Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ

Sáng ngày 29/11, Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển cùng Trung tâm Phát triển doanh nghiệp nông thôn Việt (VietED) phối hợp tổ chức Tọa đàm "Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ".
Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ
Tọa đàm "Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ".

Ngày 22 tháng 1 năm 2020, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 149/QĐ-TTg. Chiến lược đặt mục tiêu mở rộng khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính an toàn, phù hợp, có chi phí hợp lý, hướng tới tính trách nhiệm và bền vững, đồng thời được cung cấp bởi các tổ chức hợp pháp.

Sau gần 5 năm triển khai, đây là thời điểm cần thiết để chúng ta nhìn lại tiến độ thực hiện và đánh giá các vấn đề tồn tại. Đặc biệt, cần chú trọng đến hiệu quả triển khai đối với các nhóm yếu thế: cư dân nông thôn, vùng sâu vùng xa; người nghèo, phụ nữ và những đối tượng dễ bị tổn thương khác, cũng như các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hợp tác xã và hộ kinh doanh gia đình.

Tọa đàm “Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ” nhằm tạo ra một diễn đàn mở để các bên cùng chia sẻ, thảo luận về các chính sách thiết yếu nhằm thúc đẩy thị trường tài chính vi mô phát triển mạnh mẽ, phù hợp với Chiến lược phát triển tài chính toàn diện Quốc gia và những điều chỉnh mới trong Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi, tháng 1/2024). Đồng thời, buổi tọa đàm cũng tập trung làm rõ những thách thức trong quản lý và vận hành của các chương trình, tổ chức tài chính vi mô hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp cải thiện dựa trên nền tảng pháp lý của các nghị định, quyết định và thông tư hiện hành.

Thành tựu và thách thức đối với các Quỹ và Dự án TCVM với Đại diện từ các Quỹ Phát triển Phụ nữ thuộc Hội Phụ nữ các tỉnh

Chia sẻ tại toạ đàm, bà Triệu Thị Lý - Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển tỉnh Bắc Kạn cho biết, Bắc Kạn thành lập năm 2014, hiện đã trải qua 10 năm thành lập và trưởng thành, đã hỗ trợ được nhiều hội viên nghèo, hộ gia đình thoát nghèo. Năm 2020, dự nợ 86 tỷ đồng, gần 7.000 thành viên.

Đó là thành công lớn nhất. Bên cạnh đó cũng gặp nhiều khó khăn, đây không chỉ là khó khăn riêng của Bắc Kạn mà còn là khó khăn chung của nhiều địa phương khác.

Hiện Bắc Kạn chỉ được duy trì 49,9 tỷ đồng, mặc dù đc IFAD tài trợ quy mô lớn hơn con số đó. Mặc dù đã làm hồ sơ chuyển đổi nhưng ngân hàng báo nộp chậm, nên giảm quy mô từ 86 tỷ đồng xuống 49,9 tỷ đồng. Chúng tôi có làm hồ sơ cấp phép với Ngân hàng Nhà nước để thành lập thêm dự án tổ chức tài chính vi mô. Khi chúng tôi cảm thấy có thể đáp ứng được con người và nguồn vốn nhưng bị giảm quy mô xuống, thành viên và dư nợ giảm theo. Nguồn vốn còn, nhu cầu của hội viên lớn nhưng ko thể giải ngân. Chúng ta đã làm làm đơn để xin lập thêm dự án tài chính vi mô nhưng theo luật, các tổ chức hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (không phải Việt Nam) nên không thể thực hiện được.

Bà Triệu Thị Lý - Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển tỉnh Bắc Kạn.
Bà Triệu Thị Lý - Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển tỉnh Bắc Kạn.

Tôi có 2 đề xuất trong dự thảo nghị định thay thế Nghị định 20, tôi đề xuất xem xét đối tượng tài chính vi mô. “Thu nhập thấp” hiện chưa có văn bản xác định, chưa quy định, chưa có chuẩn theo Ngân hàng Nhà nước quy định. Do đó tôi rất mong muốn Ngân hàng Nhà nước sớm trình Thủ tướng Chính phủ nghị định mới thay đổi nghị định 20, trong đó có quy định này để tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức tài chính vi mô.

Khẳng định chương trình tài chính vi mô là công cụ để thực hiện chiến lược tài chính của quốc gia. Bà Đỗ Thị Bích Thủy - Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình, với Quảng Bình, vốn dư nợ chỉ 310 tỷ đồng, nhưng có đến khoảng 20.000 thành viên tham gia. Có thể, về mặt tích cực, một một phận không nhỏ người dân sẽ có cơ hội cải thiện kinh tế và an sinh một cách bền vững.

Theo tôi, các cơ quan Nhà nước nên dành sự quan tâm hơn nữa, cụ thể là sớm ban hành nghị định thay thế cho Quyết định số 20/2017 của Thủ tướng Chính phủ, qua đó tạo điều kiện cho các đối tượng nghèo, cận nghèo có cơ hội vay vốn, phát triển sản xuất. Cần phải phát triển cân bằng giữa tín dụng và tiết kiệm.

Nếu ví như hai chân, thì hai chân này phải bước đều thì mới phát triển toàn diện được. Chúng ta cần có giải pháp để tạo điều kiện cho các chương trình tài chính vi mô được phát triển bền vững hơn. Ngoài ra, cũng cần chú tâm vào công tác giáo dục tài chính cho người dân, vì một bộ phận người nghèo chưa biết cách tự quản lý tài chính, chi tiêu dòng tiền sao cho hợp lý.

Cũng tại toạ đàm, bà Đoàn Thị Lê An - Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển tỉnh Cao Bằng cho biết, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Cao Bằng được thành lập năm 2014 với nguồn vốn điều lệ ban đầu là 4,5 tỷ đồng, qua 10 năm xây dựng và trưởng thành hiện quỹ đang quản lý nguồn vốn: 40 tỷ đồng, với 356 nhóm tiết kiệm tín dụng, 2.752 thành viên vay vốn. Tỷ lệ tự vững về tài chính 101%. Quỹ chúng tôi đang thực hiện 2 dự án: Dự án Ngôi làng hy vọng của tổ chức GCS Hàn Quốc là vốn viện trợ không hoàn lại, dự án Hỗ trợ nông hộ của nhà tài trợ IFAD là vốn vay của Bộ Tài chính. Hàng tháng Quỹ chúng tôi thu đủ gốc, lãi theo kế hoạch, không có nợ quá hạn.

Phát biểu tại toạ đàm, ông Hồ Minh Trung - Phó Giám Đốc Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai cho biết, Dự án tài chính vi mô (TCVM) được triển khai từ năm 2015. Tuy nhiên, thực tế triển khai ghi nhận rằng hành lang pháp lý dành cho chương trình này còn rất thiếu hụt, gây khó khăn cho công tác thực hiện và giám sát. Hiện tại, chỉ có hai văn bản pháp lý được áp dụng cho chương trình TCVM. Điều này dẫn đến việc thiếu cơ sở vững chắc để triển khai và quản lý các hoạt động của các quỹ tài chính vi mô.

Theo quy định, các quỹ tài chính vi mô có quy mô trên 3 tỷ đồng phải có bộ máy quản lý đầy đủ, bao gồm trưởng bộ phận và các bộ phận chuyên môn. Tuy nhiên, các quy định này chỉ áp dụng cho các quỹ lớn, còn đối với các quỹ nhỏ, quy trình và cách thức hoạt động lại không có sự thống nhất rõ ràng. Mỗi quỹ áp dụng theo các văn bản pháp lý khác nhau, tạo ra sự chồng chéo và thiếu đồng bộ trong việc quản lý, giám sát. Điều này khiến cho công tác thanh tra, kiểm tra gặp nhiều khó khăn. Các cơ quan thanh tra thường đặt câu hỏi về căn cứ pháp lý để áp dụng các quy chế, định mức chi tiêu, từ đó làm giảm hiệu quả triển khai và giám sát chương trình.

Một trong những bất cập lớn trong việc triển khai chương trình TCVM là việc thiếu các quy định rõ ràng về hành lang pháp lý để hỗ trợ và phát triển các chương trình, dự án tài chính vi mô. Sự thiếu đồng bộ trong các quy định đã tạo ra không ít khó khăn cho các quỹ khi triển khai các chương trình hỗ trợ tài chính vi mô ở các địa phương.

Vấn đề nữa, giáo dục tài chính tại các vùng khó khăn như các tỉnh Tây Nguyên (như Gia Lai, Đắk Nông), cũng là một yếu tố quan trọng cần được xem xét. Tại những khu vực này, ý thức về tiết kiệm và quản lý chi tiêu trong gia đình cực kỳ thấp. Người dân chủ yếu sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc vào mùa vụ, do đó thu nhập của họ không ổn định. Vào cuối mùa vụ, họ mới có thu nhập, nhưng nếu mùa vụ đó gặp khó khăn, như mất mùa hoặc mất giá, người dân sẽ gặp phải tình trạng thu nhập bấp bênh, dẫn đến những khó khăn trong việc chi tiêu và tiết kiệm.

Thực tế, người dân ở các xã, huyện vùng Tây Nguyên không tự quyết định được mức lãi suất vay vốn hay các điều khoản tín dụng trong các chương trình tài chính vi mô. Họ cũng thiếu các công cụ tài chính phù hợp để quản lý chi tiêu hiệu quả. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn khi không có áp lực đẩy mạnh việc tiết kiệm hoặc quản lý tài chính gia đình, vì người dân không thấy được lợi ích rõ ràng trong việc tiết kiệm hay hạn chế chi tiêu. Hơn nữa, khi không có các chương trình giáo dục tài chính hiệu quả, người dân không nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm và quản lý tài chính cá nhân, dẫn đến việc họ dễ dàng rơi vào tình trạng nợ nần khi không có đủ nguồn lực để chi trả.

Như vậy, để cải thiện tình hình, cần phải xây dựng một hệ thống pháp lý đồng bộ và đầy đủ hơn cho chương trình TCVM, đặc biệt là để hướng dẫn và hỗ trợ các quỹ tài chính vi mô hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác giáo dục tài chính tại các khu vực như Tây Nguyên cũng rất quan trọng để nâng cao nhận thức của người dân về việc tiết kiệm, quản lý chi tiêu và sử dụng tài chính hợp lý. Chỉ khi người dân hiểu rõ về các công cụ tài chính và tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân, họ mới có thể sử dụng các dịch vụ tài chính vi mô một cách hiệu quả và bền vững.

Tài chính vi mô hoàn toàn có thể số hoá được

Ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập Momo chia sẻ, giống như khi tôi khởi nghiệp Momo, tài chính vi mô hoàn toàn có thể số hoá được. Chúng tôi có thể giúp các tổ chức tài chính vi mô số hoá.

Thời kỳ Covid-19, trong 5 tháng, chúng tôi giải ngân cho khoảng 370.000 khách hàng, mỗi người chỉ vài ba triệu, con số giải ngân lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Chúng tôi tin các tổ chức tài chính vi mô có thể số hoá ⅔. chúng tôi có hơn 1000 kỹ sư và hoàn toàn hỗ trợ được việc này.

Ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập Momo.
Ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập Momo.

Hiện nay, theo cách truyền thống, chúng ta có thể tiếp cận lượng khách hàng giới hạn. Hiện chúng tôi có hơn 30 triệu khách hàng, chỉ cần có smartphone, có internet là có thể tiếp cận được.

Chúng tôi đã tổ chức các trang thông tin tài chính, trên đó rất đông thành viên, mọi thành viên có thể lên đó để lấy thông tin, trao đổi trực tiếp.

Quan trọng nữa, việc xác minh khách hàng thật, chúng tôi có thể làm được. Xác minh để phòng chống tội phạm, chống rửa tiền.

Hy vọng sắp tới chúng tôi có thể cùng cơ quan Nhà nước, tài chính vi mô đưa công nghệ vào để hiện đại hoá, đa dạng sản phẩm.

Mọi vướng mắc đều xuất phát từ việc chưa có hành lang pháp lý

Luật sư Vũ Quốc Bình - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ VietED - Chương trình Tài chính vi mô VietED cho biết, về tài chính vi mô, mọi vướng mắc đều xuất phát từ việc chưa có hành lang pháp lý để tạo ra một “sân chơi” chung cho các tổ chức, dự án, chương trình.

Chúng ta đã nghe nhiều đơn vị tài chính vi mô (TCVM) nói về các kết quả đạt được, nhưng chưa hề có kết luận về những thành tựu chung đã đạt được. Về pháp lý, chúng ta cần nhất thể hóa, bắt đầu từ việc định nghĩa về tài chính vi mô, sau đó là xây dựng hành lang pháp lý cho những đối tượng tham gia… Hiện nay chúng ta tạo ra những tổ chức TCVM, nhưng những tổ chức này lại chịu áp lực từ cái áo quá lớn với vai trò như một tổ chức tín dụng. Điều này vô hình trung làm khó các tổ chức tài chính vi mô, do các tổ chức này còn hạn chế về nguồn vốn, nhân lực.

Tài chính vi mô không chỉ là việc cấp vốn cho người dân, mà còn là quá trình giáo dục tài chính cho họ. Hai nhiệm vụ này không thể tách rời và luôn phải song hành.

Một rào cản lớn đối với TCVM là sự phân tán về pháp lý, khi các mô hình khác nhau phải tuân theo những quy định pháp luật khác nhau, dẫn đến sự thiếu nhất quán trong quản lý và phát triển.

Từ đó ông đề xuất các giải pháp sau để TCVM phát huy tốt hơn vai trò của mình:

Xây dựng hành lang pháp lý thống nhất cho tất cả các tổ chức TCVM, không phân biệt mô hình, nhưng đảm bảo tuân thủ các tiêu chí cơ bản của TCVM.

Chính sách ưu đãi của Chính phủ dành riêng cho các tổ chức TCVM, nhằm khuyến khích hoạt động và mở rộng quy mô.

Đơn giản hóa thủ tục cấp phép và tạo điều kiện cho các tổ chức TCVM độc lập được thành lập và vận hành hiệu quả.

Thiết lập Quỹ tài chính vi mô, hoặc yêu cầu các ngân hàng thương mại phân bổ một phần tín dụng cho TCVM với lãi suất ưu đãi, nhằm thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này.

TCVM với những đóng góp thiết thực, đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc cải thiện đời sống và thúc đẩy phát triển kinh tế tại các vùng khó khăn. Tuy nhiên, để lĩnh vực này phát triển bền vững, cần có sự đồng hành của chính sách pháp lý và sự hỗ trợ từ phía Chính phủ cũng như các tổ chức liên quan.

Bà Trần Thuý Linh - Giám đốc Chương trình TCVM VisionFund Việt Nam, trực thuộc tổ chức World Vision International bổ sung thêm: Hiện tại, có bốn nhóm đối tượng chính tiếp cận tài chính vi mô: người nghèo, cận nghèo, thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Trong đó, người nghèo và cận nghèo đã được Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi. Tuy nhiên, hai nhóm đối tượng còn lại, gồm người có thu nhập thấp và thu nhập trung bình, mặc dù cũng có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế, nhưng lại gặp khó khăn do thiếu tài sản đảm bảo, khiến họ chưa thể tiếp cận được các khoản vay từ các tổ chức tín dụng chính thức.

Về những hạn chế và hướng tháo gỡ trong cơ sở pháp lý về phát triển và quản lý, giám sát hoạt động tài chính vi mô. GS.TS Đào Văn Hùng - Nguyên viện trưởng việc chiếc lược và chính sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, bức tranh tài chính vi mô (TCVM) hiện nay có những bước phát triển đáng kể về chiều sâu, tuy nhiên, sự nhộn nhịp của thị trường vẫn còn kém so với 20 năm trước. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do nhiều người nghèo đã thoát nghèo, trong khi ở các quốc gia còn nghèo đói, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa người giàu và người nghèo.

Ông cho rằng trong bối cảnh hiện nay, nếu tiếp tục áp dụng các quy định như Thông tư 20, Thông tư 38, hoạt động tài chính vi mô sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển mạnh mẽ hơn.

TCVM chưa bao giờ là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính, do đó, chúng ta không cần quá lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý đang tỏ ra lo ngại hơi thái quá. Vì vậy, tôi xin đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của TCVM:

Tăng cường hoạt động của các cơ quan điều phối TCVM chung: Cần mạnh mẽ hơn trong việc đẩy mạnh các hoạt động của cơ quan điều phối chung, tạo ra một tiếng nói mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính vi mô. Điều này sẽ giúp truyền tải các đề xuất phát triển TCVM đến các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho việc phát triển tài chính vi mô.

Xây dựng chính sách phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo: Để giúp người nghèo thoát nghèo, cần có những chính sách phù hợp, giúp họ dễ dàng tiếp cận các nguồn tài chính vi mô. Việc điều chỉnh chính sách cần phải linh hoạt và kịp thời để đáp ứng nhu cầu thực tế. Tôi đề nghị thành lập một hiệp hội để điều phối các hoạt động của TCVM, tạo ra sự đồng bộ và hiệu quả trong việc triển khai các chính sách.

Tăng cường sự tham gia của các tổ chức có ảnh hưởng đến chính sách: Cần tìm kiếm các nhà tài trợ lớn và có tầm ảnh hưởng để hỗ trợ phát triển TCVM. Để TCVM phát triển bền vững, cần phải tiếp cận lại các chính sách hiện có và sửa đổi, bổ sung những điểm còn thiếu sót hoặc chưa phù hợp.

Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ: Cần có thêm các nghiên cứu toàn diện hơn về TCVM, đặc biệt là các nghiên cứu bao quát, đánh giá tổng thể để có cái nhìn sâu sắc hơn về thực trạng và tiềm năng phát triển. Một trong những giải pháp quan trọng là thúc đẩy phát triển TCVM dựa trên nền tảng công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả và khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính vi mô, từ đó tạo ra những thay đổi tích cực trong hệ thống này.

Đồng ý với ý kiến của GS.TS Đào Văn Hùng, Ông Hoàng Văn Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổ chức tài chính vi mô CEP chia sẻ tâm tư, khi tôi sang Bangladesh vào năm 2006, đã có một dự án phát triển công ty công nghệ được triển khai ngay trong lòng một ngân hàng. Đây cũng chính là mô hình mà chúng tôi đang hướng tới. Hiện nay, các ngân hàng đã bắt đầu chi trả lương cho các công ty công nghệ, và về mặt công nghệ, mục tiêu đã đạt được.

Tuy nhiên, thủ tục hành chính vẫn còn nhiều vướng mắc và chưa được giải quyết triệt để. Do đó, cần có một tầm nhìn vĩ mô từ các cơ quan quản lý, vì bản thân các ngân hàng không thể tự giải quyết vấn đề này một mình.

Về vai trò và nội dung giáo dục, thông tin tuyên truyền giúp nâng cao hiệu quả của các chương trình tài chính vi mô, giúp người dân nghèo hiểu rõ hơn về quản lý tài chính cá nhân. PGS.TS Lê Văn Luyện - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng cho rằng, hoàn thiện quá trình giáo dục tài chính, nhân sự trong các tổ chức tài chính vi mô cần được trang bị kiến thức toàn diện, không chỉ về kinh tế mà còn về nhiều lĩnh vực liên quan khác.

Điều quan trọng là phải giúp đối tượng mà tài chính vi mô hướng tới hiểu rõ bản chất và lợi ích của các sản phẩm tài chính mà họ tiếp cận. Ví dụ, chúng ta cần giải thích cho các thành viên về lý do tại sao lãi suất vay tại các tổ chức tài chính vi mô thường cao hơn so với vay ngân hàng. Sự khác biệt này xuất phát từ những yếu tố đặc thù mà chúng ta chưa có đủ cơ hội để giải thích một cách đầy đủ và chi tiết.

Hơn nữa, phương thức giáo dục cũng đóng vai trò rất quan trọng. Mỗi cá nhân có điều kiện, thời gian và hoàn cảnh khác nhau, vì vậy cần áp dụng các hình thức học tập linh hoạt. Ví dụ, sử dụng các công cụ như Zoom để tổ chức các buổi học online sẽ là giải pháp hiệu quả. Đây là một kênh thuận tiện để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và các quy định pháp luật, giúp lan tỏa thông tin đến đông đảo đối tượng một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ

TS. Phạm Minh Tú đánh giá cao các ý kiến, quan điểm của các chuyên gia. Những đóng góp này đều rất tâm huyết và thực tế, phản ánh những vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Tuy nhiên, ông cho rằng chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận. Việc chỉ đưa ra ý kiến mà thiếu sự lắng nghe và tiếp thu từ các cơ quan quản lý nhà nước sẽ khó mang lại hiệu quả thực chất như mong đợi.

Ông đề nghị Ban tổ chức ghi chép đầy đủ và chính thức tất cả các ý kiến, đề xuất và khuyến nghị đã được đưa ra, sau đó chuyển những thông tin này đến Ngân hàng Nhà nước để tiếp tục lấy ý kiến đóng góp và hoàn thiện các vấn đề.

Ngoài ra, Ban tổ chức cũng nên tổng kết lại các đề xuất, đánh giá và khuyến nghị một cách rõ ràng, chi tiết và chính thức để gửi đến Ngân hàng Nhà nước, tạo điều kiện cho quá trình xem xét và áp dụng hiệu quả hơn.

Tại toạ đàm, bà Trần Thuý Linh, Giám đốc Chương trình TCVM VisionFund Việt Nam, trực thuộc tổ chức World Vision International trình bày tham luận về những khó khăn và Thách thức khi thành lập TC-TCVM.

Tài chính vi mô (TCVM) là một công cụ mạnh mẽ, có đóng góp to lớn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho những đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là những hộ nghèo, thu nhập thấp và các cộng đồng dân cư có hoàn cảnh khó khăn. TCVM không chỉ giúp tăng thu nhập mà còn góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của khách hàng.

Theo thống kê từ Chương trình Tài chính Vi mô của World Vision International (WVI), 88,9% khách hàng đã báo cáo rằng thu nhập của họ tăng lên nhờ các khoản vay trước đó. Chương trình này đã cải thiện mức sống của các hộ nghèo, với một tỷ lệ lớn khách hàng (27,4%) đánh giá cuộc sống của họ ở mức từ 8 – 10, cho thấy tác động tích cực mà TCVM mang lại.

Các quy định hiện hành hạn chế sự phát triển của TCVM

Tuy nhiên, để có thể mở rộng quy mô và gia tăng tác động của các chương trình tài chính vi mô, việc huy động vốn bền vững và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành là một thách thức lớn. Các quy định hiện hành về quyền sở hữu đối với các tổ chức tài chính vi mô, đặc biệt là yêu cầu tổ chức chính trị - xã hội phải tham gia làm chủ sở hữu, đang trở thành rào cản đáng kể đối với sự phát triển của ngành.

Theo quy định hiện hành, các tổ chức TCVM phải có ít nhất một tổ chức chính trị - xã hội tham gia làm chủ sở hữu, điều này không chỉ hạn chế sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ mà còn làm giảm khả năng thu hút các nhà đầu tư và tổ chức tài chính từ bên ngoài, bao gồm các tổ chức tài chính quốc tế hoặc các doanh nghiệp tư nhân có tiềm lực tài chính mạnh.

Trong khi đó, nhu cầu về tài chính vi mô tại nhiều tỉnh thành vẫn rất lớn, và việc duy trì nguồn vốn chỉ từ các tổ chức phi chính phủ hoặc tài trợ không thể đáp ứng đủ nguồn lực để mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức TCVM.

Hạn chế về nguồn vốn của chương trình tài chính vi mô

Các chương trình tài chính vi mô hiện đang phụ thuộc vào nguồn vốn tài trợ không hoàn lại và các khoản vay từ các tổ chức quốc tế.

Tuy nhiên, những nguồn vốn này không đủ để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô và cải thiện chất lượng dịch vụ cho các đối tượng nghèo và dễ bị tổn thương.

Hệ thống ngân hàng thương mại trong nước cũng chưa sẵn sàng cung cấp vốn vay không có tài sản đảm bảo, và các quy định về vay ngoại tệ cũng là một trở ngại lớn.

Do đó, việc tìm kiếm các nguồn vốn bền vững thông qua việc thay đổi các quy định về quyền sở hữu và cấu trúc của các tổ chức tài chính vi mô là hết sức cần thiết. Một trong những lựa chọn khả thi là chuyển đổi các chương trình tài chính vi mô thành các tổ chức tài chính vi mô được cấp phép (MFI) để có thể huy động vốn từ các nguồn tài chính đa dạng và ổn định hơn, đặc biệt là các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Kiến nghị điều chỉnh khi áp dụng quy định dự thảo nghị định thay thế QĐ 20/2017/QĐ-TTg

Một trong những kiến nghị quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức tài chính vi mô là cần phải nới lỏng quy định về chủ sở hữu và thành viên sáng lập của MFI. Cụ thể:

Xem xét bỏ “Tiết kiệm bắt buộc chỉ được thực hiện đối với khách hàng tài chính vi mô đang có khoản vay”.

Việc bắt buộc đang có khoản vay sẽ là rào cản cho việc xây dựng thói quen tiết kiệm, là một lợi ích chính TCVM mang lại cho khách hàng, hạn chế cơ hội tiếp cận với dịch vụ tiết kiệm của nhóm đối tượng khách hàng TCVM, tăng áp lực công việc và chi phí quản lý cho Chương trình/ Dự án

Bổ sung cơ chế làm việc giữa UBND và Tổ chức có chương trình, dự án TCVM

- Nên có cơ chế làm việc giữa UBND và Tổ chức có Chương trình - Dự án TCVM để thống nhất nhận định đánh giá về chương trình trước khi ra các quyết định.

- Cần tạo điều kiện cho phép các Chương trình/dự án TCVM được chuyển nguồn vốn sang một địa phương khác khi nhu cầu tại địa phương đang triển khai không còn nhu cầu nữa hoặc đã đạt đến tiêu chí đóng CT/DA TCVM do tổ chức phi chính phủ thực hiện

Đưa vào điều 5. “Cấp Giấy đăng ký hoạt động chương trình, dự án tài chính vi mô”, cơ quan NHNN đủ điều kiện, năng lực chuyên môn để xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan.

Sự chấp thuận của UBND về hoạt động các CTTCVM trên địa bàn là sự chấp thuận về chủ trương phù hợp với điều kiện KT-XH, nhu cầu của địa phương, cần những điều kiện sâu về chuyên môn thì cần đưa vào điều kiện cấp giấy đăng ký hoat động và được xem xét bởi Ngân hàng Nhà nước

Đề nghị khi thay đổi 1) số vốn thực hiện TCVM và 2) người quản lý, điều hành chương trình, dự án tài chính vi mô thì tổ chức thông báo (chứ không cần xin phép chấp thuận) bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân có thẩm quyền nơi triển khai thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô.

Hiện tại khi thay đổi vốn thực hiện TCVM, các chương trình dự án báo cáo tới NHNN. Việc cần được sự chấp thuận mới được thay đổi, dẫn đến chậm trễ trong hoạt động

Trường hợp quy trình Ủy ban nhân dân có thẩm quyền chấp thuận người điều hành, quản lý mới bị kéo dài hơn dự tính sẽ dẫn đến những khó khăn cho Chương trình, dự án tài chính vi mô và người lao động

Xem xét vấn đề cập rõ như quy định tại khoản 3 Điều 13 tại Quyết định 20/2017/QĐ-TTg

Ghi rõ mục: c) Đại lý cung cấp các sản phẩm bảo hiểm đối với khách hàng tài chính vi mô theo quy định của pháp luật

Sản phẩm Bảo hiểm vi mô là cần thiết và hỗ trợ tốt cho khách hàng TCVM, để bảo vệ khách hàng trước các rủi ro. Nên ghi rõ hoạt động đại lý bảo hiểm, để tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình/ dự án TCVM hợp tác với các công ty bảo hiểm

Đề nghị làm rõ nguồn vốn theo Điều 15.1 mà tổ chức phi chính phủ nước ngoài sử dụng để thực hiện hoạt động cho vay tài chính vi mô (theo Điều 15.4) có được coi là thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 80 không?

Nguồn vốn theo Điều 15.1 mà tổ chức phi chính phủ nước ngoài sử dụng cho hoạt động cho vay tài chính vi mô (theo Điều 15.4) là vốn quay vòng, người hưởng lợi/khách hàng tài chính vi mô có hoàn trả lại cho tổ chức nên chưa phải là viện trợ không hoàn lại từ tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Bổ sung tổ chức nước ngoài đáp ứng điều kiện:

- Do yêu cầu bắt buộc chủ sở hữu/thành viên sáng lập của TCTCVM phải là tổ chức chính trị- xã hội nên giới hạn các thành phần có thể tham gia góp vốn ; chưa có quy định cho phép các TCTCVM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần nên chưa kêu gọi được đa dạng các nhà đầu tư tham gia tạo nguồn vốn cho hoạt động

- Chưa huy động nguồn lực từ các tổ chức TCVM đang hoạt động uy tín trên thế giới

Bỏ yêu cầu 1 thành viên là tổ chức chính trị - xã hội: "Tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại Hiến pháp và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam tại các cấp Trung ương, tỉnh, thành phố, quận, huyện. Hiện tại Liên đoàn Lao động và Hội liên hiệp phụ nữ đã thành lập Tổ chức TCVM, các đơn vị còn lại ít quan tâm tới hoạt động TCVM, giới hạn thành viên góp vốn, dẫn đến hầu như không có cơ hội để thành lập tổ chức TCVM mới"

Quy định yêu cầu ít nhất một thành viên sáng lập của tổ chức TCVM phải là tổ chức chính trị - xã hội đang hạn chế việc tham gia của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế, điều này khiến các tổ chức TCVM không thể huy động đủ nguồn vốn cho hoạt động. Việc loại bỏ yêu cầu này sẽ mở ra cơ hội cho các tổ chức tài chính vi mô có thể hợp tác với nhiều nguồn tài chính khác nhau, bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các quỹ đầu tư xã hội và các nhà đầu tư quốc tế.

Tóm lại, việc nới lỏng các hạn chế về quyền sở hữu đối với các tổ chức tài chính vi mô sẽ giúp ngành tài chính vi mô phát triển mạnh mẽ hơn, mở ra cơ hội tiếp cận các nguồn vốn bền vững và đa dạng. Điều này không chỉ giúp các tổ chức TCVM mở rộng quy mô hoạt động mà còn giúp nâng cao hiệu quả của các chương trình hỗ trợ cộng đồng, đặc biệt là đối với các hộ nghèo và những người thu nhập thấp.

Thêm vào đó, việc cho phép các tổ chức TCVM hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế sẽ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng cường quản lý rủi ro và cải thiện khả năng tài chính của các tổ chức, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành tài chính vi mô.

Ông Hoàng Văn Thành, Bí Thư Đảng ủy Bộ phận Tổ chức TCVM CEP, Chủ tịch Hội đồng thành viên tổ chức TCVM CEP trình bày tham luận về khó khăn và Thách thức khi triển khai Thông tư 33/2024-NHNN đối với TC-TCVM.

Với sự ra đời của Thông tư 33/2024/TT-NHNN (có hiệu lực từ ngày 1/7/2024), các quy định về hoạt động của TCVM đã được hoàn thiện, nhằm thúc đẩy sự phát triển ổn định và lành mạnh của các tổ chức này. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Thông tư 33, Tổ chức Tài chính Vi mô CEP (thuộc Liên đoàn Lao động Việt Nam) đang gặp phải một số thách thức đáng kể trong việc thực hiện các quy định mới.

Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ

1. Nhiều khách hàng, đặc biệt là công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp không thể tiếp cận nguồn vốn CEP do vướng quy định về mức thu nhập thấp

Trước khi Thông tư 33 ra đời, không có quy định cụ thể về mức thu nhập tối thiểu để được vay vốn tại các TCVM. Trong 33 năm hoạt động, CEP tập trung vào việc cung cấp tín dụng cho công nhân và đoàn viên công đoàn, với mục tiêu hỗ trợ cải thiện điều kiện sống và bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Tuy nhiên, theo điểm a, b, Khoản 4, Điều 3 Thông tư 33 quy định khách hàng cá nhân muốn vay vốn CEP phải thỏa các điều kiện: Là cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; hoặc cá nhân có thu nhập thấp:

(i) bình quân tối đa 09 triệu đồng/tháng tại thành thị;

(ii) thu nhập bình quân tối đa 07 triệu đồng/tháng tại nông thôn;

(iii) Người lao động tự do làm việc không trên cơ sở thuê mướn theo thỏa thuận lao động có mức thu nhập tương ứng mức thu nhập bình quân của đối tượng khách hàng quy định tại điểm (i) và (ii).

Với quy định này, sẽ có hơn 147.000 công nhân, người lao động đang vay vốn CEP (42% tổng số khách hàng) có mức thu nhập từ 9 triệu đồng/tháng trở lên, trong đó phần lớn là công nhân nhập cư, làm việc trực tiếp tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, tương ứng với dư nợ cho vay 2.928 tỷ đồng (chiếm 52% tổng dư nợ cho vay).

Bên cạnh đó, với quy định khách hàng tài chính vi mô phải là “người lao động theo hợp đồng lao động”, CEP sẽ phải ngừng phục vụ cho tất cả đoàn viên công đoàn là công chức, viên chức, lực lượng vũ trang (hiện CEP đang phục vụ gần 32.000 công chức, viên chức, lực lượng vũ trang với dư nợ cho vay 655 tỷ đồng).

Điều này sẽ làm giảm phạm vi phục vụ của CEP đối với những đối tượng công nhân đang gặp khó khăn.

2. CEP gặp khó khăn trong xác định khu vực đô thị, nông thôn:

Điểm b(i), b(ii) và c khoản 4 Điều 3 Thông tư 33 quy định đối với khách hàng tài chính vi mô là người lao động ở “khu vực đô thị”, “khu vực nông thôn”.

(i) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở khu vực đô thị có mức thu nhập bình quân tối đa 09 triệu đồng/tháng tại thời điểm đề nghị vay vốn;

(ii) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở khu vực nông thôn có mức thu nhập bình quân tối đa 07 triệu đồng/tháng tại thời điểm đề nghị vay vốn;

Tuy nhiên, CEP gặp khó khăn trong việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để xác định “khu vực đô thị”, “khu vực nông thôn”. Có nhiều nghị định phân chia “khu vực đô thị”, “khu vực nông thôn” không thống nhất và chưa có quy chuẩn cụ thể.

Vì vậy, các công nhân tại khu vực đô thị như Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi không thể vay vốn vì thu nhập của họ thường trên 7 triệu đồng/tháng, trong khi Thông tư quy định mức thu nhập tối đa cho khách hàng vay tại khu vực nông thôn là 7 triệu đồng/tháng.

Việc phân chia không rõ ràng giữa khu vực đô thị và nông thôn khiến nhiều công nhân ở các khu công nghiệp không thể tiếp cận nguồn vốn, mặc dù thu nhập của họ chỉ vừa đủ đáp ứng điều kiện vay vốn.

3. Khách hàng CEP khó tiếp cận nguồn vốn uy tín từ CEP do không đáp ứng thủ tục vay vốn, tăng khả năng người nghèo phải tiếp cận “tín dụng đen”:

Khoản 6, Điều 24 Thông tư 33 quy định hộ gia đình có thu nhập thấp chỉ được vay vốn khi thỏa đầy đủ các điều kiện:

(i) Phải có người đại diện của hộ gia đình được các thành viên của hộ gia đình ủy quyền đại diện bằng văn bản theo quy định pháp luật để đứng tên vay vốn;

(ii) Phải vay thông qua Tổ vay vốn (một tổ vay vốn tối thiểu là 05 tổ viên và tối đa là 60 tổ viên, cư trú hợp pháp theo địa bàn dân cư thuộc đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn);

(iii) Phải có phê duyệt hoặc giới thiệu của tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương các cấp.

Tuy nhiên, nhiều công nhân nhập cư không thể đáp ứng yêu cầu về giấy ủy quyền, khiến họ có nguy cơ phải vay từ "tín dụng đen" với lãi suất cao. Trong TCVM, người nghèo mong muốn thủ tục càng đơn giản càng tốt.

CEP gặp khó khăn khi áp dụng quy định về tổ vay vốn đối với công nhân lao động, đặc biệt là khi các phường xã từ chối phê duyệt hoặc giới thiệu khách hàng vay vốn cho CEP. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân và thách thức hoạt động của CEP, làm giảm khả năng thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn.

Tháo bỏ được chính sách thông thoáng, thủ tục dễ dàng cho người nghèo tiếp cận là cơ hội để TCVM phát triển. Chính vì vậy, CEP mong muốn Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển tài chính vi mô tại Việt Nam.

PGS.TS Lê Văn Luyện - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng, Thành viên Hội đồng HVNH nhiệm kỳ 2020-2025 trình bày tham luận: “Tài chính vi mô giúp giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững”.

Mỗi người sinh ra và lớn lên trong những hoàn cảnh gia đình khác nhau, có người xuất phát từ nền tảng gia đình khá giả, được học hành đầy đủ, trong khi có những người không có điều kiện như vậy. Tuy nhiên, dù hoàn cảnh thế nào, cha mẹ luôn hy sinh để mang lại điều tốt nhất cho con cái. Chúng ta không thể lựa chọn cha mẹ nhưng có quyền chọn lựa cuộc sống của chính mình. Thành công không chỉ phụ thuộc vào gia đình mà còn vào mục tiêu, sự kiên trì và khả năng tận dụng cơ hội. Nhiều tỷ phú, triệu phú xuất phát từ số 0, tự tạo dựng tài sản cho mình.

Để phát triển, mỗi người cần đặt ra mục tiêu rõ ràng và kiên trì theo đuổi, từ ngắn hạn đến dài hạn. Họ cũng cần tận dụng sự giúp đỡ từ các tổ chức tài chính vi mô, đòn bẩy tài chính và trí tuệ để thoát nghèo và phát triển kinh tế bền vững. Các chương trình tài chính vi mô không chỉ hỗ trợ người nghèo bằng cách cung cấp tiền mà còn dạy họ cách sử dụng tiền và cách làm kinh tế, từ đó tự cải thiện cuộc sống. Chúng ta không nên chỉ nhìn vào kết quả trước mắt, mà cần chú ý đến cách thức, công cụ làm ra kết quả bền vững, giống như việc có cái cần câu thay vì chỉ câu cá.

Các tổ chức tài chính vi mô giúp người nghèo không chỉ bằng tiền mà còn giúp họ phát triển kinh tế thông qua việc hỗ trợ kỹ năng, tạo mối quan hệ với doanh nghiệp, đưa sản phẩm ra thị trường, thậm chí xuất khẩu. VietED là một ví dụ điển hình, giúp người nghèo làm kinh tế bền vững và đóng góp vào phát triển đất nước.

Ngoài ra, việc xây dựng tài sản và tạo thu nhập thụ động rất quan trọng để đảm bảo sự ổn định trong tương lai. Đặc biệt, đối với những người còn nghèo, họ càng cần phải học cách làm kinh tế và giáo dục con cái về cách thức tạo dựng tài sản lâu dài, thay vì chỉ chạy đua theo nhu cầu trước mắt. Các chương trình tài chính vi mô giúp họ học hỏi và áp dụng những bài học thực tế để thay đổi cuộc sống.

Phụ nữ, đặc biệt là ở các gia đình nghèo, thường là người chịu nhiều thiệt thòi, vừa phải làm việc ngoài xã hội, vừa phải lo toan công việc gia đình. Trong những hoàn cảnh khó khăn, họ thường nhường cơm, sẻ áo cho chồng con, hi sinh bản thân để mang lại điều tốt nhất cho gia đình. Tuy nhiên, họ cũng cần được trang bị các kỹ năng làm kinh tế để vươn lên, giúp gia đình thoát nghèo. Chương trình tài chính vi mô gắn với Hội Phụ nữ (Quỹ TYM) đã giúp đỡ phụ nữ rất hiệu quả, hỗ trợ tài chính và đào tạo họ làm kinh tế, nâng cao kiến thức và vị thế của phụ nữ trong xã hội.

Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, mọi thay đổi đều tác động mạnh mẽ đến các ngành nghề và cuộc sống của người dân. Nhiều công việc thủ công đã bị máy móc thay thế, và xu hướng trả lương theo năng suất, KPI đang thay đổi cách thức làm việc. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, việc mất việc làm đang trở nên phổ biến, đặc biệt đối với những người không thích nghi với thay đổi. Tình trạng thất nghiệp và đói nghèo ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, nơi người dân khó tiếp cận giáo dục và cơ hội việc làm.

Các tổ chức tài chính vi mô đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người dân, đặc biệt là những hộ gia đình yếu thế, phát triển kinh tế bền vững. Chúng không chỉ cung cấp vốn mà còn giáo dục và hỗ trợ người dân khai thác tiềm năng của địa phương, tạo công ăn việc làm, giữ gìn môi trường và giảm di cư tự phát. Các chương trình tài chính vi mô còn giúp kết nối các sản phẩm từ các địa phương ra thị trường rộng lớn hơn, góp phần phát triển đất nước bền vững.

Để các tổ chức tài chính vi mô có thể phát huy tác dụng tối đa, cần có một hành lang pháp lý hoàn thiện và đáng tin cậy. Sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành cần tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước. Khi các quy định pháp lý được bổ sung và hoàn thiện, các tổ chức tài chính vi mô sẽ có điều kiện thuận lợi để tiếp cận các nguồn tài trợ trong và ngoài nước, giúp đỡ người dân vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Tóm lại, để giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững, ngoài vấn đề vốn, người dân cần được trang bị kiến thức và kỹ năng làm kinh tế, biết cách sử dụng đòn bẩy tài chính, trí tuệ và thời gian để khai thác tiềm năng địa phương.

Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hành trình 37 năm khẳng định vị thế, vinh danh thương hiệu quốc gia

Hành trình 37 năm khẳng định vị thế, vinh danh thương hiệu quốc gia

Hơn ba thập kỷ không ngừng đổi mới và phát triển, Agribank đã trở thành trụ cột quan trọng của ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam. Từ sứ mệnh tiên phong vì “Tam nông” đến những bước tiến mạnh mẽ trong chuyển đổi số và hội nhập quốc tế, Agribank đã ghi dấu ấn với hàng loạt giải thưởng danh giá, từ đó tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong hành trình phát triển bền vững.
Hỗ trợ người trẻ có nhà BIDV triển khai gói tín dụng quy mô lớn nhất, ưu đãi tốt nhất thị trường

Hỗ trợ người trẻ có nhà BIDV triển khai gói tín dụng quy mô lớn nhất, ưu đãi tốt nhất thị trường

Gói tín dụng lên đến 40.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân đến 35 tuổi có nhu cầu mua/thuê mua nhà ở trên toàn quốc. Đây cũng là minh chứng rõ ràng cho cam kết đồng hành lâu dài của BIDV: “Có BIDV là có Nhà”.
Những ngân hàng có lãi suất siêu cao từ 7,5-9,65%/năm

Những ngân hàng có lãi suất siêu cao từ 7,5-9,65%/năm

Tính tới thời điểm hiện tại, chỉ còn số ít ngân hàng duy trì lãi suất tiền gửi từ 6%/năm, ngoài ra có 4 ngân hàng tiếp tục duy trì lãi suất siêu cao từ 7,5-9,65%/năm.
Hai tổ chức tài chính thuộc chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Hai tổ chức tài chính thuộc chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Ngày 24/3/2025 Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản lý rủi ro môi trường và xã hội, chống biến đổi khí hậu.
Đã có ngân hàng giảm lãi suất lần thứ 4 trong tháng

Đã có ngân hàng giảm lãi suất lần thứ 4 trong tháng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) giảm lãi suất lần thứ 4 trong tháng. Đến nay chỉ còn một vài ngân hàng duy trì lãi suất trên 6%/năm.
Thêm ngân hàng giảm lãi suất huy động lần thứ 3 trong tháng

Thêm ngân hàng giảm lãi suất huy động lần thứ 3 trong tháng

Kienlongbank trở thành ngân hàng thứ 2 giảm lãi suất huy động trực tuyến lần thứ 3 trong tháng sau Eximbank. Khách hàng vẫn có nhiều lựa chọn các mức lãi suất hấp dẫn ở các kỳ hạn kèm điều kiện đặc biệt.
Nhận tiền kiều hối an toàn, nhanh chóng qua MoneyGram tại Agribank

Nhận tiền kiều hối an toàn, nhanh chóng qua MoneyGram tại Agribank

Kể từ ngày 10/03/2025, nhằm mang đến nhiều sự lựa chọn cũng như tiện ích cho Khách hàng sử dụng dịch vụ chi trả kiều hối, Agribank triển khai dịch vụ nhận tiền qua MoneyGram Payment Systems, Inc (MoneyGram) sẽ giúp Agribank mở rộng phạm vi dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhận tiền từ gia đình và người thân từ nước ngoài.
5 ngân hàng nào còn duy trì mức lãi suất huy động trên 6%?

5 ngân hàng nào còn duy trì mức lãi suất huy động trên 6%?

Chỉ còn 5 ngân hàng thương mại trong nước niêm yết lãi suất huy động từ mức 6%/năm, giảm 8 ngân hàng so với trước thời điểm 25/3.
Còn duy nhất một ngân hàng trả lãi suất 6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng

Còn duy nhất một ngân hàng trả lãi suất 6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng

Tính đến thời điểm hiện tại, GPBank là ngân hàng duy nhất trả lãi suất từ 6% trở lên cho khoản tiền gửi dưới 1 tỷ đồng kỳ hạn 12 tháng. Các ngân hàng khác chỉ áp dụng lãi suất từ 6% khi khách gửi kỳ hạn dài hơn.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ Hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV: Vươn mình bứt phá hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV: Vươn mình bứt phá hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập

Vừa qua, tại Hà Nội, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2025 hướng tới kỷ niêm 20 năm ngày thành lập.
Ngân hàng nào đang đứng đầu về lãi suất đặc biệt dành cho khách hàng "siêu giàu”?

Ngân hàng nào đang đứng đầu về lãi suất đặc biệt dành cho khách hàng "siêu giàu”?

Vượt qua PVCombank, HDBank và Vikki Bank, ABBank dẫn đầu lãi suất tiết kiệm với mức 9,65%/năm cho kỳ hạn 13 tháng, áp dụng cho khách hàng gửi từ 1.500 tỷ đồng.
VPBank miễn phí chuyển tiền quốc tế với đa dạng ngoại tệ

VPBank miễn phí chuyển tiền quốc tế với đa dạng ngoại tệ

Với mong muốn giảm bớt gánh nặng tài chính cho khách hàng đồng thời mang đến trải nghiệm chuyển tiền quốc tế đơn giản, tiện lợi như chuyển tiền trong nước, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) triển khai chương trình “Chuyển tiền 0 đồng toàn cầu, VPBank lựa chọn hàng đầu” với ưu đãi hoàn toàn miễn phí cùng nhiều loại ngoại tệ.
Gửi tiền kỳ hạn 12 tháng ở ngân hàng nào để hưởng lãi suất cao nhất?

Gửi tiền kỳ hạn 12 tháng ở ngân hàng nào để hưởng lãi suất cao nhất?

Hiện nay, một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao nhất kỳ hạn 12 tháng lên đến 7-9%, nhưng để được hưởng mức lãi suất này, khách hàng phải đáp ứng các điều kiện đặc biệt.
Gửi tiết kiệm tại BIDV: Cơ hội trúng vàng miếng trị giá 680 triệu đồng

Gửi tiết kiệm tại BIDV: Cơ hội trúng vàng miếng trị giá 680 triệu đồng

Từ ngày 01/3/2025 đến hết ngày 15/4/2025, BIDV triển khai chương trình khuyến mại “Gửi tiết kiệm rước lộc vàng” dành cho khách hàng cá nhân với quà tặng tiền mặt và cơ hội tham gia quay số trúng thưởng. Tổng giá trị quà tặng và giải thưởng lên tới hơn 8,4 tỷ đồng.
“Tiết kiệm Vikki - Trúng VÀNG ký”

“Tiết kiệm Vikki - Trúng VÀNG ký”

Nhân dịp khánh thành tuyến Metro số 1 thành phố Hồ Chí Minh (Bến Thành - Suối Tiên), Vikki Digital Bank - Ngân hàng Số thế hệ mới đồng hành với hệ thống thanh toán không tiền mặt - thẻ VikkiGO, sẽ triển khai chương trình tiết kiệm trực tuyến dự thưởng lớn nhất trong năm “Tiết kiệm Vikki - Trúng VÀNG ký” từ nay đến hết 31/5/2025.
Đã có ngân hàng giảm lãi suất huy động lần thứ 3 trong tháng

Đã có ngân hàng giảm lãi suất huy động lần thứ 3 trong tháng

Các ngân hàng tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động. Công bố diễn biến mới nhất về chính sách lãi suất đặc biệt
Điều chỉnh lãi suất dành cho nhóm khách hàng có số tiền gửi lớn

Điều chỉnh lãi suất dành cho nhóm khách hàng có số tiền gửi lớn

Mặc dù nhiều ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất, một số ngân hàng vẫn duy trì chính sách lãi suất cao dành cho khách hàng có số tiền gửi lớn.
Lộ diện ngân hàng thứ 14 giảm lãi suất huy động

Lộ diện ngân hàng thứ 14 giảm lãi suất huy động

Vikki Bank công bố điều chỉnh giảm mạnh biểu lãi suất huy động mới. Mức lãi suất trên 6%/năm đang được nhiều ngân hàng niêm yết cho các kỳ hạn tiền gửi dài nhưng không yêu cầu về số tiền gửi tối thiểu.
Siêu sự kiện ngày hội văn hóa SHB & T&T Group - Dấu ấn vững bước vào kỷ nguyên mới

Siêu sự kiện ngày hội văn hóa SHB & T&T Group - Dấu ấn vững bước vào kỷ nguyên mới

Lần đầu tiên trong lịch sử một ngày hội văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam được tổ chức với quy mô hoành tráng chưa từng có, lấy cảm hứng từ Thế vận hội. Các hoạt động tập thể sôi nổi cùng những màn trình diễn nghệ thuật đỉnh cao, hiệu ứng công nghệ hiện đại hứa hẹn mang đến một chương trình bùng nổ và đầy ấn tượng. Qua đó, sự kiện truyền tải thông điệp mạnh mẽ về sự vươn mình trong kỷ nguyên mới của tập đoàn và ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
BIDV ưu đãi khách hàng hưởng chính sách theo Nghị định 178

BIDV ưu đãi khách hàng hưởng chính sách theo Nghị định 178

Nhằm mang đến giải pháp tài chính an toàn và sinh lời vượt trội dành riêng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, BIDV triển khai gói sản phẩm “Tiền gửi an vui - Sinh lời bền vững” với nhiều ưu đãi hấp dẫn về tài chính và chăm sóc sức khỏe cho khách hàng. Chương trình áp dụng từ ngày 01/3/2025 đến hết ngày 31/12/2025.
Techcombank giảm lãi suất ở tất cả các kỳ hạn

Techcombank giảm lãi suất ở tất cả các kỳ hạn

Ông lớn Techcombank điều chỉnh lãi suất ở tất cả kỳ hạn. Theo thống kê, từ cuối tháng 2 đến nay đã có 18 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động.
Ngân hàng nào đang niêm yết lãi suất trên 7%?

Ngân hàng nào đang niêm yết lãi suất trên 7%?

PvcomBank, HDBank, MSB, Dong A Bank là 4 ngân hàng có lãi suất trên 7% cho các kỳ hạn tiền gửi dài, trong khi đó một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao hơn nhưng kèm theo điều kiện đặc biệt.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu không làm khó người dân vay vốn sản xuất lúa gạo

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu không làm khó người dân vay vốn sản xuất lúa gạo

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Công văn số 1595/NHNN-TD yêu cầu các ngân hàng thương mại và NHNN chi nhánh khu vực 13, 14, 15 triển khai các giải pháp tín dụng phục vụ sản xuất, chế biến, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo, đặc biệt là thu mua lúa vụ Đông Xuân 2025 tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Gửi tiền ở ngân hàng nào để hưởng lãi suất 6%/năm?

Gửi tiền ở ngân hàng nào để hưởng lãi suất 6%/năm?

Tính đến ngày 7/3, tiếp tục có thêm một số ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất như Hong Leong Việt Nam, Indovina Bank (IVB), SHB, SeABank, VCBNeo..., trong đó nhiều ngân hàng đã rời mốc lãi suất 6%/năm.
Việt Nam sẽ thí điểm lập sàn giao dịch tiền số ngay trong tháng 3

Việt Nam sẽ thí điểm lập sàn giao dịch tiền số ngay trong tháng 3

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết trong tháng 3 sẽ báo cáo Chính phủ ban hành nghị quyết, trong đó cho phép thí điểm đưa vào vận hành sàn giao dịch tiền ảo để các nhà đầu tư, tổ chức cũng như cá nhân có nơi để giao dịch.
Ngân hàng nào có lãi suất tiết kiệm tốt nhất?

Ngân hàng nào có lãi suất tiết kiệm tốt nhất?

Từ đầu tháng 3 đến nay, nhiều ngân hàng đã có động thái giảm lãi suất huy động. Cụ thể, 12 ngân hàng đã giảm lãi suất tại quầy từ 0,1 - 0,4%, trong khi 7 ngân hàng hạ lãi suất huy động online từ 0,1 - 0,7% ở các kỳ hạn.
Khi phụ nữ làm chủ doanh nghiệp - chinh phục từng ước mơ

Khi phụ nữ làm chủ doanh nghiệp - chinh phục từng ước mơ

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), đặc biệt là những doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, phải đối mặt với nhiều rào cản tài chính. Tuy nhiên, với khát vọng đưa doanh nghiệp phát triển và chinh phục những tầm cao mới, nữ chủ doanh nghiệp đã kiên định tìm kiếm giải pháp và sự hỗ trợ đồng hành từ các tổ chức tài chính, từ đó biến khó khăn thành cơ hội.
Nhóm Big 4 ngân hàng niêm yết lãi suất tiền gửi ra sao?

Nhóm Big 4 ngân hàng niêm yết lãi suất tiền gửi ra sao?

Hôm nay 5/3/2025 thêm Nam A Bank và NCB giảm lãi suất tiền gửi trên diện rộng, nối tiếp danh sách những nhà băng hưởng ứng giảm lãi suất huy động từ đầu tháng 3.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động