Tạo cơ sở pháp lý cao hơn, ổn định hơn cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội và HĐND thực hiện

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn là một trong những hình thức giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp. Góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND về nội dung này, các đại biểu và chuyên gia cho rằng, việc sửa đổi Luật Hoạt động giám sát lần này là cơ hội tốt để nghiên cứu luật hóa một số nội dung cốt lõi của Nghị quyết số 96/2022/QH15, tạo cơ sở pháp lý cao hơn, ổn định hơn cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội và HĐND thực hiện theo quy định.

Góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8 tới, các đại biểu và chuyên gia quan tâm đến Điều 34 quy định về kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Các ý kiến cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn cần được thực hiện nghiêm, bảo đảm nguyên tắc dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch, đánh giá sát đúng thực chất đối với các chức danh và từng chức danh, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước.

Đồng thời cần quy định cụ thể, đầy đủ trong dự thảo Luật lần này và phải đảm bảo phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 96/2023/QH15 của Quốc hội. Do đó, các ý kiến nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát chính là cơ hội tốt để nghiên cứu luật hóa một số nội dung cốt lõi của Nghị quyết số 96/2022/QH15 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, tạo cơ sở pháp lý cao hơn, ổn định hơn cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội và HĐND thực hiện theo quy định.

Bên cạnh đó, các ý kiến cho rằng, việc bổ sung khoản 1a Điều 34 trong dự thảo Luật để đáp ứng yêu cầu nhằm quy định cụ thể về quy trình, thủ tục các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội thực hiện quyền kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đồng thời luật hóa khoản 1 Điều 14 Nghị quyết số 96/2023/QH15 của Quốc hội về thủ tục đề nghị, kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.

Thực hiện nghiêm việc lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội

 Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến

Đề cập về nội dung này, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến cho biết, thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2022 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ngày 23 tháng 6 năm 2023 tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. Đây là văn bản pháp lý quan trọng làm cơ sở cho Quốc hội, HĐNDA các cấp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn là một trong những hình thức giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp. Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến nhận thấy, việc quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các vấn đề khác có liên quan việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn trong Nghị quyết của Quốc hội để làm cơ sở pháp lý cao nhất cho việc thực hiện là hợp lý, vì luật và nghị quyết của Quốc hội đều có giá trị pháp lý như nhau.

Trong trường hợp cần quy định tất cả các quy định về giám sát của Quốc hội và HĐND, bao gồm lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm trong một văn bản pháp luật (luật) để tạo thuận lợi cho việc áp dụng trong thực tiễn, cũng như việc nghiên cứu, tra cứu thì có thể chuyển các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các vấn đề khác có liên quan việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn từ Nghị quyết vào Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Khi đó Luật Hoạt động giám sát sẽ bao gồm đầy đủ các chủ thể giám sát, đối tượng bị giám sát, hình thức, trình tự, thủ tục giám sát và các vấn đề khác có liên quan.

Như vậy, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến nhận thấy, về cơ sở pháp lý lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn đã được quy định đầy đủ và cùng với trách nhiệm cao, công khai, minh bạch, sáng suốt của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thì việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn sẽ được thực hiện nghiêm chỉnh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường

Góp ý vào nội dung này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, nội dung của Điều 34 Luật hiện hành chưa phù hợp với Nghị quyết số 96/2023/QH15 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đổi với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Theo đó, Điều 34 Luật hiện hành quy định khi người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số ĐBQH trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì UBTVQH trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm; người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số ĐBQH đánh giá không tín nhiệm thì có thể xin từ chức; trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức đối với người đó.

Trong khi đó, điểm d khoản 1 Điều 13 Nghị quyết số 96/2023/QH15 của Quốc hội quy định UBTVQH trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”; Điều 12 quy định người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức; trường hợp không xin từ chức thì UBTVQH trình Quốc hội, Thường trực HĐND trình HĐND tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất; người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” trở lên thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, HĐND tiến hành miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, việc bổ sung khoản 1a Điều 34 trong dự thảo Luật là phù hợp, tuy nhiên đây không phải là vấn đề quan trọng, mà vấn đề đặt ra là cần sửa đổi nội dung này để bảo đảm phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 96/2023/QH15 của Quốc hội và các văn bản của Đảng có liên quan.

Luật hóa một số nội dung cốt lõi của Nghị quyết số 96/2022/QH15 của Quốc hội

Nêu rõ lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là một hình thức giám sát quan trọng đang được quy định tại Nghị quyết số 96/2022/QH15 của Quốc hội, PGS.TS Lê Minh Thông - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhận thấy, thực tiễn việc lấy phiếu tín nhiệm đem lại hiệu quả tích cực trong việc kiểm soát việc thực thi quyền hạn, trách nhiệm của những người giữ các chức vụ, chức danh do Quốc hội vầ HĐND bầu hoặc phê chuẩn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường

“Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát lần này là một cơ hội tốt để có thể nghiên cứu luật hóa một số nội dung cốt lõi của Nghị quyết số 96/2022/QH15, tạo cơ sở pháp lý cao hơn, ổn định hơn cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội, HĐND thực hiện theo quy định”, PGS.TS Lê Minh Thông nhấn mạnh.

Mặt khác, PGS.TS Lê Minh Thông cũng cho rằng, cần nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội. Điều 13 Luật Tổ chức Quốc hội quy định 4 trường hợp Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, trong đó điểm b, điểm c, khoản 1 Điều 13 quy định khi có kiến nghị của ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội; có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa quy định quy trình, thủ tục để đạt được ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội đề nghị, cũng như quy trình, thủ tục để Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có thể đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nếu có ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội, hoặc Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội không tín nhiệm.

Do vậy, PGS.TS Lê Minh Thông đề nghị cần nghiên cứu để quy định cơ chế, quy định cách thức đạt được 20% đại biểu có ý kiến đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm, hoặc cách thức để Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có thể thực hiện quyền đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm mà không đợi đến kỳ lấy phiếu tín nhiệm theo Nghị quyết số 96/2022/QH15 của Quốc hội. Để tạo cơ chế thực hiện điểm b, điểm c khoản 1 Điều 13 Luật Tổ chức Quốc hội, cần nghiên cứu bổ sung các nội dung này trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu kiểm soát quyền lực theo chủ trương của Đảng.

Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP. Hà Nội Duy Hoàng Dương
Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP. Hà Nội Duy Hoàng Dương

Cho rằng sau 7 năm triển khai thực hiện, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng còn nhiều hạn chế, khó khăn nhất định trong thực tiễn, Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP. Hà Nội Duy Hoàng Dương khẳng định sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật để từng bước hoàn thiện và đổi mới trong hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Đặc biệt, Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP. Hà Nội Duy Hoàng Dương đề nghị cần lưu ý đối với quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm.

Cụ thể đối với các địa phương thực hiện và thí điểm thực hiện tổ chức mô hình chính quyền đô thị cần rà soát chỉnh sửa để trùng khớp với các quy định tại Nghị quyết số 96/2023/QH15 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Theo đó, sẽ không lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch UBND quận, Chủ tịch UBND phường ở nơi không tổ chức HĐND quận, HĐND phường. Đồng thời đối với chức danh Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, thành phố cũng không thuộc đối tượng lấy phiếu tín nhiệm theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng như Nghị quyết số 96/2023/QH15 của Quốc hội.

Do đó, Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP. Hà Nội Duy Hoàng Dương đề xuất nghiên cứu sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 63 của Luật theo hướng quy định các chức vụ lấy phiếu tín nhiệm đối với khối HĐND gồm: “Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân”./.

Cần bổ sung quy định cụ thể người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên Cần bổ sung quy định cụ thể người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động quốc hội Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động quốc hội
Bích Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Lan tỏa ý nghĩa Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Lan tỏa ý nghĩa Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Hòa chung với khí thế thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, sáng nay (10/8) Đảng ủy, UBND phường Phúc La tổ chức Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” với nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa.
Đề xuất quy định thời gian quan trắc xâm nhập mặn

Đề xuất quy định thời gian quan trắc xâm nhập mặn

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định kỹ thuật về quan trắc và điều tra khảo sát xâm nhập mặn. Trong đó, Bộ đề xuất quy định thời gian quan trắc xâm nhập mặn.
Bảo đảm tính minh bạch, nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động quản lý thuế

Bảo đảm tính minh bạch, nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động quản lý thuế

Đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành, tuy nhiên các ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần giải trình, thuyết minh rõ hơn về các chính sách nhằm bảo đảm tính minh bạch, nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động quản lý thuế.
Đẩy nhanh tiến độ tổ chức triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Đẩy nhanh tiến độ tổ chức triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

05 tỉnh Vùng Tây Nguyên đã phân bổ 99% kế hoạch vốn đầu tư năm 2024 và 100% dự toán vốn sự nghiệp năm 2024. Tuy nhiên, kết quả triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của các địa phương vùng Tây Nguyên vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc; tỷ lệ giải ngân nguồn vốn sự nghiệp còn rất thấp (khoảng 4,4% kế hoạch).
Huyện Giao Thủy đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Huyện Giao Thủy đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 761/QĐ-TTg công nhận huyện Giao Thủy, Nam Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt”

Sáng 5/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7. Cùng dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương
“Xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

“Xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu bài viết của Đại tướng, GS.TS Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Sự đoàn kết, thống nhất là sức mạnh của chúng ta

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Sự đoàn kết, thống nhất là sức mạnh của chúng ta

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ thời gian tới, công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ được tiếp tục triển khai mạnh mẽ như trong thời gian qua.
Toàn văn phát biểu nhậm chức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu nhậm chức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Sáng ngày 3/8/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được Hội nghị Trung ương Đảng bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Đồng chí Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Đồng chí Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII khai mạc sáng 3/8 tại Thủ đô Hà Nội và đã bầu đồng chí Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam với số phiếu bầu đạt tuyệt đối.
Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng sản xuất

Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng sản xuất

Tại Nghị định số 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Chính phủ nêu rõ tiêu chí, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang mục đích khác.
Từ 1/8/2024, không quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư

Từ 1/8/2024, không quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư

Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 không quy định thời hạn sở hữu mà chỉ quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư.
Luật Nhà ở có hiệu lực sớm sẽ tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai chính sách nhà ở xã hội

Luật Nhà ở có hiệu lực sớm sẽ tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai chính sách nhà ở xã hội

Từ 1/8/2024, Luật Nhà ở 2023 chính thức có hiệu lực. Các đại biểu Quốc hội và chuyên gia kỳ vọng việc luật có hiệu lực sớm sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai chính sách phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, để các luật có thể thực thi tốt thì yêu cầu quan trọng nhất là các văn bản hướng dẫn phải bảo đảm đầy đủ, chất lượng.
Nhiều chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

Nhiều chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

Từ hôm nay, 1/8/2024, một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng và nhiều Nghị định sẽ chính thức có hiệu lực thi hành.
Ông Trần Duy Đông được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Trần Duy Đông được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc

Với 100% đại biểu HĐND tỉnh Vĩnh Phúc có mặt tán thành, ông Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Theo Nghị định mới, thu nhập mỗi tháng bao nhiêu sẽ được mua nhà ở xã hội?

Theo Nghị định mới, thu nhập mỗi tháng bao nhiêu sẽ được mua nhà ở xã hội?

Người đứng đơn là người độc thân, có thu nhập mỗi tháng không quá 15 triệu đồng sẽ được thuê, mua nhà ở xã hội từ 1/8, tăng thêm 4 triệu so với quy định hiện tại.
Cần nhận diện đầy đủ các loại hình di sản

Cần nhận diện đầy đủ các loại hình di sản

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội và chuyên gia cho rằng, các nội dung của dự thảo Luật đã tương đối toàn diện. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu để quy định đầy đủ, rõ ràng hơn về các loại hình di sản văn hóa.
Lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn phường Đại Kim

Lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn phường Đại Kim

Ngày 29/7/2024, UBND phường Đại Kim tổ chức Lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở (ANTT) tại địa bàn phường.
Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong đó, Nghị định quy định rõ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Ký ức về vị Tổng Bí thư giản dị, nhân hậu trong lòng người dân khắp mọi miền

Ký ức về vị Tổng Bí thư giản dị, nhân hậu trong lòng người dân khắp mọi miền

Những hình ảnh giản dị, lời nói nhẹ nhàng mà sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn khắc sâu trong tâm trí của người dân trên mọi miền Tổ quốc.
"Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay"

"Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay"

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đầu tiên nhận định, được Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua và đưa vào Nghị quyết Đại hội: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Chính sách với người có công luôn luôn được ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách an sinh xã hội

Chính sách với người có công luôn luôn được ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách an sinh xã hội

Chiều 27/7, tại tỉnh Thái Nguyên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tại Khu di tích lịch sử quốc gia 27/7 và Di tích lịch sử quốc gia 60 Liệt sĩ thanh niên xung phong Đại đội 915, thăm hỏi, tặng quà các đại biểu người có công trên địa bàn.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng 27/7/2024, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.
Đề xuất quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

Đề xuất quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Trong đó, Bộ đề xuất quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất.
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Sự lãnh đạo đúng đắn mang lại thành quả lớn cho dân tộc

Sự lãnh đạo đúng đắn mang lại thành quả lớn cho dân tộc

Nhiều chính trị gia trên thế giới tiếp tục đánh giá cao vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với Việt Nam, cũng như phong trào cộng sản và thế giới tiến bộ. Di sản của nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ tiếp tục truyền cảm hứng cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động