng (giao thông, y tế, giáo dục, thể thao, xã hội, môi trường…) như nhà ở thương mại, nhưng chỉ khác là nhà nước có các chính sách hỗ trợ. Nhà ở xã hội phải có hình thức mua và thuê mua.

Phải trình các chính sách ưu đãi trong tháng 3, chậm nhất trong tháng 4

Thủ tướng: Phải ưu tiên nhà ở xã hội trước rồi mới đến nhà ở thương mại
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhà ở xã hội không có nghĩa là làm ở những chỗ đất "đầu thừa đuôi thẹo", những nơi "khỉ ho cò gáy" - Ảnh VGP

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các báo cáo của Bộ Xây dựng và các bộ ngành, địa phương về thực trạng, kết quả thực hiện, hạn chế, bất cập, nguyên nhân và kinh nghiệm trong việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; các ý kiến rất thẳng thắn, sát với tình hình thực tế, thiết thực, các giải pháp đưa ra rất cụ thể, khả thi.

Nhấn mạnh các quan điểm về phát triển nhà ở xã hội, Thủ tướng nêu rõ, nhà ở xã hội được Nhà nước ban hành một số cơ chế, chính sách để giảm chi phí, giảm giá thành, nhưng chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn phải bảo đảm; hạ tầng giao thông, xã hội, y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, điện nước… phải đồng bộ, thuận lợi.

Phát triển nhà ở xã hội là một động lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hiện nay, góp phần tăng đầu tư, tiêu dùng, bảo đảm an sinh, tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển dân số, phát triển đô thị sáng xanh sạch đẹp.

Đầu tư cho nhà ở xã hội là đầu tư cho sự phát triển của xã hội, của đất nước; là nhiệm vụ quan trọng của hệ thống chính trị, phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng đánh giá, vừa qua, việc xây dựng nhà ở xã hội đã có kết quả, tiến bộ, chuyển biến nhất định nhưng so với yêu cầu, mong muốn thì chưa đạt; trên địa bàn cả nước đã có 655 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 593.428 căn.

Tuy nhiên, còn nhiều địa phương có kết quả thực hiện chậm so với kế hoạch đăng ký tại Đề án. Việc giải ngân nguồn vốn tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội còn chậm và có khó khăn. Vẫn còn vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội trong tiếp cận đất đai, thủ tục đầu tư xây dựng, chỉ định thầu, tín dụng, chính sách ưu đãi…

Để tạo chuyển biến tích cực, rõ nét sau Hội nghị, đạt được mục tiêu đề ra, Thủ tướng chỉ rõ 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp với các bộ ngành, địa phương.

Thứ nhất, về thể chế, Bộ Xây dựng chủ trì, rà soát lại thể chế, quy trình, thủ tục vướng mắc ở điểm nào, ai giải quyết, làm trong bao lâu, khi nào có kết quả, "rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm"; vướng mắc tại các luật, nghị định, thông tư thì cơ quan nào phải sửa và đề xuất Chính phủ, trình Quốc hội. Nhấn mạnh lĩnh vực ưu đãi phải có chính sách ưu đãi, Thủ tướng yêu cầu việc này phải trình trong tháng 3, chậm nhất trong tháng 4.

Thứ hai, về quy hoạch, các địa phương phải quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch nhà ở xã hội phù hợp, chậm nhất trong quý II phải xong, nếu vướng mắc thì đề xuất. Các địa phương có kế hoạch, chủ động giao đất cho các chủ đầu tư; nghiên cứu thu hồi các dự án lãng phí, khu đất bỏ hoang nhiều năm, xử lý vướng mắc, giao cho các chủ đầu tư; giải quyết, bố trí quỹ đất đầy đủ, nhanh cho chủ đầu tư; giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp. Tinh thần là chủ động, sáng tạo nhưng trong sáng, công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Thứ ba, Bộ Xây dựng rà soát lại tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức liên quan nhà ở xã hội (như chiều cao, vật liệu xây dựng…). Thủ tướng chỉ đạo cần thiết kế mẫu mã phù hợp từng vùng miền để có thể nghiên cứu việc tiến hành sản xuất hàng loạt, sử dụng các cấu kết lắp ghép để thi công nhanh; giao cho các doanh nghiệp lớn triển khai, góp phần phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nhà ở xã hội như sản xuất cấu kiện thép, bê tông…

Thứ tư, về hạ tầng, các địa phương phải phát triển đồng bộ hạ tầng, đáp ứng yêu cầu, nếu cần thì đầu tư công; có thể chỉ định thầu đồng bộ giữa dự án nhà ở xã hội và dự án hạ tầng, quan trọng là phải phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Thứ năm, về cơ chế vốn cho dự án nhà ở xã hội, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu mức lợi nhuận phù hợp (hiện 10%), có thể tăng nhưng quan trọng là dự án phải làm nhanh, kịp thời, "thay vì phải thủ tục mất 3 năm thì chỉ làm trong 1, 2 tháng sẽ giúp tiết kiệm chi phí tuân thủ", thì nếu dự án kéo dài thì chi phí tuân thủ cũng tăng lên, gây lãng phí thời gian, công sức, niềm tin, phải làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó.

Thứ sáu, về huy động nguồn lực, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo Bộ Tài chính, hoàn thành việc lập quỹ nhà ở quốc gia trong tháng 3/2025. Thực hiện phê duyệt danh sách người được mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội trên cơ sở dữ liệu dân cư tích hợp với các tiêu chuẩn, tiêu chí. Cùng với đó, có cơ chế hỗ trợ giải phóng mặt bằng của địa phương; huy động nguồn lực xã hội, người dân, hợp tác công tư; nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội… NHNN không tính tín dụng cho vay nhà ở xã hội vào 'room' tín dụng của các ngân hàng.

Thứ bảy, Văn phòng Chính phủ chủ trì, rà soát, cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính trong năm 2025. Người có nhu cầu phải chờ 5 năm, 10 năm mới có nhà ở xã hội thì không có tác dụng nhiều, Thủ tướng phát biểu.

Thứ tám, Bộ Xây dựng giao Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc nhà ở xã hội, với giải thưởng từ ngân sách nhà nước, triển khai trước 30/4/2025.

Thứ chín, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Thứ mười, các cơ quan báo chí truyền thông đẩy mạnh các chương trình thúc đẩy nhà ở xã hội, tạo động lực, truyền cảm hứng cho toàn xã hội, người dân, doanh nghiệp, biểu dương những cách làm hay, kinh nghiệm tốt…

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng New Zealand Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng New Zealand
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không làm nhà ở xã hội ở đất Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không làm nhà ở xã hội ở đất "đầu thừa đuôi thẹo", nơi "khỉ ho cò gáy"
Thủ tướng dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo Thủ tướng dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngày 24/4/1975: Bộ Tư lệnh Miền ra lệnh cho Quân khu 9 phối hợp tiến công Sài Gòn

Ngày 24/4/1975: Bộ Tư lệnh Miền ra lệnh cho Quân khu 9 phối hợp tiến công Sài Gòn

Ngày 24/4/1975, đồng chí Lê Đức Thọ điện báo cáo Bộ Chính trị tình hình ta và địch từ sau chiến dịch Xuân Lộc, Bộ Tư lệnh Miền ra lệnh cho Quân khu 9 phối hợp với hướng chủ yếu của Miền tiến công vào Sài Gòn.
Xây dựng cơ chế ưu đãi cho hộ gia đình, doanh nghiệp tích cực thực hành tiết kiệm điện

Xây dựng cơ chế ưu đãi cho hộ gia đình, doanh nghiệp tích cực thực hành tiết kiệm điện

Đóng góp ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, việc tiết kiệm điện cần được phát động trong toàn dân và xây dựng cơ chế ưu đãi cho hộ gia đình, đơn vị, doanh nghiệp tích cực thực hành tiết kiệm điện.
Thanh Hoá hoàn thành lấy ý kiến Nhân dân về sáp nhập xã

Thanh Hoá hoàn thành lấy ý kiến Nhân dân về sáp nhập xã

Ngày 23/4, dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Doãn Anh, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hoá, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để cho ý kiến về kết quả thực hiện quy trình hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và nhiều nội dung quan trọng khác.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chiều 24/4, tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Vientiane, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã chủ trì trọng thể lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.
Ngày 23/4/1975: Tỉnh Bình Tuy hoàn toàn giải phóng

Ngày 23/4/1975: Tỉnh Bình Tuy hoàn toàn giải phóng

Ngày 23/4/1975, tỉnh Bình Tuy hoàn toàn giải phóng. Bộ đội xăng dầu triển khai các cơ sở bảo đảm cho các cánh quân cùng binh khí kỹ thuật vào vị trí tập kết và chuẩn bị chiến đấu.
Thanh Hoá: Trên 98% cử tri huyện Thiệu Hóa đồng thuận với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Thanh Hoá: Trên 98% cử tri huyện Thiệu Hóa đồng thuận với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 21/4, huyện Thiệu Hóa đã tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập. Trên 98% cử tri huyện Thiệu Hóa đồng thuận với phương án sắp xếp đơn vị hành chính.
5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 22/4/2025 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Kỳ họp thứ 9 khai mạc sớm hơn thông lệ, với nhiều nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 9 khai mạc sớm hơn thông lệ, với nhiều nội dung quan trọng

Văn phòng Quốc hội đề nghị các cơ quan báo chí tăng thời lượng, đưa tin chính xác, đầy đủ, kịp thời; có nhiều bài viết phân tích sâu, đánh giá về tác động, ảnh hưởng của các dự án luật, nghị quyết đối với thực tiễn đời sống xã hội, người dân, doanh nghiệp, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị chính đáng của cử tri, Nhân dân gửi đến diễn đàn Quốc hội.
Ngày 22/4/1975: Thời cơ để mở cuộc tổng tiến công về quân sự và chính trị vào Sài Gòn đã chín muồi

Ngày 22/4/1975: Thời cơ để mở cuộc tổng tiến công về quân sự và chính trị vào Sài Gòn đã chín muồi

Ngày 22/4/1975, Bộ Chính trị hội ý về sự phát triển của tình hình cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở miền nam; các đơn vị nhận nhiệm vụ và triển khai các công tác chuẩn bị cho Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu tại khu vực miền Nam sáng 21/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Thành phố Thanh Hóa lấy ý kiến Nhân dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thành phố Thanh Hóa lấy ý kiến Nhân dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Sáng 21/4, tại Nhà văn hóa Tổ dân phố Đại Từ 3 thuộc phường Đông Thịnh (TP Thanh Hóa), UBND phường Đông Thịnh đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến Nhân dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn TP Thanh Hóa.
Ngày 21/4/1975: Thị xã Xuân Lộc và toàn tỉnh Long Khánh hoàn toàn giải phóng

Ngày 21/4/1975: Thị xã Xuân Lộc và toàn tỉnh Long Khánh hoàn toàn giải phóng

Ngày 21/4/1975, thị xã Xuân Lộc và toàn tỉnh Long Khánh hoàn toàn giải phóng. Ban Bí thư gửi điện cho Thường vụ Trung ương Cục bức điện số 178 chỉ đạo về công tác tiếp quản Sài Gòn.
Trình Quốc hội dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)

Trình Quốc hội dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 18/4/2025 về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Ngày 20/4, tại TPHCM, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy TPHCM tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam".
Dự kiến tên gọi các phường sau sắp xếp ở TP Thanh Hóa là Hạc Thành và Đông Sơn

Dự kiến tên gọi các phường sau sắp xếp ở TP Thanh Hóa là Hạc Thành và Đông Sơn

Ngày 19/4, Thành ủy TP Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND phường, xã, HĐND thành phố về chủ trương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã trên địa bàn thành phố.
Cuộc chiến trường kỳ và khát vọng thống nhất: Đôi bờ giới tuyến

Cuộc chiến trường kỳ và khát vọng thống nhất: Đôi bờ giới tuyến

Sau 9 năm gian khổ kháng chiến chống thực dân Pháp, dân tộc Việt Nam mong muốn được sống trong hòa bình, thống nhất, thế nhưng Mỹ lại muốn biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Với ý chí và khát vọng thống nhất đất nước, nhân dân 2 miền Nam - Bắc đã vùng lên, chống lại ách thống trị hà khắc của Mỹ - ngụy.
Thủ tướng: Những công trình “biểu tượng” góp phần định vị hình ảnh Việt Nam, là "điểm tựa, đòn bẩy" phát triển đất nước

Thủ tướng: Những công trình “biểu tượng” góp phần định vị hình ảnh Việt Nam, là "điểm tựa, đòn bẩy" phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn trên cả nước với tổng số vốn 445.000 tỷ đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên nhiều khía cạnh; đây là những công trình có tính "biểu tượng" góp phần định vị hình ảnh Việt Nam "Độc lập - Hòa bình - Thống nhất - Tự cường - Hạnh phúc - Ấm no - Văn minh - Thịnh vượng" trên bản đồ thế giới và cuối cùng là mang lại lợi ích cho người dân, người dân được thụ hưởng thành quả từ các công trình, dự án này.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới

Chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ, nhưng những bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn.
Đảm bảo liên kết, đồng bộ và thống nhất giữa các ngành trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Đảm bảo liên kết, đồng bộ và thống nhất giữa các ngành trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Về điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ủy ban Kinh tế và Tài chính tán thành sự cần thiết trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về nội dung này.
Hoàn thiện hồ sơ sửa đổi Chương trình mục tiêu quốc gia trình Chính phủ trước ngày 25/4

Hoàn thiện hồ sơ sửa đổi Chương trình mục tiêu quốc gia trình Chính phủ trước ngày 25/4

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Dân tộc và Tôn giáo khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi Quyết định số 39 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất

Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất

Chính phủ trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2, Điều 157, Luật Đất đai năm 2024.
Thị xã Bỉm Sơn triển khai lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thị xã Bỉm Sơn triển khai lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Ngày 18/4, ông Trịnh Tuấn Thành - Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn chủ trì Hội nghị triển khai lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025)

Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025)

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Chủ tịch Hội đồng THQG Việt Nam gửi thư chúc mừng nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025).
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động