Cần nhận diện đầy đủ các loại hình di sản

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội và chuyên gia cho rằng, các nội dung của dự thảo Luật đã tương đối toàn diện. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu để quy định đầy đủ, rõ ràng hơn về các loại hình di sản văn hóa.
Cần nhận diện đầy đủ các loại hình di sản

Bước tiến lớn trong nhận thức về vai trò của di sản văn hóa

Theo dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trình tại Kỳ họp thứ 7, dự thảo Luật có bố cục gồm 9 chương 102 điều, tăng 2 chương, 29 điều so với Luật Di sản văn hóa hiện hành.

Cụ thể, dự thảo Luật bỏ 2 chương: Chương II về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa, Chương VI về khen thưởng và xử lý vi phạm; bổ sung 4 chương: Chương IV về bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu, Chương V về bảo tàng, Chương VI về hoạt động kinh doanh, dịch vụ về di sản văn hóa, Chương VII về điều kiện bảo đảm hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Hồ sơ dự án Luật cũng kèm theo 7 dự thảo Nghị định và 7 dự thảo Thông tư quy định chi tiết.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn- Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội
PGS.TS Bùi Hoài Sơn- Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn- Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, về tổng thể, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) kế thừa, sửa đổi nhiều quy định của Luật Di sản văn hóa hiện hành và bổ sung nhiều quy định mới để khắc phục những hạn chế, bất cập về thể chế, chính sách, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Dự thảo Luật đã mở rộng phạm vi điều chỉnh (di sản tư liệu) và bổ sung đối tượng áp dụng (cộng đồng); bổ sung các quy định về đầu tư, xây dựng, cải tạo công trình trong và ngoài khu vực bảo vệ di tích; hoạt động kinh doanh, dịch vụ về di sản văn hóa; các điều kiện bảo đảm hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa…; kế thừa có bổ sung các quy định về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Ngoài ra, dự thảo Luật đã lựa chọn luật hóa một số quy định trong các văn bản dưới luật như điều kiện, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia… làm tăng tính cụ thể và khả thi của Luật.

Dưới góc nhìn chuyên gia, PGS.TS Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, đánh giá việc Luật Di sản văn hóa được sửa đổi toàn diện lần này, tuy có thể chậm hơn so với các luật khác, nhưng là bước tiến lớn, nắm bắt kịp thời vướng mắc, tháo gỡ cho hoạt động thực tiễn. Điều đó chứng tỏ nhận thức xã hội về vai trò của di sản văn hóa ngày càng sâu sắc và toàn diện hơn.

Đặc biệt, theo PGS.TS Đặng Văn Bài, việc dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) mở rộng phạm vi điều chỉnh và bổ sung đối tượng áp dụng đã thể hiện sự đổi mới về tư duy xây dựng luật. PGS. TS Đặng Văn Bài cũng ấn tượng khi đọc dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vì đã cố gắng tiệm cận, tương thích với các Công ước, quy định quốc tế; tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho toàn xã hội tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Nhiều quy định được chi tiết hóa, không chung chung. “Như thế, những gì phải xin phép, cái gì bị cấm được rành rẽ, mọi người biết đường làm, tránh cái gì cũng phải xin phép, khó khăn trong thực hiện”, PGS.TS Đặng Văn Bài nói.

Cần nhận diện đầy đủ các loại hình di sản

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vẫn cần nghiên cứu, hoàn thiện nội dung để nhận diện đầy đủ các loại hình di sản văn hóa. Bởi quá trình nhận diện di sản ảnh hưởng đến việc hình thành các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Tại nhiều nước, các loại hình di sản được nhận diện rất rõ ràng và bảo tồn tốt để đề cử di sản thế giới UNESCO. Đây là những đóng góp quan trọng để khiến một số quốc gia trở thành những quốc gia đứng đầu về số lượng di sản thế giới được UNESCO ghi danh.

ĐBQH Thích Đức Thiện – Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên
ĐBQH Thích Đức Thiện – Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên

Theo ĐBQH Thích Đức Thiện – Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên, việc dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) lần này đưa khái niệm “di sản tư liệu” vào là rất hợp lý. Bởi di sản tư liệu với nội hàm là di sản văn hóa được thể hiện dưới dạng tư liệu có giá trị đối với một cộng đồng, một nền văn hóa, một quốc gia hay đối với nhân loại nói chung.

Đại biểu Thích Đức Thiện lý giải, mặc dù chúng ta có thể tìm thấy di sản tư liệu ở đâu đó trong cả hai dạng thức: Di sản văn hóa vật thể và cả phi vật thể. Song, việc tách di sản tư liệu ra thành một loại hình di sản mới là cần thiết. Có như vậy mới đáp ứng việc nhận diện, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu ở nước ta hiện nay và mở ra hướng phát triển trong tương lai. Đồng thời, đảm bảo phù hợp với các Chương trình của UNESCO, thể hiện vai trò, trách nhiệm, sự đóng góp và cam kết của Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của di sản tư liệu, cũng như hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Việt Nam tới đông đảo cộng đồng trong nước và quốc tế.

PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa
PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa

Ngoài ra, hiện nay nhiều loại hình di sản như: Di sản đô thị, di sản công nghiệp, di sản nông thôn, di sản tự nhiên, di sản văn hóa làng … cũng đang có khoảng trống về chính sách quản lý. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo Luật cũng cần cân nhắc bổ sung một số khái niệm như: Di sản đô thị, di sản nông thôn, di sản tự nhiên, di sản công nghiệp...

Theo PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, cần có quy định về di sản công nghiệp trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Bởi di sản công nghiệp gắn bó chặt chẽ với sự ra đời của giai cấp công nhân nhưng chúng ta chưa bảo vệ, nhiều di sản đã mất đi. Ngay ở Hà Nội cũng đã mất rất nhiều di sản công nghiệp. Trong khi ở Nhật Bản đã có 3 di sản công nghiệp được đưa vào đề nghị trở thành Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; châu Âu cũng đã hình thành con đường di sản công nghiệp.

GS.TS Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa
GS.TS Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa

Cũng cho rằng dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) cần nhận diện, bổ sung đầy đủ hơn các loại hình di sản, PGS.TS Đặng Văn Bài cho biết, hiện nước ta đã có 4 ngôi làng cổ được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia, gồm: Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), Phước Tích (Phong Điền, Thừa Thiên Huế), Đông Hòa Hiệp (Cái Bè, Tiền Giang) và Lộc Yên (Tiên Phước, Quảng Nam). Thế nhưng, khái niệm trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) hiện nay lại chưa có di sản văn hóa làng.

Tương tự, thế giới có khái niệm di sản đô thị, Việt Nam cũng đã có phố cổ Hà Nội, phố cổ Hội An, cố đô Huế. “Tôi nghĩ chúng ta đã có các Di sản thế giới (Đô thị cổ Hội An, Quần thể di tích cố đô Huế), nhưng không có khái niệm di sản đô thị thì sẽ không toàn diện. Chúng tôi thấy cần cụ thể hóa thêm 2 khái niệm ấy, vì là di sản nhưng cách thức, nguyên tắc, thái độ ứng xử đối với di sản văn hóa làng và di sản đô thị có đặc thù, không thể giống với di tích đơn lẻ”, PGS.TS Đặng Văn Bài nói.

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế
TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế, cũng cho rằng, việc xếp Quần thể di tích cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, làng cổ Đường Lâm… vào di tích kiến trúc, nghệ thuật như trong dự thảo Luật là không ổn. Bởi đây là tổ hợp di sản đa dạng, có nhiều loại hình. Nếu xếp vào loại hình di tích kiến trúc, nghệ thuật sẽ trói sự tương tác của người dân. Làng cổ Đường Lâm, làng cổ Phước Tích là cả quần cư sống trong di sản, nếu di tích hóa là di sản bị khóa cứng, không phát triển được…

"Khái niệm phải tương thích, nó là di sản nhưng không phải di tích, cộng đồng sống hòa đồng với di sản, di sản đồng hành trong cuộc sống, thậm chí là nguồn lực để họ giàu có lên. Những năm qua, bởi quá trình phát triển diễn ra rất nhanh, nhiều di sản đô thị, di sản nông thôn, di sản tự nhiên… đã bị mất đi. Nếu quy định thiếu khái niệm thì chắc chắn sẽ bỏ sót, việc triển khai thực hiện sẽ có vướng mắc. Bên cạnh đó, nếu không bổ sung các khái niệm này cũng sẽ không tương thích với Công ước, quy định của UNESCO”, TS. Phan Thanh Hải nói./.

Thêm 26 di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Thêm 26 di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Đặc sắc đêm khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Đặc sắc đêm khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch "Về miền di sản Phú Yên"
Nét đẹp văn hóa của người dân Đất Tổ thể hiện qua mâm cơm tri ân Vua Hùng Nét đẹp văn hóa của người dân Đất Tổ thể hiện qua mâm cơm tri ân Vua Hùng
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
Thu Phương

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Lan tỏa ý nghĩa Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Lan tỏa ý nghĩa Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Hòa chung với khí thế thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, sáng nay (10/8) Đảng ủy, UBND phường Phúc La tổ chức Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” với nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa.
Tân Phó Chủ tịch HĐND thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) là ai?

Tân Phó Chủ tịch HĐND thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) là ai?

Bà H’Thúy Mlô – Bí thư Đảng ủy phường An Lạc (thị xã Buôn Hồ) đã được bầu làm Phó Chủ tịch HĐND thị xã Buôn Hồ.
Đề xuất quy định thời gian quan trắc xâm nhập mặn

Đề xuất quy định thời gian quan trắc xâm nhập mặn

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định kỹ thuật về quan trắc và điều tra khảo sát xâm nhập mặn. Trong đó, Bộ đề xuất quy định thời gian quan trắc xâm nhập mặn.
Bảo đảm tính minh bạch, nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động quản lý thuế

Bảo đảm tính minh bạch, nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động quản lý thuế

Đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành, tuy nhiên các ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần giải trình, thuyết minh rõ hơn về các chính sách nhằm bảo đảm tính minh bạch, nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động quản lý thuế.
Đẩy nhanh tiến độ tổ chức triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Đẩy nhanh tiến độ tổ chức triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

05 tỉnh Vùng Tây Nguyên đã phân bổ 99% kế hoạch vốn đầu tư năm 2024 và 100% dự toán vốn sự nghiệp năm 2024. Tuy nhiên, kết quả triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của các địa phương vùng Tây Nguyên vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc; tỷ lệ giải ngân nguồn vốn sự nghiệp còn rất thấp (khoảng 4,4% kế hoạch).
Huyện Giao Thủy đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Huyện Giao Thủy đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 761/QĐ-TTg công nhận huyện Giao Thủy, Nam Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt”

Sáng 5/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7. Cùng dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương
“Xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

“Xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu bài viết của Đại tướng, GS.TS Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Tạo cơ sở pháp lý cao hơn, ổn định hơn cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội và HĐND thực hiện

Tạo cơ sở pháp lý cao hơn, ổn định hơn cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội và HĐND thực hiện

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn là một trong những hình thức giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp. Góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND về nội dung này, các đại biểu và chuyên gia cho rằng, việc sửa đổi Luật Hoạt động giám sát lần này là cơ hội tốt để nghiên cứu luật hóa một số nội dung cốt lõi của Nghị quyết số 96/2022/QH15, tạo cơ sở pháp lý cao hơn, ổn định hơn cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội và HĐND thực hiện theo quy định.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Sự đoàn kết, thống nhất là sức mạnh của chúng ta

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Sự đoàn kết, thống nhất là sức mạnh của chúng ta

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ thời gian tới, công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ được tiếp tục triển khai mạnh mẽ như trong thời gian qua.
Toàn văn phát biểu nhậm chức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu nhậm chức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Sáng ngày 3/8/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được Hội nghị Trung ương Đảng bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Đồng chí Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Đồng chí Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII khai mạc sáng 3/8 tại Thủ đô Hà Nội và đã bầu đồng chí Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam với số phiếu bầu đạt tuyệt đối.
Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng sản xuất

Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng sản xuất

Tại Nghị định số 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Chính phủ nêu rõ tiêu chí, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang mục đích khác.
Từ 1/8/2024, không quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư

Từ 1/8/2024, không quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư

Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 không quy định thời hạn sở hữu mà chỉ quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư.
Luật Nhà ở có hiệu lực sớm sẽ tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai chính sách nhà ở xã hội

Luật Nhà ở có hiệu lực sớm sẽ tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai chính sách nhà ở xã hội

Từ 1/8/2024, Luật Nhà ở 2023 chính thức có hiệu lực. Các đại biểu Quốc hội và chuyên gia kỳ vọng việc luật có hiệu lực sớm sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai chính sách phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, để các luật có thể thực thi tốt thì yêu cầu quan trọng nhất là các văn bản hướng dẫn phải bảo đảm đầy đủ, chất lượng.
Nhiều chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

Nhiều chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

Từ hôm nay, 1/8/2024, một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng và nhiều Nghị định sẽ chính thức có hiệu lực thi hành.
Ông Trần Duy Đông được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Trần Duy Đông được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc

Với 100% đại biểu HĐND tỉnh Vĩnh Phúc có mặt tán thành, ông Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Theo Nghị định mới, thu nhập mỗi tháng bao nhiêu sẽ được mua nhà ở xã hội?

Theo Nghị định mới, thu nhập mỗi tháng bao nhiêu sẽ được mua nhà ở xã hội?

Người đứng đơn là người độc thân, có thu nhập mỗi tháng không quá 15 triệu đồng sẽ được thuê, mua nhà ở xã hội từ 1/8, tăng thêm 4 triệu so với quy định hiện tại.
Lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn phường Đại Kim

Lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn phường Đại Kim

Ngày 29/7/2024, UBND phường Đại Kim tổ chức Lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở (ANTT) tại địa bàn phường.
Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong đó, Nghị định quy định rõ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Ký ức về vị Tổng Bí thư giản dị, nhân hậu trong lòng người dân khắp mọi miền

Ký ức về vị Tổng Bí thư giản dị, nhân hậu trong lòng người dân khắp mọi miền

Những hình ảnh giản dị, lời nói nhẹ nhàng mà sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn khắc sâu trong tâm trí của người dân trên mọi miền Tổ quốc.
"Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay"

"Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay"

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đầu tiên nhận định, được Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua và đưa vào Nghị quyết Đại hội: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Chính sách với người có công luôn luôn được ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách an sinh xã hội

Chính sách với người có công luôn luôn được ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách an sinh xã hội

Chiều 27/7, tại tỉnh Thái Nguyên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tại Khu di tích lịch sử quốc gia 27/7 và Di tích lịch sử quốc gia 60 Liệt sĩ thanh niên xung phong Đại đội 915, thăm hỏi, tặng quà các đại biểu người có công trên địa bàn.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng 27/7/2024, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.
Đề xuất quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

Đề xuất quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Trong đó, Bộ đề xuất quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất.
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Sự lãnh đạo đúng đắn mang lại thành quả lớn cho dân tộc

Sự lãnh đạo đúng đắn mang lại thành quả lớn cho dân tộc

Nhiều chính trị gia trên thế giới tiếp tục đánh giá cao vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với Việt Nam, cũng như phong trào cộng sản và thế giới tiến bộ. Di sản của nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ tiếp tục truyền cảm hứng cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động