Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Di sản văn hóa

Trình bày Tờ trình tại Kỳ họp thứ 7, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc ban hành Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) là nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa; sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật về di sản văn hóa hiện hành để khắc phục những hạn chế, bất cập về thể chế, tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; đảm bảo tính kế thừa, tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật Di sản văn hóa với các luật khác có liên quan.

Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, các hoạt động dịch vụ, hợp tác công tư trong lĩnh vực di sản văn hóa…, và đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) có bố cục gồm 09 chương 102 điều, tăng 02 chương 29 điều so với Luật Di sản văn hóa hiện hành (07 chương 73 điều), cụ thể: Chương I. Những quy định chung; Chương II. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; Chương III. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể; Chương IV. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu; Chương V. Bảo tàng; Chương VI. Hoạt động kinh doanh, dịch vụ di sản văn hóa; Chương VII. Điều kiện đảm bảo hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Chương VIII. Quản lý nhà nước về di sản văn hóa; Chương IX. Điều khoản thi hành.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, trên cơ sở kế thừa các nội dung còn phù hợp của Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tập trung vào 03 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 159/NQ-CP.

Nêu ý kiến thẩm tra đối với dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tán thành với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) với những lý do được nêu tại Tờ trình số 119/TTr-CP của Chính phủ, đồng thời nhấn mạnh việc sửa đổi Luật nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nhận thấy, hồ sơ dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được chuẩn bị công phu, các quy định của dự thảo Luật cơ bản thống nhất với 03 nhóm chính sách được Chính phủ trình Quốc hội thông qua, hồ sơ dự án Luật kèm theo 07 dự thảo Nghị định và 07 dự thảo Thông tư quy định chi tiết theo đúng quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật…

Bên cạnh đó, dự thảo Luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, như Cương lĩnh, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chủ trương, đường lối tại các văn bản khác của Đảng. Đồng thời, phù hợp với Hiến pháp, cơ bản thống nhất với các quy định của hệ thống pháp luật...

Tuy nhiên, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, nghiên cứu, bám sát, nội luật hóa các nguyên tắc, quy định, hướng dẫn của UNESCO về đối tượng, loại hình, tên gọi các loại hình di sản văn hóa; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cộng đồng, cá nhân đối với di sản văn hóa...

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh

Xây dựng chính sách về di sản văn hóa có trọng tâm, trọng điểm

Liên quan đến nội dung về sở hữu di sản văn hóa, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, so với Luật Di sản văn hóa hiện hành, dự thảo Luật chuyển từ quy định “Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hóa thuộc sở hữu nhà nước” thành “Nhà nước đại diện chủ sở hữu di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân” (khoản 1 Điều 4). Tuy nhiên, Tờ trình của Chính phủ chưa đề cập lý do sửa đổi các hình thức sở hữu di sản văn hóa, chưa xác định thẩm quyền, tiêu chí công nhận loại hình sở hữu.

Do vậy, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình nội dung này; đồng thời quy định cụ thể thẩm quyền, tiêu chí xác định các hình thức sở hữu đối với di sản văn hóa; nguyên tắc quản lý, bảo vệ, phát huy di sản văn hóa; giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu đối với di sản văn hóa (nếu có). Cùng với đó, rà soát, nghiên cứu quy định để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Đối với quy định về chính sách của Nhà nước về di sản văn hóa, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, dự thảo Luật kế thừa nhiều chính sách tại Luật Di sản văn hóa hiện hành, đồng thời sửa đổi, bổ sung nhiều quy định... Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các chính sách có trọng tâm, trọng điểm và bền vững; bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng và sự tham gia của cộng đồng, người dân; phù hợp với yêu cầu thực tế và tính đặc thù trong bảo vệ, phát huy giá trị từng loại hình di sản văn hóa. Đồng thời, tập trung rà soát các chính sách, nhất là chính sách về đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước; chính sách xã hội hóa, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực… để bảo đảm cụ thể, minh bạch, hiệu quả và khả thi, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Toàn cảnh Phiên họp
Toàn cảnh Phiên họp

Tiếp tục rà soát các Luật có liên quan

Riêng về cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá tác động của chính sách, điều kiện, khả năng thực hiện; đồng thời nghiên cứu, quy định cụ thể về nguyên tắc xây dựng, vận hành, cập nhật, duy trì và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa để bảo đảm tính khả thi, thực hiện đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của luật có liên quan như Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Điều 100), Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nhận thấy, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát: bổ sung ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đối với “lập thiết kế bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích” vào mục 194 của Phụ lục IV của Luật Đầu tư để thống nhất với quy định tại điểm c khoản 2 Điều 76 dự thảo Luật; xác định cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư đối với lĩnh vực “di sản văn hóa” để thống nhất với quy định tại Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến giải thích khái niệm, từ ngữ như: số lượng khái niệm, từ ngữ được giải thích còn nhiều; nội hàm một số khái niệm chưa rõ; nội dung giải thích còn rải rác ở nhiều điều, khoản khác nhau trong dự thảo Luật.

Có ý kiến đề nghị giải thích từ ngữ phải có một hoặc một số căn cứ, cơ sở: chính trị, pháp lý, khoa học, thực tiễn. Ngôn ngữ phải bảo đảm tính phổ thông, cách diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, chính xác. Do vậy, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, chỉnh lý phù hợp…

Công bố 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Công bố 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Thêm 26 di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Thêm 26 di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Dự kiến khởi công mở rộng đường Lĩnh Nam vào tháng 6/2025

Dự kiến khởi công mở rộng đường Lĩnh Nam vào tháng 6/2025

Theo thông tin từ Quận ủy Hoàng Mai, Dự án đầu tư, nâng cấp, mở rộng đường Lĩnh Nam sẽ được khởi công vào tháng 6/2025.
Yêu cầu người nổi tiếng phải trực tiếp dùng sản phẩm trước khi quảng cáo

Yêu cầu người nổi tiếng phải trực tiếp dùng sản phẩm trước khi quảng cáo

Dự Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đề xuất quy định người có ảnh hưởng khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về kết quả sử dụng sản phẩm như mỹ phẩm, thực phẩm bổ sung... trên mạng xã hội phải là người đã trực tiếp sử dụng sản phẩm.
Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 99 ngày 23-9 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.
Hà Tĩnh- Quảng Bình nhiều nơi bị ngập sâu gây chia cắt

Hà Tĩnh- Quảng Bình nhiều nơi bị ngập sâu gây chia cắt

Mưa lớn trong nhiều ngày qua đã khiến tuyến đường vào đồng bào Rục với gần 900 người dân ở Quảng Bình bị ngập sâu gây chia cắt.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai

Ngày 22/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khoá 79. Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm:
Bộ Tài chính đang xem xét, đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đang xem xét, đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đang tiến hành rà soát và đánh giá toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân, bao gồm cả vấn đề về mức giảm trừ gia cảnh, nhằm báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội để xem xét sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.
Cân nhắc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng thiết yếu, phục vụ hoạt động vận chuyển hành khách

Cân nhắc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng thiết yếu, phục vụ hoạt động vận chuyển hành khách

Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 tới. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật này, đại diện các doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng, cần cân nhắc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng thiết yếu như xăng các loại, điều hòa nhiệt độ, xe ô tô phục vụ cho hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách...
Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh

Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh

Ngày 22/9/2024, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024 với chủ đề “Bắc Ninh - Kinh Bắc, khởi sắc đầu tư”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 21/9, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài viết: "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát", Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
Đề xuất mới về sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững

Đề xuất mới về sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 21/2023/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025.
Thủ tướng: Tháo gỡ cho doanh nghiệp là tháo gỡ cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển

Thủ tướng: Tháo gỡ cho doanh nghiệp là tháo gỡ cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển

Kết luận hội nghị với các doanh nghiệp lớn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp phát huy 6 tiên phong và khẳng định Chính phủ cam kết luôn đồng hành, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào, luôn lắng nghe, chia sẻ với các khó khăn, vướng mắc với tinh thần "tháo gỡ cho doanh nghiệp là góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển".
Hòa Bình công bố khẩn cấp về thiên tai, sạt lở đất tại các khu dân cư

Hòa Bình công bố khẩn cấp về thiên tai, sạt lở đất tại các khu dân cư

Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh yêu cầu các huyện Lạc Sơn, Đà Bắc tiếp tục triển khai biện pháp khẩn cấp, sẵn sàng nhân lực, phương tiện để ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở an toàn, xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát

Đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở an toàn, xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát

Bộ Xây dựng đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát nhằm đảm bảo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở chắc chắn, an toàn, kể cả với các loại hình thiên tai thường xuyên của vùng, miền, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững, xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường dự khóa họp 79 Đại hội đồng LHQ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường dự khóa họp 79 Đại hội đồng LHQ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Sáng 21/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
Ra mắt Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào

Ra mắt Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào

Ngày 20/9/2024, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập “Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào”, với sự đồng hành của Công ty TNHH Meijibio Việt Nam.
Gia Lai: Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Gia Lai: Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Vừa qua, Viện nghiên cứu Sức khỏe và phát triển Giáo dục Tây Nguyên đã tổ chức Hội nghị tập huấn “Hướng dẫn chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp hữu cơ. Hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị đưa sản phẩm nông nghiệp sạch từ vườn trồng đến bàn ăn” tại Gia Lai.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
Sập cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 Hòa Bình

Sập cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 Hòa Bình

Vào rạng sáng ngày 19/9, đầu cầu Ngòi Móng ở TP Hòa Bình bị đổ sập, đường nối vào cầu nứt toác, rất may không có thiệt hại về người.
Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ 10

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ 10

Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu khai mạc Hội nghị.
Vì nghĩa đồng bào không thể đong đếm!

Vì nghĩa đồng bào không thể đong đếm!

Thiên tai luôn mang đến những thách thức khắc nghiệt cho con người. Cơn bão số 3 vừa xảy ra là một điển hình. Trong hoạn nạn ấy, nghĩa đồng bào đã tỏa sáng, như ngọn lửa sưởi ấm, xoa dịu những nỗi đau mà thiên tai gây ra.
Trung thu đặc biệt của lòng nhân ái và sẻ chia

Trung thu đặc biệt của lòng nhân ái và sẻ chia

Mùa Tết đoàn viên năm nay, thay vì những lễ hội tưng bừng, các hoạt động được tổ chức giản dị, tiết kiệm, nhưng vẫn tràn đầy tính nhân văn.
Tận cùng nỗi đau ở thôn Làng Nủ

Tận cùng nỗi đau ở thôn Làng Nủ

Trận lũ ống, lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai vào sáng 10/9/2024 gây hậu quả nặng nề, vùi lấp toàn bộ thôn. Những nạn nhân xấu số ra đi mãi mãi khi chưa kịp tỉnh giấc lúc sáng sớm, để lại nỗi đau thương cho những người may mắn sống sót.
Chung tay hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng của bão lũ tại Si Ma Cai, Lào Cai

Chung tay hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng của bão lũ tại Si Ma Cai, Lào Cai

Những ngày này, hoạt động cứu trợ đồng bào miền bắc chịu ảnh hưởng của bão lũ dường như đang nhộn nhịp hơn trên khắp dải đất hình chữ S. Theo chân đoàn hỗ trợ do Công ty Cổ phần Dược Homel tổ chức đến thăm và trao những hỗ trợ thiết yếu cho một số trường hợp khó khăn do bão lũ trên địa bàn huyện Si Ma Cai - Lào Cai, chúng tôi đã ghi nhận rất nhiều hình ảnh đẹp về tinh thần “đồng bào” đáng quý của người dân cả nước.
Kiên quyết không để xảy ra tình trạng găm hàng, đẩy giá nhằm trục lợi

Kiên quyết không để xảy ra tình trạng găm hàng, đẩy giá nhằm trục lợi

Ông Dương Mạnh Hùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Thành phố Hà Nội thông tin, để chủ động kiểm soát thị trường trong mùa mưa bão, góp phần bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã triển khai hàng loạt biện pháp kiểm tra, kiểm soát, kiên quyết không để xảy ra tình trạng găm hàng, đẩy giá nhằm trục lợi…
Phát huy đầy đủ chức năng để Bảo hiểm thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động

Phát huy đầy đủ chức năng để Bảo hiểm thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động

Việc sửa đổi Luật Việc làm là cần thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững, hội nhập đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Trong đó, cần chú trọng sửa đổi chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng hỗ trợ người sử dụng lao động và người lao động duy trì việc làm, phát huy đầy đủ các chức năng của bảo hiểm thất nghiệp, bảo đảm bảo hiểm thất nghiệp thực sự là công cụ quản trị thị trường lao động.
Đề xuất nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục

Đề xuất nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục

Ngày 17/9, Bộ LĐ-TB-XH cho biết, cơ quan này đã hoàn thiện dự thảo phương án nghỉ tết Nguyên đán Ấn Tỵ 2025 và đang lấy ý kiến các bộ, ngành.
Học sinh Đắk Lắk tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng bởi bão Yagi

Học sinh Đắk Lắk tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng bởi bão Yagi

Trong buổi trao quà cho các em học sinh Trường tiểu học Ama Jhao, toàn thể thầy cô giáo, các em học sinh cùng các đại biểu tham dự đã đứng lên dành 1 phút trang nghiêm mặc niệm tưởng nhớ đến người dân, trẻ em thiệt mạng trong trận mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3 vừa qua tại miền Bắc.
Mưa lớn đầu tuần, nhiều tuyến phố Hà Nội lại ngập sâu trong nước

Mưa lớn đầu tuần, nhiều tuyến phố Hà Nội lại ngập sâu trong nước

Sau đợt ngập do ảnh hưởng bão số 3, sáng 16/9 Hà Nội trải qua trận mưa lớn diện rộng khiến nhiều tuyến phố Hà Nội lại ngập sâu trong nước.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động