67 tác phẩm báo chí đạt giải Diên Hồng lần thứ nhất Đắk Lắk: Báo chí làm nên thành công Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2023 Báo chí thời đại số "quyền lực" lung lay và những nỗ lực chuyển mình |
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao cúp cho Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng |
“Nghẹt thở” thâm nhập thực tế
Trong không khí tưng bừng hướng về ngày 21/6, ngày “hội” của những người làm báo, chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Tác giả của loạt bài điều tra 5 kỳ “kinh hoàng những chiêu trò tàn sát thú rừng" đạt giải A Giải Báo chí Quốc gia năm 2021. Tức là từ giải A đó đến nay, chúng ta vẫn đang chờ đợi một giải A kế tiếp trong giải này, dự kiến trao vào tháng 6 tới.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng chia sẻ: “Loạt bài “Kinh hoàng những chiêu trò tàn sát thú rừng”, không chỉ đơn thuần phản ánh chuyện người ta đang buôn bán, nấu cao mấy con hổ. Mà cao hơn là chúng tôi bóc gỡ cả một đường dây lớn để kiến tạo nên vụ giải cứu hổ lớn nhất trong lịch sử Việt Nam”.
Địa bàn hoạt động của nhóm nhà báo điều tra là từ châu Phi về tam giác vàng, về Lào và nhiều “lãnh địa” khác ở Việt Nam. Và bến đỗ cuối cùng là một ngôi “làng nuôi hổ” ở Nghệ An, từ đó, nhóm điều tra đã phối hợp với cơ quan công an xử lý triệt để vấn đề.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng cho biết, gần đây nhất, tháng 6 năm 2023, 6 cá thể hổ nuôi nhốt “tai tiếng” nhiều năm Thái Nguyên, nơi chúng tôi điều tra và kiến nghị đã được đưa về Trung tâm cứu hộ sở Sóc Sơn, Hà Nội” . |
“Chục năm trước chúng tôi đã phối hợp với một số tổ chức NGOs để điều tra có video về vấn đề này. Sau bao công sức, mãi gần đây chúng tôi mới điều tra “ra vấn đề” để rồi kiến nghị lên cơ quan công an xử lý. Đích thân tôi đã gặp lãnh đạo công an tỉnh Nghệ An để trình bày. Loạt 5 kỳ của tuyến bài “Kinh hoàng những chiêu trò tàn sát thú rừng” không chỉ là bóc gỡ được đường dây buôn bán thú rừng mà quan trọng hơn là chúng tôi đã mời các chuyên gia, các lãnh đạo, các bộ ngành, các đại biểu Quốc hội, các tri thức lớn của Việt Nam cùng lên tiếng để bàn kế sách xử lý vấn đề này ở tầm vĩ mô, triệt để, lâu dài, trên diện rộng”, Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng nhấn mạnh.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng cho biết thêm: Qua loạt bài của nhóm chúng tôi, cơ quan chức năng đã tổ chức các hội thảo quốc gia và bản thân tôi cũng tham gia các hội thảo quốc gia về bảo tồn hổ để tiếp tục kiến nghị. Thậm chí, có cả các phiên tòa liên tiếp diễn ra, và đã có bản án mấy chục năm tù dành cho các đối tượng buôn hổ. Quan trọng hơn là 14 tổ chức bảo tồn lớn nhất thế giới và Việt Nam đang hoạt động ở Việt Nam đã kiến nghị lên các bộ ngành, lên các cơ quan chức năng ở Trung ương về biện pháp bảo tồn hổ khẩn cấp.
“Về phía chúng tôi, chúng tôi cũng bàn luận về cách quản lý đàn hổ hiện nay. Chúng tôi bàn luận về việc giải cứu hổ khó khăn như thế nào? Các con hổ bị chết thì lỗi do ai? Tức là nhà báo chúng tôi giải quyết dứt điểm tất cả mọi vấn đề từ vụ việc đó đặt ra. Gần đây nhất, tháng 6 năm 2023, 6 cá thể hổ nuôi nhốt “tai tiếng” nhiều năm Thái Nguyên, nơi chúng tôi điều tra và kiến nghị đã được đưa về Trung tâm cứu hộ sở Sóc Sơn, Hà Nội”, Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng chia sẻ.
Đối diện với nhiều “đòn trả thù” vẫn không chùn bước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao giải A cho Loạt bài “Kinh hoàng những chiêu trò tàn sát thú rừng”. |
Được biết, loạt 5 bài “Kinh hoàng những chiêu trò tàn sát thú rừng” của Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng kéo đến 54 kỳ / lần xuất bản. Đây là một trong những loạt bài dài nhất mà Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã từng viết.
Khi đọc tác phẩm, độc giả sẽ thấy những hình ảnh mà tác giả chụp ở Châu Phi, trong vườn quốc gia Kruger lớn nhất thế giới ở giáp Mozambique và Nam Phi. “Trong đó, rất nhiều câu chuyện không thể quên được và cái hành trình của chúng tôi ở Việt Nam cũng như vậy”, Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng cho biết.
Trong quá trình thâm nhập thực tế nhóm điều tra đã phải vào rất nhiều vai. “Chúng tôi thậm chí phải in card-visit mình là các chủ doanh nghiệp, chủ các chuỗi nhà hàng buôn bán thịt thú rừng. Tất nhiên là trong giới hạn của luật pháp cho phép.
Để qua mắt được các đối tượng chúng tôi đã tiếp xúc với họ ở khoảng thời gian rất là dài. Thậm chí có những kỷ niệm khó nói thành lời. Chúng tôi đã gắn bó và nhận được sự tin tưởng, thậm chí là sự “thân thiết” của người dân vùng núi Nghệ An.
Tất nhiên chúng tôi không làm hại đến họ vì họ cũng chỉ là một mắt xích trong đường dây buôn bán hổ mà thôi. Còn những ông trùm là chúng tôi “không tha”. Từ việc ăn, ở, “ba cùng” với họ, chúng tôi đã tìm ra cả một đường dây lớn”, Nhà báo Hoàng nói.
Trong quá trình thực hiện, rất nhiều các câu chuyện khiến chúng tôi phải “cân não”. Bởi vì làm sao vừa đưa ra, xử lý được vấn đề mà không làm hại đến những người tốt. Cũng như không làm hại đến ekip của mình.
“Chúng tôi đã bị dọa giết, bị dọa tấn công, bị ném đá, bị thả rắn độc ra đe dọa, xua đuổi hoặc là nửa đêm bị gọi điện dọa “tao sẽ giết chết mày, tao sẽ tìm ra mày là ai?. Bản thân tôi bị đánh đập và bị vu vạ rất kinh khủng”, rất nhiều điều làm cho các phóng viên sợ hãi. “Thì vụ này cũng như vậy, chúng tôi còn bị đe dọa, họ đã điều tra ngược với chúng tôi”, nhà báo Hoàng kể.
Trong hành trình tìm ra sự thật, chúng tôi đã nhiều lần tiếp cận và vào nhà của những đối tượng buôn bán thú rừng quý hiếm, những sản phẩm của những con vật đáng thương được bán giá chợ đen lên đến tiền tỷ. Chứng kiến các sản phẩm liên quan đến hổ, tư tử, tê giác, voi; ngà voi với số lượng vô cùng lớn. Nếu sơ sảy chỉ một lần bị lộ diện hoặc là bị nghi ngờ thôi, chúng tôi có thể cực kì nguy hiểm đến tính mạng”, Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng chia sẻ.
Bằng sự dày công tìm tòi, dấn thân vào hiểm nguy, với sự lao động nghiêm túc, không ngừng sáng tạo, loạt bài “Kinh hoàng những chiêu trò tàn sát thú rừng” của Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng và cộng sự đã dành giải A Giải báo chí Quốc gia năm 2021, gây “tiếng vang” lớn trong làng báo chí Việt Nam.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (sinh năm 1976) quê ở Hà Nội, từng làm việc tại Báo Thanh Niên, Báo An ninh thế giới, Báo Lao Động và hiện nay đang công tác tại báo Nông thôn ngày nay/ báo điện tử Dân Việt. Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên làm về phóng sự điều tra. Anh có nhiều tác phẩm đoạt giải thưởng như: Giải A và Giải B, Giải Báo chí Quốc gia; Giải A Giải báo chí Toàn quốc về phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực năm 2021; Giải nhất Giải báo chí điều tra về buôn bán động vật hoang dã năm 2021 mang tên Truy vết đặc sản thú rừng, Giải nhất Báo chí “Toàn cảnh cuộc khủng hoảng hoang dã” VIEWES 2020; Giải Nhà báo xuất sác về điều tra do Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên ENV cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Tổ chức Freeland trao tăng; Giải nhất - Cuộc thi Phóng sự Báo Lao Động; Giải nhất - Cuộc thi Phóng sự Báo Khoa học Đời sống. Giải Nhì cuộc thi Truyện ngắn, Báo Tuổi trẻ TP HCM. |
Xem thêm