Thức ăn chăn nuôi có những loại nào? Sản phẩm từ cây cọ, nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi Tự chế biến thức ăn chăn nuôi để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất |
![]() |
Một số sản phẩm thức ăn chăn nuôi trong tự nhiên tốt cho vật nuôi |
Việt Nam tuy có lợi thế về sản xuất lúa gạo và gạo có thể thay thế một phần ngô làm TACN mà không ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng chăn nuôi, nhưng khi thay thế ngô bằng gạo, hiệu quả kinh tế giảm tới 33,2% do giá gạo cao hơn giá ngô. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có một số sản phẩm, phụ phẩm từ quá trình chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm (mỡ cá, bột cá…) làm TACN, nhưng số lượng không đáng kể.
Đối với chất phụ gia và thức ăn bổ sung (vitamin, axit amin), Việt Nam phải nhập khẩu tới 80% do nước ta không có công nghệ sản xuất, thị trường tiêu thụ nhỏ không thu hút được đầu tư, mà chỉ sản xuất được một lượng nhỏ thức ăn bổ sung khoáng, chế phẩm vi sinh và thảo dược.
Phần lớn các chuyên gia đều dự báo thị trường nguyên liệu TACN trong năm 2023 sẽ không cải thiện quá nhiều so với hiện tại. Bên cạnh đó, thị trường quốc tế đang có nhiều bất ổn, giá lúa mì, giá đậu tương đang được dự báo cũng sẽ tăng trở lại trong thời gian tới và qua đó thúc đẩy nhu cầu chăn nuôi nhiều hơn làm tăng nhu cầu về TACN.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu về Việt Nam trong tháng 11/2022 đạt 650 triệu USD, tăng 61,7% so với tháng trước và tăng 78,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu lên tới 5,16 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2021…
Trước đó, năm 2021, Việt Nam cũng đã chi tới gần 5 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi. Điều đáng nói là do giá nhập nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao, khâu vận chuyển bị đứt gãy do dịch COVID-19 và chiến sự Nga – Ukraine nên giá thành sản phẩm chăn nuôi liên tục tăng mạnh.
![]() |
Thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi dự báo tiếp tục tăng trưởng |
Cũng theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam dự báo, nhu cầu nguyên liệu TACN của Việt Nam sẽ đạt khoảng 28-30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới, trị giá 12-13 tỷ USD với mức tăng trưởng trung bình 11-12%/năm; trong đó hơn nửa sản lượng nguyên liệu TĂCN (14,5-15 triệu tấn) sẽ dành cho ngành gia cầm.
Tại Hội nghị thúc đẩy phát triển chăn nuôi trong tình hình mới, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, ngành chăn nuôi là trụ đỡ lớn của nông nghiệp, với mức tăng trưởng bình quân đạt 4,5 – 4,6%/năm trong suốt 10 năm qua.
Cũng giai đoạn này, sản lượng thịt các loại tăng 1,7 lần, trứng tăng 2,7 lần, sữa tươi tăng 4 lần, thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng hơn 2 lần. Sản lượng thịt, trứng, sữa cơ bản đáp ứng nhu cầu của gần 100 triệu người dân và hàng triệu khách du lịch hàng năm; góp phần đưa chăn nuôi chiếm 25,2% tổng giá trị toàn ngành nông nghiệp.
Từ số liệu báo cáo về mức tiêu thụ gia cầm và thịt gia súc của Việt Nam ngày càng tăng. Điều này đến từ mức thu nhập bình quân ngày một cải thiện, từ đó nâng cao sức mua của người dân. Thêm vào đó, sự hồi phục, phát triển của ngành du lịch và khách sạn dự kiến tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường TACN Việt Nam trong giai đoạn tới.
Ngoài ra, tỷ lệ hộ chăn nuôi chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi có tổ chức theo quy mô trang trại ngày càng tăng, được kỳ vọng tiếp tục thúc đẩy cơ hội tăng trưởng trên thị trường TACN trong những năm tới.
Bên cạnh những tiềm năng đó, chính quyền các cấp, các cơ quan chuyên ngành cần tăng cường khuyến cáo các cơ sở sản xuất, đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trên địa bàn điều chỉnh giá bán phù hợp trên tinh thần chia sẻ với người chăn nuôi vượt qua khó khăn trước mắt. Tăng cường kiểm tra xử lý chống hàng giả, gian lận thương mại, lợi dụng việc giá thức ăn chăn nuôi và các mặt hàng thiết yếu phục vụ chăn nuôi đang tăng cao, người chăn nuôi đang khó khăn để trả trộn hàng giả, hàng kém chất lượng.
Năm 2022, ngành nông nghiệp nhiều chỉ tiêu phát triển đạt và vượt kế hoạch đề ra. Giá trị gia tăng toàn ngành (GDP) đạt 3,36% là mức tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây; trong đó, nông nghiệp tăng 2,88% (trồng trọt tăng 1,51%, chăn nuôi tăng 5,93%); thủy sản tăng 4,43%, lâm nghiệp tăng 6,13%; tỷ lệ che phủ rừng trên 42,02%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 73%; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) toàn ngành đạt 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021; thặng dư thương mại trên 8,5 tỷ USD. |