67 tác phẩm báo chí đạt giải Diên Hồng lần thứ nhất

Tối 9/6, tại Cung hữu nghị Việt Xô - Hà Nội, diễn ra Lễ Tổng kết và trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (giải Diên Hồng) lần thứ Nhất - năm 2023. Đây là sự kiện quan trọng, rất có ý nghĩa khi diễn ra vào thời gian của Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2023) và kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023).
Các đại biểu tại buổi lễ
Các đại biểu tại buổi lễ

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự buổi Lễ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

Cùng tham dự còn có các Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường Trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng ban Chỉ đạo Giải Diên Hồng; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lãnh đạo các ban đảng, lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, Văn phòng Quốc hội; lãnh đạo các địa phương, đại diện các tập thể, cá nhân được nhận giải Diên Hồng lần thứ Nhất.

Giải Diên Hồng lần thứ nhất diễn ra trong tháng 6, đúng dịp kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, với phương châm “dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân, để gây hạnh phúc cho dân”.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi lễ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi Lễ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng tham dự Lễ Tổng kết và trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (mang tên Diên Hồng) lần thứ nhất - năm 2023. Đây là sự kiện quan trọng, rất có ý nghĩa khi diễn ra vào thời gian của Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV, chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2023) và kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023).

Chủ tịch Quốc hội khẳng định: Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang 77 năm của Quốc hội Việt Nam; dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội khóa XV đã tiếp tục nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng tăng tính dân chủ, chuyên nghiệp, pháp quyền, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện cả về công tác lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và công tác đối ngoại. Tại các địa phương, hoạt động của HĐND các cấp cũng ngày càng được đổi mới toàn diện, mạnh mẽ, trách nhiệm, thiết thực, hiệu lực và hiệu quả hơn.

Một trong những nguồn cổ vũ to lớn, góp phần nâng cao vị thế, sức mạnh, uy tín của Quốc hội và HĐND suốt nhiều năm qua là sự đóng góp toàn diện, bền bỉ, sáng tạo của nền báo chí nước nhà. Trong vai trò là cầu nối quan trọng, gắn kết mật thiết các cơ quan dân cử với Nhân dân và cử tri cả nước, nền báo chí nước nhà ngày càng thể hiện xứng đáng là người tuyên truyền tập thể, người cổ vũ tập thể, người tổ chức tập thể, đồng thời là một kênh phản biện đầy trí tuệ và trách nhiệm với đất nước, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Hệ thống báo chí và truyền thông nước nhà đã chủ động tuyên truyền, cổ động một cách toàn diện, kịp thời, góp phần tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng được Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể chế hóa bằng những quyết sách và các phong trào hành động khắp toàn quốc; đồng thời, đã phản ánh chân thực, sinh động tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các ngành, các giới, của cử tri, Nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài tới diễn đàn Quốc hội, HĐND; đồng thời, là một kênh quan trọng, tin cậy để cử tri giám sát các cơ quan dân cử, các vị đại biểu dân cử. Các cơ quan báo chí, các thế hệ phóng viên, biên tập viên đồng hành, dấn thân với hoạt động của Quốc hội, HĐND không chỉ bằng trách nhiệm mà còn với tình cảm gắn bó, nhiệt huyết, niềm đam mê sáng tạo; qua đây, tiến bộ không ngừng và trưởng thành một cách toàn diện.

Để ghi nhận, tôn vinh sự đóng góp quan trọng của nền báo chí nước nhà, sự nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ những người cầm bút chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp với Quốc hội và HĐND, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã quyết định tổ chức Giải Báo chí toàn quốc hàng năm về Quốc hội, HĐND mang tên Giải Diên Hồng.

Quang cảnh buổi Lễ
Quang cảnh buổi Lễ

Chủ tịch Quốc hội vui mừng nhận thấy, ngay sau khi công bố, Giải Diên Hồng đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp Nhân dân; sự hưởng ứng tích cực của các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế, các hội, liên chi hội nhà báo, các nhà báo và cả các cộng tác viên không chuyên.

Chủ tịch Quốc hội cảm động và trân trọng cảm ơn sự tham gia đông đảo của 171 cơ quan báo chí trong và ngoài nước, 7 Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, với 3.328 tác phẩm. Theo Chủ tịch Quốc hội, các tác phẩm dự thi được đầu tư công phu, phong phú về đề tài, sắc sảo về nội dung, đồ sộ về quy mô, đa dạng về phong cách và hiện đại về phương tiện làm báo. Trong đó, nhiều tác phẩm báo chí với sự tìm tòi, đột phá, mới mẻ, sáng tạo, hấp dẫn, được độc giả đón nhận và đánh giá cao.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội biểu dương Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải đã chủ động triển khai công tác tuyên truyền, quảng bá Giải Diên Hồng một cách khoa học, bài bản, chuyên nghiệp và hiệu quả. Đặc biệt, chúc mừng 67 tác phẩm xuất sắc nhất được lựa chọn kỹ lưỡng để trao Giải, gồm 5 Giải A; 13 Giải B; 16 Giải C; 31 Giải Khuyến khích; 2 giải mở rộng ngoài cơ cấu.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, các tác phẩm dự giải và được trao Giải hôm nay là sự kết tinh của tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề, niềm tin, tình cảm chân thành của người cầm bút, cầm máy đối với các cơ quan đại biểu của Nhân dân. Sức hấp dẫn và hiệu ứng sâu rộng của các tác phẩm ngày càng khẳng định sự ủng hộ to lớn của cả hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân đối với nền báo chí cách mạng Việt Nam trên chặng đường gần một thế kỷ vẻ vang đồng hành cùng dân tộc, dưới ngọn cờ của Đảng.

Từ truyền thống vẻ vang, với sự ủng hộ và giúp đỡ của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp và của Nhân dân, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng vững chắc rằng, nền báo chí cách mạng nước nhà phát triển không ngừng, tiếp tục đóng góp ngày càng quan trọng và to lớn hơn trong việc xây dựng Quốc hội, HĐND phát triển toàn diện, xứng đáng với sự tin cậy và ủy thác của Nhân dân.

Từ thành công của Giải Diên Hồng lần thứ nhất, với tinh thần “Diên Hồng”, “muôn người cùng hô một tiếng”, Chủ tịch Quốc hội kỳ vọng Giải sẽ tiếp tục nhận được sự đồng lòng và ủng hộ to lớn, mở ra chân trời của những tìm tòi, khám phá, sáng tạo ở tầm vóc mới của hệ thống báo chí, những người cầm bút ở trong nước và ngoài nước viết về Quốc hội Việt Nam và HĐND.

Nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trân trọng gửi tới hệ thống báo chí nước nhà và toàn thể đội ngũ người làm báo trên cả nước lời chúc sáng tạo, phát triển và thành công. Chủ tịch Quốc hội tin tưởng và kỳ vọng Giải Diên Hồng tiếp tục phát triển, có bản sắc riêng, luôn khẳng định vị thế và uy tín của mình.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trao giải A cho tác giả, nhóm tác giả cho 5 tác phẩm đạt giải
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trao giải A cho tác giả, nhóm tác giả cho 5 tác phẩm đạt giải

Tại buổi Lễ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trao giải A cho tác giả, nhóm tác giả cho 5 tác phẩm đạt giải.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Trưởng Ban Chỉ đạo Giải Trần Thanh Mẫn và Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã trao giải B cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả của 13 tác phẩm đạt giải.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã trao giải C cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả của 16 tác phẩm đạt giải.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát động Giải báo chí toàn quốc Giải Diên Hồng lần thứ hai
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát động Giải báo chí toàn quốc Giải Diên Hồng lần thứ hai

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Giải Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà Báo Việt nam, Chủ tịch Hội đồng chấm chung khảo Lê Quốc Minh đã trao giải Khuyến khích cho tác giả, đại diện nhóm tác giả của 31 tác phẩm đạt giải.

Tại buổi Lễ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng ban Chỉ đạo Giải Diên Hồng lần thứ nhất, đã phát động Giải báo chí toàn quốc Giải Diên Hồng lần thứ hai.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tham quan triễn lãm ảnh về báo chí với hoạt động của Quốc hội bên lề Lễ trao giải Diên Hồng
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tham quan triễn lãm ảnh về báo chí với hoạt động của Quốc hội bên lề Lễ trao giải Diên Hồng

Ngoài ra, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban Tổ chức Giải Bùi Văn Cường và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Giải Phạm Thái Hà đã Trao Bằng khen của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho 5 đơn vị đồng hành Giải Diên Hồng. Ban tổ chức cũng đã trao bằng khen cho 15 tập thể có nhiều đóng góp vào giải.

Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã tặng Giải thưởng Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ nhất cho các tác phẩm của tác giả, nhóm tác giả đoạt giải thuộc 7 loại Giải:

I. Giải Báo in - Xã luận, bình luận và chuyên luận

Có 01 giải A, 02 giải B, 02 giải C và 02 giải Khuyến khích.

01 Giải A: Tác phẩm: Để giám sát của Quốc hội thực sự hiệu lực, hiệu quả của nhóm tác giả: Lê Văn Hiệp (Lê Hiệp), Nguyễn Ngọc Minh (Ngọc Minh), Nguyễn Văn Hải (Minh Hải), Hồ Thanh Bình (Gia Bình), Trương Thị Liên Châu (Liên Châu) – Báo Thanh Niên.

02 Giải B:

1. Tác phẩm: Loạt 3 kỳ: Những kỳ họp bất thường để đất nước ổn định và phát triển của nhóm tác giả Vũ Văn Phương (Vũ Phương), Bùi Văn Tiến (Bùi Tiến), Vũ Quang Cảnh (Vũ Cảnh), Nguyễn Đại Lánh (Nguyễn Lánh), Lê Văn Sử (Lê Sử), Trần Thanh Sơn (Phi Sơn); Nguyễn Chính Cương (Chính Cương) — Báo Bảo vệ Pháp luật.

2. Tác phẩm: Loạt 2 kỳ: Phòng, chống tham nhũng và kiểm soát vận động chính sách trong quy trình xây dựng pháp luật của tác giả Nguyễn Quốc Sửu – Tạp chí Cộng sản.

02 Giải C:

1. Tác phẩm: Tắc nghẽn pháp lý cản dòng phát triển - Tại sao, khơi thông cách nào? của nhóm tác giả Hồ Quang Phương, Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyễn Chiến Thắng – Báo Quân đội nhân dân.

2. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Quốc hội và Hội đồng nhân dân - Tầm nhìn và trách nhiệm của tác giả Hoàng Thị Lan (Hoàng Dương) — Báo Đại biểu Nhân dân.

02 Giải Khuyến khích:

1. Tác phẩm: Sức mạnh lòng dân làm nên kỳ tích của nhóm tác giả Trịnh Thị Lan, Lê Thế Phương – Báo Bắc Giang.

2. Tác phẩm: Loạt 3 kỳ: Phản bác luận điệu xuyên tạc, chống phá Quốc hội Việt Nam của nhóm tác giả Hoàng Ngọc Thu, Trần Anh Tú – Báo Bình Phước.

II. Giải Báo in - Phản ánh, phóng sự, điều tra, ký báo chí và phỏng vấn

Có 01 Giải A, 03 giải B, 04 giải C và 08 giải Khuyến khích.

01 Giải A: Tác phẩm: Từ cuộc sống đến nghị trường của tác giả Nguyễn Thúy Hòa (Nguyễn Lê) – Báo Đầu tư.

03 Giải B:

1. Tác phẩm: Đại biểu HĐND ở đâu khi xảy ra các vụ việc sai phạm ở cơ sở của nhóm tác giả Vũ Thị Nhung, Lê Hồng Hạnh – Báo Đại biểu Nhân dân.

2. Tác phẩm: Kinh tế tập thể trên những cánh đồng miền Tây Nam Bộ của nhóm tác giả Hoàng Tuấn Anh, Lê Hoàng Vũ, Ngô Trọng Linh – Báo Nông nghiệp Việt Nam.

3. Tác phẩm: Loạt 5 kỳ: Xứng đáng là người đại biểu dân cử của nhóm tác giả Ngô Đức Chuyên (Đức Chuyên), Nguyễn Thành Duy (Thành Duy), Nguyễn Thị Mai Hoa (Mai Hoa), Hoàng Thị Hoa (Hoàng Hoa) — Báo Nghệ An.

04 Giải C:

1. Tác phẩm: Kinh tế đi lên từ nền tảng và những quyết sách chưa từng có tiền lệ của nhóm tác giả Trần Thị Thắng, Võ Hoàng Yến – Thời báo Tài chính Việt Nam.

2. Tác phẩm: Loạt 4 kỳ: Những "đại sứ" của lòng dân nơi vùng cao, biên giới của nhóm tác giả Trần Tuấn Ngọc, Phạm Quỳnh Trang – Báo Lào Cai

3. Tác phẩm: Loạt 5 kỳ: Quy hoạch và "Lời giải" từ giám sát tối cao của Quốc hội của nhóm tác giả Đặng Phương Thủy (Quỳnh Chi), Phạm Thị Thúy (Lê Bình) – Báo Đại biểu Nhân dân.

4. Tác phẩm: Giám sát oan sai - Bảo vệ công lý và quyền con người của tác giả Ngô Thị Kim Anh (Kim Anh) – Thông tấn xã Việt Nam.

08 Giải Khuyến khích:

1. Tác phẩm: Đổi mới công tác dân nguyện, nhiều "điểm nóng" được giải quyết từ nghị trường của nhóm tác giả Trịnh Văn Trọng, Hoàng Văn Chiên, Nguyễn Tất Định – Báo Nông thôn ngày nay.

2. Tác phẩm: Loạt 3 kỳ: Đổi mới hoạt động cơ quan dân cử nơi cực Bắc của nhóm tác giả Trần Thị Thu Phương (Thu Phương), Biện Thị Luân (Biện Luân), Trần Diệu Kế (Trần Kế) — Báo Hà Giang.

3. Tác phẩm: Loạt 3 kỳ: Đột phá thể chế, chính sách cho văn hóa phát triển của nhóm tác giả Lại Thị Thúy Hà (Nguyễn Anh), Nguyễn Thị Thu Trang (Phương Anh), Trần Văn Huấn (Trần Huấn) – Báo Văn hóa.

4. Tác phẩm: Loạt 3 kỳ: Cơ chế, chính sách - chìa khóa đưa nông nghiệp Sơn La bứt phá của nhóm tác giả Lê Huy Ngoan; Lê Quỳnh Ngọc, Nguyễn Minh Thu, Nguyễn Thị Yến; Lê Huy Thành – Báo Sơn La.

5. Tác phẩm: Loạt 5 kỳ: 45 năm cuộc bầu cử trên non sông thống nhất của nhóm tác giả Phạm Vũ Quỳnh Hương (Phạm Vũ), Lê Đức Dục, Nguyễn Thị Hà Thanh (Hà Thanh), Lê Văn Minh Tự (Minh Tự), Nguyễn Tiến Trình (Tiến Trình) – Báo Tuổi Trẻ.

6. Tác phẩm: Quyết sách mở đường cho kinh tế tập thể vươn xa của nhóm tác giả Nguyễn Thị Xuân Tươi; Đặng Thị Tuyết Hiền – Báo Vĩnh Long.

7. Tác phẩm: Dấu ấn của đại biểu hội đồng nhân dân mang quân hàm xanh của tác giả Nguyễn Viết Lam (Viết Lam) – Báo Biên phòng.

8. Tác phẩm: Loạt 3 kỳ: “Cầu nối” giữa ý Đảng với lòng dân của tác giả Đoàn Thị Thu Hà (Thu Hà) – Báo Bình Thuận.

III. Giải Báo điện tử

Có 01 giải A, 03 giải B, 04 giải C và 09 giải Khuyến khích.

01 Giải A: Tác phẩm: Giải pháp nào nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội? của nhóm tác giả Phạm Thị Hà (Thu Hà), Bá Thị Hồng Phượng (Hồng Phượng), Khúc Thị Yến (Khúc Yến), Nguyễn Vân Hà (Vân Hà), Tạ Anh Tuấn (Anh Tuấn) – Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

03 Giải B:

1. Tác phẩm: Chống lãng phí và "sức nặng" cuộc giám sát tối cao của Quốc hội của nhóm tác giả Uông Ngọc Thành, Nguyễn Hà Phương – Báo điện tử VOV, Đài Tiếng nói Việt Nam.

2. Tác phẩm: Loạt 5 kỳ: Thường vụ Quốc hội giám sát, khép lại 43 năm tìm lại tên cho Liệt sỹ Trần Đình Thi của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng (Thu Hằng), Nguyễn Trung Kiên (Kiên Trung), Nguyễn Hoàng Hà (Hoàng Hà) — Báo điện tử Vietnamnet.

3. Tác phẩm: "Quả ngọt" năm 2022: Dấu ấn quan trọng của quyết sách đúng đắn của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hạnh; Ngọ Xuân Quảng, Chu Thị Hồng Kiều, Nguyễn Thị Mỹ Bình, Nguyễn Thị Thúy – Báo Điện tử VietnamPlus, Thông tấn xã Việt Nam.

04 Giải C:

1. Tác phẩm: Diên Hồng hội tụ ý Đảng - lòng dân của nhóm tác giả Phùng Công Sưởng, Trần Công Hùng, Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Văn Kiên, Tạ Thu Trang, Vũ Quốc Hùng – Báo Tiền Phong.

2. Tác phẩm: Chùm bài: Nghị quyết 30 của Quốc hội và bước đổi mới phương thức tổ hoạt động của bộ máy Nhà nước của nhóm tác giả Nguyễn Lệ Thủy (Thanh Hà), Dương Thị Hải Yến (Vi Hoa), Thiều Thị Anh Thơ (Chi An), Mai Xuân Tùng (Xuân Tùng) — Báo Đại biểu Nhân dân.

3. Tác phẩm: Vì nước vì dân, cánh cửa Quốc hội ngày càng mở rộng của nhóm tác giả Phạm Xuân Thịnh (Phạm Thịnh), Vũ Anh Văn (Anh Văn), Nguyễn Ngọc Nam (Phương Đông), Trần Thị Hiểu Lam (Hiểu Lam), Phạm Đức Huy (Đắc Huy), Đỗ Huy Mạnh (Huy Mạnh) – Báo điện Tử VTC News.

4. Tác phẩm: Loạt 4 kỳ: Quốc hội khóa XV và trách nhiệm quản trị quốc gia: Đổi mới không ngừng để đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thảo, Vũ Thị Lệ Huyền, Tô Minh Ngọc – Báo Quân đội nhân dân.

09 Giải Khuyến khích:

1. Tác phẩm: Kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa XV: Dấu ấn đổi mới, sáng tạo của nhóm tác giả Trần Văn Vương, Nguyễn Văn Thắng, Phạm Vũ Linh – Báo Lao Động.

2. Tác phẩm: Quyết tâm hoàn thành sớm "siêu dự án" bậc nhất Đông Nam Á của nhóm tác giả Văn Nghiệp Chúc, Nguyễn Thiên Vương, Vũ Duy Linh, Ngô Thị Hương – Báo Nhân dân.

3. Tác phẩm: Quốc hội giám sát bảo đảm xăng dầu - "mạch máu" của nền kinh tế của nhóm tác giả Nguyễn Quỳnh Nga, Nguyễn Lan Anh, Đỗ Đình Dũng – Báo Công Thương.

4. Tác phẩm: Loạt bài: Kiểm soát quyền lực của cán bộ: Phải "điểm trúng huyệt" của tác giả Phạm Xuân Hải, Vũ Thị Hoài Thu và nhóm trực quan – Báo điện tử Dân trí.

5. Tác phẩm: Loạt bài "Xây dựng cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương: Chuyên nghiệp, Hiện đại và hành động" của nhóm tác giả Mai Đức Thông (Hoàng Bách), Trịnh Thủy Châu (Thủy Châu), Ma Ngọc Hưng (Ngọc Hưng) – Báo Tuyên Quang.

6. Tác phẩm: Hội đồng Nhân dân "số" của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hình, Đỗ Thị Hiền, Dương Việt Hùng; Phạm Thị Thanh Thủy – Báo Thái Bình.

7. Tác phẩm: Dấu ấn "đổi mới" qua nửa nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV của nhóm tác giả Ngô Thị Đào (Song Đào), Nguyễn Thế Công (Thế Công), Hoàng Xuân Trường (Xuân Trường) – Báo điện tử Tổ quốc.

8. Tác phẩm: Bầu cử giữa trùng khơi của tác giả Phạm Quang Tiến (Quang Tiến) – Báo Hải quân Việt Nam.

9. Tác phẩm: Lắng nghe, thấu hiểu, giải quyết vì dân của nhóm tác giả Vũ Thanh Thủy, Nguyễn Thị Hợp, Lê Xuân Hải – Báo Hà Nội mới.

IV. Giải Phát thanh

Có 01 giải A, 02 giải B, 02 giải C và 04 giải Khuyến khích.

01 Giải A: Tác phẩm: Phản ứng chính sách trước yêu cầu cấp bách của nhóm tác giả Chu Thúy Ngà, Lê Thị Thu, Đỗ Văn Minh – Ban Thời sự (VOV1), Đài Tiếng nói Việt Nam.

02 Giải B:

1. Tác phẩm: Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến cơ chế đột phá, vượt trội để phát triển bền vững của tác giả Võ Ngọc Phong – Đài Tiếng nói nhân dân TP Hồ Chí Minh.

2. Tác phẩm: Nghị quyết về phát triển nông nghiệp - giải mã "hiện tượng" Sơn La của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thủy, Hà Thị Thu Thủy – Cơ quan thường trú khu vực Tây Bắc, Đài Tiếng nói Việt Nam.

02 Giải C:

1. Tác phẩm: Quốc hội Việt Nam - Nơi hội tụ ý Đảng, lòng dân của nhóm tác giả Nguyễn Anh Pháp, Hà Huy Hiểu, Đinh Khánh Ngọc – Truyền hình Quân đội.

2. Tác phẩm: Đại biểu dân cử - Cần bắt đúng "mạch đập" của nhân dân - Giải quyết kiến nghị đúng đầu mối, rõ kết quả của nhóm tác giả Trịnh Hồng Nhi, Châu Ngọc Giàu, Phan Hồng Phúc – Đài Phát thanh và Truyền hình Cà Mau.

04 Giải Khuyến khích:

1. Tác phẩm: Ngày hội non sông của nhóm tác giả Vũ Thị Dung, Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trung tâm truyền thông Quảng Ninh

2. Tác phẩm: Từ một Nghị quyết hợp lòng dân của nhóm tác giả Lương Thị Lan Anh, Phạm Thị Phương – Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn.

3. Tác phẩm: Nghị quyết 05 - Điểm tựa cho Cát Bà phát triển kinh tế du lịch xanh của nhóm tác giả Lưu Thị Thanh Hà, Trần Thị Bích Liên, Nguyễn Thị Thơ, Tống Khánh Linh, Nguyễn Tuấn Anh, Phùng Thái Hòa – Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng.

4. Tác phẩm: Xây dựng chính quyền vì dân phục vụ của nhóm tác giả Hồng Quang Năm, Ngô Văn Hai, Nguyễn Thị Thiện An, Nguyễn Đình Trực, Lê Văn Tuấn – Đài Phát thanh và Truyền hình Đà Nẵng.

V. Giải Truyền hình

Có 01 giải A, 02 giải B, 02 giải C và 06 giải Khuyến khích.

01 Giải A: Tác phẩm: Từ Diên Hồng đến Tân Trào của nhóm tác giả Phùng Việt Anh, Phạm Vân Thêu, Trần Văn Doanh, Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Việt Hùng, Vũ Lê Duy, Trần Hoài Nam, Nguyễn Văn Thắng - Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội nhân dân.

02 Giải B:

1. Tác phẩm: Phim tài liệu: Khát vọng Brâu của nhóm tác giả Lê Minh Lợi (Lê Minh), Võ Hồng Cảnh (Hồng Cảnh), Cáp Thị Tuyết Mai (Tuyết Mai), Nguyễn Thị Chinh (Nguyễn Chinh), Nguyễn Đức Hiếu (Đức Hiếu); Thạch Quốc Hương (Quốc Hương); Lương Việt Hà (Việt Hà) – Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

2. Tác phẩm; Giám sát lời hứa của nhóm tác giả Bùi Ngọc Dũng, Nguyễn Thùy Vân, Nguyễn Hữu Ái, Đinh Diệu Linh, Đinh Ngọc Tuấn, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Duyên, Trần Ngọc Thùy - Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

02 Giải C:

1. Tác phẩm: Dấu ấn một Kỳ họp Quốc hội tiếp tục đổi mới, chất lượng của nhóm tác giả Phạm Thị Hồng Thanh; Vũ Văn Kiểm, Nguyễn Thu Phương, Hoàng Phương Thảo – Trung tâm Truyền hình Thông tấn, Thông tấn xã Việt Nam.

2. Tác phẩm: Lắng nghe, hành động vì dân của nhóm tác giả Vũ Đình Chung, Phạm Ngọc Thành, Lương Thị Ngọc Hà, Phạm Tuấn Trung, Vũ Đức Thuận, Phạm Quang Nam – Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam.

06 Giải Khuyến khích:

1. Tác phẩm: Triển khai thực hiện Nghị quyết 05/2021 quy định hỗ trợ thực hiện tháo dỡ các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các Vịnh thuộc quần đảo Cát Bà của nhóm tác giả Nguyễn Lan Phương, Nguyễn Thanh Mai, Tô Thị Hương, Trường Giang, Hà Minh Thuận, Nguyễn Trường Chung – Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng.

2. Tác phẩm: Đường đi... của kiến nghị của nhóm tác giả Ngô Thị Phú Hòa, Nguyễn Phan Dũng Nhân – Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định.

3. Tác phẩm: Để ý kiến, kiến nghị của cử tri không bị bỏ quên của nhóm tác giả Trần Thị Thu Trang, Ngô Bá Huy – Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Nguyên.

4. Tác phẩm: Đại biểu dân cử - Những quyết sách hợp lòng dân của nhóm tác giả Ung Khánh Hoàng Thuyên, Trần Ngọc Trai – Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ngãi.

5. Tác phẩm: Sửa đổi Luật HTX 2012 tạo đà cho HTX phát triển của nhóm tác giả Phạm Hồ Bảo Ngọc, Nguyễn Văn Thắng – Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Nông.

6. Tác phẩm: Những đóa hoa Pơlang của đại ngàn của nhóm tác giả Lê Thị Xuân Hòa, Trần Quang Huy, Tô Bình Minh, Hoàng Thông – Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk.

VI. Giải Ảnh báo chí

Có 01 giải B, 02 giải C và 02 giải Khuyến khích.

01 Giải B: Tác phẩm: Hòm phiếu lưu động của tác giả Bùi Cương Quyết (Minh Quyết) – Ban Biên tập Ảnh, Thông tấn xã Việt Nam.

02 Giải C:

1. Tác phẩm: Ngoại giao vaccine của tác giả Bùi Doãn Tấn – Ban Biên tập Ảnh, Thông tấn xã Việt Nam.

2. Tác phẩm: Bầu cử an toàn trong tâm dịch của tác giả Lê Danh Lam – Thông tấn xã Việt Nam tại Bắc Giang.

02 Giải Khuyến khích:

1. Tác phẩm: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ giám sát thực hiện các dự án giao thông trọng điểm quốc gia của tác giả Vũ Duy Linh – Báo Nhân dân.

2. Tác phẩm: Nắm bắt kịp thời tâm tư, tình cảm, lắng nghe nguyện vọng chính đáng của người dân của tác giả Quang Văn Hùng (Quang Hùng) – Báo Nhà báo và Công luận.

VII. Giải ngoài cơ cấu

Có 02 giải.

01 Giải cho sản phẩm đa phương tiện xuất sắc: Trang thông tin đặc biệt về bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 của Thông tấn xã Việt Nam.

01 Giải cho tác phẩm dấu ấn thông tin đối ngoại: Tác phẩm: Tuần hữu nghị Việt Nam - Chile: Việt Nam 50 năm sau của nhóm tác giả Paula Ruiz; Luis Schwaner, Alexis Gaete, Ricardo Hinojosa, José Rojas, Francisco Veas — Đài Phát thanh Trường Đại học Chile.

Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tới Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tới Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Armenia

Vào 21h00 ngày 1/4 theo giờ địa phương (tức 24h00 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã tới sân bay Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Quốc hội Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong IPU

Quốc hội Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong IPU

Kể từ khi gia nhập Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) vào năm 1979, trong hơn 45 năm qua, Quốc hội Việt Nam luôn thể hiện sự tham gia, đóng góp tích cực, có trách nhiệm, cùng nghị viện các nước chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng chính sách, luật pháp, không chỉ chú trọng tăng trưởng kinh tế mà còn đảm bảo phát triển bền vững, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, luôn lấy người dân làm trung tâm của quá trình xây dựng chính sách.
5 chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025

5 chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025

Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy, Phương pháp xác định Quỹ tiền lương của người lao động và Ban điều hành, Quy định mới về quản lý xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh... là những chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025.
Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng, đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại.
Những chính sách giáo dục có lợi cho giáo viên từ tháng 4/2025

Những chính sách giáo dục có lợi cho giáo viên từ tháng 4/2025

Quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo giáo dục Đại học; trách nhiệm của người được hưởng chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt… là những chính sách mới về giáo dục chính thức có hiệu lực kể từ tháng 4/2025.
Không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các bộ, ngành, địa phương đóng góp các ý kiến tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác điều phối, phân cấp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục tiêu của 3 chương trình; không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc khi các địa phương thực hiện sáp nhập cấp xã, tỉnh, bỏ cấp huyện.
Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.
Ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy

Ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung cấp thiết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền.
Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập tỉnh tại Kỳ họp thứ 9

Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập tỉnh tại Kỳ họp thứ 9

Chiều 31/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Ngày 31/3/1975: Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất

Ngày 31/3/1975: Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất

Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, với tư tưởng chỉ đạo “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng

Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1.533 dự án đã có báo cáo, nếu có các dự án phát sinh thì tiếp tục giải quyết, tinh thần là rõ tới đâu làm tới đó, làm tới đâu chắc tới đó.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đà Nẵng đã lập tạo kỳ tích sông Hàn ở Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đà Nẵng đã lập tạo kỳ tích sông Hàn ở Việt Nam

“Đà Nẵng đã tạo nên kỳ tích sông Hàn ở Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội với mô hình năm cao là tri thức cao, văn hóa cao, thu nhập cao, quản trị cao và mức sống cao”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.
Ngày 29/3/1975: Giải phóng thành phố Đà Nẵng

Ngày 29/3/1975: Giải phóng thành phố Đà Nẵng

15h ngày 29/3/1975, lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của quân và dân ta tung bay trên nóc Tòa thị chính và trụ sở chỉ huy Quân đoàn 1 ngụy quyền Sài Gòn.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Dự kiến cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố

Tổng Bí thư Tô Lâm: Dự kiến cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, dự kiến sắp tới cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sáp nhập từ 63 tỉnh, thành phố hiện nay.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương; kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện.
Trình UNESCO đưa “Võ cổ truyền Bình Định” vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại

Trình UNESCO đưa “Võ cổ truyền Bình Định” vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại

Việt Nam trình UNESCO xem xét, đưa Di sản văn hóa phi vật thể 'Võ cổ truyền Bình Định' vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Việt Nam gửi điện thăm hỏi về vụ động đất nghiêm trọng xảy ra tại Thái Lan và Myanmar

Việt Nam gửi điện thăm hỏi về vụ động đất nghiêm trọng xảy ra tại Thái Lan và Myanmar

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện thăm hỏi khi được tin vụ động đất nghiêm trọng xảy ra tại Thái Lan và Myanmar, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công tiêu biểu

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công tiêu biểu

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), chiều 28/3, tại thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung -Tây Nguyên.
Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Chính phủ Brazil quyết định gia nhập nhóm hơn 70 quốc gia đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Đề xuất quy định về sàn giao dịch các-bon trong nước

Đề xuất quy định về sàn giao dịch các-bon trong nước

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định sàn giao dịch các-bon trong nước, hướng dẫn việc giao dịch, lưu ký, thanh toán hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch các-bon trong nước.
Công nhận thành phố Hoa Lư hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Công nhận thành phố Hoa Lư hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 672/QĐ-TTg ngày 27/03/2025 công nhận thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hình thành sau sắp xếp, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí ngay trong tháng tới

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí ngay trong tháng tới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu phải hành động ngay từ bây giờ, nhằm cải thiện các chỉ tiêu chất lượng không khí ngay trong tháng tới, quý tới, cuối năm để bảo vệ sức khỏe người dân.
Thủ tướng phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Thủ tướng phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Phong trào "Bình dân học vụ số" có ý nghĩa quan trọng, nhân văn sâu sắc đối với sự phát triển đất nước, thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công cuộc phát triển quốc gia số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số, phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.
Bộ Nội vụ khuyến khích đặt tên xã mới theo tên huyện cũ kèm số thứ tự

Bộ Nội vụ khuyến khích đặt tên xã mới theo tên huyện cũ kèm số thứ tự

Bộ Nội vụ khuyến khích các địa phương đặt tên xã mới theo tên của huyện cũ kèm theo số thứ tự để dễ dàng quản lý và cập nhật dữ liệu điện tử.
Từ 20/3, Đảng viên sinh con thứ ba không bị kỷ luật

Từ 20/3, Đảng viên sinh con thứ ba không bị kỷ luật

Theo hướng dẫn mới của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từ 20/3, Đảng viên sinh con thứ ba không còn bị xử lý kỷ luật.
Đưa hợp tác Việt Nam - Singapore trở thành điển hình hợp tác trong khu vực

Đưa hợp tác Việt Nam - Singapore trở thành điển hình hợp tác trong khu vực

Sáng 26/3, ngay sau Lễ đón chính thức tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Bộ Nội vụ đề xuất chấm dứt mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM

Bộ Nội vụ đề xuất chấm dứt mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. Dự thảo luật dự kiến được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 tới đây.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ tư Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ tư Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng nhấn mạnh, Đại hội Đảng lần thứ XIV có ý nghĩa quan trọng mang tính bước ngoặt.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động