Huyện Hoài Đức bất ngờ hoãn đấu giá 20 thửa đất Hơn 8.300 căn hộ sắp được “bơm” vào thị trường bất động sản Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu điều chỉnh bảng giá đất để tránh trục lợi |
Thị trường bất động sản cho thấy đang có dấu hiệu phục hồi. |
Ngân hàng Thế giới nhận định kinh tế Việt Nam có khả năng chống chịu tốt trong bối cảnh toàn cầu có nhiều thách thức. GDP năm nay vì thế được dự báo tăng 6,1%, cao hơn nhiều mức 5,5% tổ chức này đưa ra hồi tháng 4. Theo WB, GDP Việt Nam tiếp tục tăng, khả năng đạt 6,5% cho hai năm tới.
Theo WB, thị trường bất động sản cho thấy dấu hiệu phục hồi và dự báo sẽ xoay chiều vào cuối 2024 và đầu 2025 sau khi giải quyết được tình trạng đóng băng thị trường trái phiếu doanh nghiệp và Luật đất đai có hiệu lực từ tháng 8/2024.
Trong điều kiện xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng và bất động sản có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu trong nước sẽ tăng lên vào nửa cuối năm 2024 khi tâm lý nhà đầu tư và người tiêu dùng được cải thiện, với tăng trưởng theo giá so sánh của tổng đầu tư và tổng tiêu dùng của tư nhân dự kiến đạt lần lượt 5,8% và 5,6% trong năm 2024.
Bên cạnh đó, Báo cáo cũng nhấn mạnh tình trạng khó khăn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó có trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đã được cải thiện đáng kể, cùng với Luật Đất đai có hiệu lực, đã là những lực đẩy hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi.
Lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nửa đầu năm nay đã tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, do các ngân hàng tận dụng môi trường lãi suất thấp để đảo nợ trái phiếu doanh nghiệp. Lãi suất vay bất động sản đã thấp hơn so với trước khiến giá trị giao dịch bất động sản tăng mạnh tới 22% trong quý I năm nay so với quý IV năm ngoái.
Bà Dorsati Madani - Chuyên gia Kinh tế cấp cao, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đánh giá: "Chúng tôi đánh giá cao về những cải thiện về khung khổ pháp lý Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản. Ví dụ như Luật Đất đai có hiệu từ tháng 8 năm nay với nhiều cải cách thủ tục hành chính, đánh giá chất lượng các dự án bất động sản, đất đai, các loại hình bất động sản. Đây là những chỉ dẫn quan trọng đối với nhà đầu tư và các bên liên quan, nhất là trong bối cảnh lượng trái phiếu đáo hạn trong nửa cuối năm nay ước lên đến gần 140.000 tỷ đồng, trong đó trái phiếu bất động sản chiếm tới 42%".
Thị trường bất động sản phục hồi cộng với xuất khẩu tiếp tục tăng cao và nhu cầu trong nước cũng sẽ tăng nhanh vào nửa cuối năm nhờ tâm lý nhà đầu tư và người tiêu dùng được cải thiện là những cơ sở quan trọng để WB đưa ra những đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm nay và các năm tiếp theo với mức tăng trưởng GDP cao hơn nhiều so với chính dự báo trước đó của định chế tài chính này.
Việt Nam vẫn là thị trường chứng khoán quy mô nhỏ, kém minh bạch Theo WB, Việt Nam vẫn là thị trường chứng khoán cận biên, tức quy mô nhỏ, kém minh bạch, chức năng huy động vốn, tiết kiệm và định giá còn hạn chế. Tỷ trọng nhà đầu tư tổ chức còn thấp và kênh đầu tư của bảo hiểm xã hội (BHXH) không đa dạng. Thực tế, thị trường chứng khoán Việt Nam đang được hai tổ chức là MSCI và FTSE Russell xếp vào Nhóm 3 - thị trường cận biên. Trong đó, FTSE Russell đưa Việt Nam vào danh sách chờ nâng hạng lên Nhóm 2 - thị trường mới nổi. Việt Nam đặt mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi vào năm 2025. "Hàng tỷ USD của các quỹ đầu tư trên toàn cầu sẽ được rót vào các thị trường vốn nếu Việt Nam được nâng cấp thành thị trường mới nổi. Cần từng bước đa dạng hóa kênh đầu tư quỹ của BHXH để cải thiện lợi nhuận dài hạn", ông Kusuma nói. Tính toán trước đây của WB, chứng khoán Việt Nam có thể hút thêm 25 tỷ USD vốn ngoại khi được nâng hạng. Khung pháp lý đang được nhà chức trách hoàn thiện, như nới điều kiện ký quỹ cho nhà đầu tư ngoại, để thị trường sớm được xem xét nâng hạng. |