Thiếu container vận chuyển, làm sao để không bị "ép" giá? Doanh nghiệp thủy sản cần lên kịch bản ứng phó thiếu container rỗng Thực phẩm bổ sung cho người thiếu máu thiếu sắt |
Thiếu container trầm trọng
Hiện, việc thiếu container rỗng để đóng hàng khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu bị đình trệ; Hàng nghìn doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu Việt Nam đang rơi vào tình trạng khó khăn vì hàng hóa không chỉ khó xuất đi mà còn chịu cước vận chuyển bất hợp lý, tăng từ 2-10 lần.
Tình trạng này không chỉ xảy ra với các chuyến dài mà những chặng ngắn hay nội địa cũng đang rất nan giải.
Cụ thể, theo phản ánh của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, từ tháng 11/2020, hầu hết các hãng tàu vận tải container thông báo tăng giá cước từ 2 - 10 lần (tùy theo chặng).
![]() |
Thiếu container, vì sao doanh nghiệp Việt không tự sản xuất? |
Trong đó, cước thuê container đi Anh tháng 10/2020 là 1.420 đô la Mỹ/container 20 feet, đến tháng 11/2020 tăng lên 5.420 đô la/container 20 feet. Con số này tiếp tục tăng lên 7.200 đô la vào tháng 12/2020.
Cước thuê container từ Thái Lan về Việt Nam trước tháng 10/2020 là 60 đô la/container thì đến tháng 11/2020 đã tăng lên 600 đô la/container, nghĩa là tăng lên gấp 10 lần.
Cước thuê container từ Việt Nam đi Los Angeles (Mỹ) trước tháng 10/2020 mới chỉ khoảng 700-1.000 đô la/container, đến tháng 11 đã tăng lên 5.000 đô la/container...
Đặc biệt, trong bối cảnh nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc trên toàn cầu gần đây tăng mạnh thì thực trạng này còn kéo dài và còn gây nhiều khó khăn cho hàng xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến khan hiếm container theo Bộ Công thương là do năng lực tiếp nhận, quản lý container rỗng của các DN Việt Nam hiện còn hạn chế, không có bãi tập kết container rỗng đủ lớn.
Không thể cạnh tranh
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương cho rằng: DN Việt Nam có thể đóng mới container nhưng có nhiều lý do để các đơn vị không mặn mà tham gia sản xuất. Bởi container là mặt hàng tương đối đặc thù, muốn làm phải có đơn hàng cam kết số lượng nhất định và đều đặn trong khi số khách hàng lại không nhiều.
Thêm nữa, sản xuất container cần số vốn lớn để đầu tư cho nhà xưởng, máy móc, nguyên liệu và nhân công. Trong khi đó, các DN Việt trong lĩnh vực này hiện đều là quy mô nhỏ, không có vốn để đầu tư mở rộng sản xuất nên họ phải chấp nhận việc cải tạo, sửa chữa container và sản xuất thêm những mặt hàng cơ khí khác như rơmoóc, sơmi rơmoóc để tồn tại.
Ông Trần Thanh Hải cũng cho biết các nhà sản xuất từ Trung Quốc đảm nhiệm phần lớn lượng cung ứng container trên toàn cầu. Chỉ có khoảng sáu công ty Tung Quốc đã chiếm 90% sản lượng container toàn cầu.
![]() |
Doanh nghiệp Việt không đủ sức cạnh tranh giá với Trung Quốc |
Theo ông Hải, nhiều quốc gia muốn tham gia vào lĩnh vực sản xuất container và hoàn toàn đủ năng lực để sản xuất container rỗng nhưng lo không cạnh tranh nổi. Giá bán container mới của thị trường là 1.500 USD, trong khi container mới của Trung Quốc sản xuất giá rẻ hơn gần một nửa.
Như vậy có thể thấy vấn đề nằm ở chỗ các DN Việt Nam lo cạnh tranh không nổi với Trung Quốc về mặt giá cả nên không dám đầu tư. Hơn nữa, các công ty Việt Nam sợ rủi ro, tức muốn có khách hàng đặt mua trước, đảm bảo đầu ra rồi mới sản xuất container rỗng trong khi DN các nước dám mạo hiểm và được nhà nước hỗ trợ về vốn.
Mới đây, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng gửi Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải về việc kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc tăng giá thuê tàu và container.
Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan để có các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa trước tình trạng nêu trên; kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc tăng giá thuê tàu và container.