Phát triển kinh tế xanh

TH&SP Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới đồng tình với nhau rằng, thế kỷ 20 là thế kỷ của kinh tế tiêu dùng.



Ảnh minh họa. Nguồn: taichinhdientu.vn


Người ta kích thích tiêu dùng và hướng nền sản xuất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng theo số lượng ngày càng lớn, đến mức thừa thãi. Nhà sản xuất thì muốn sản xuất càng nhiều hàng càng tốt và đẩy hàng đi bằng mọi cách. Nhà thương mại cũng bằng mọi cách, mọi chiêu, chiều chuộng khách hàng, coi khách hàng là thượng đế, mục đích chỉ là để bán hàng, không cần biết khách có dùng hay không. Bất cứ "thượng đế" cần gì, muốn gì thì nhà sản xuất, nhà thương mại đều đáp ứng, cả nhu cầu tốt và cả nhu cầu không tốt. Vì được chiều chuộng, bị dẫn dắt vào lối sống tiêu dùng nên khách hàng hình thành thói quen tiêu dùng, “shopping” vượt nhu cầu, mua về chất đống trong nhà mà có khi không dùng tới. Vì sự ích kỷ của cả sản xuất, thương mại, tiêu dùng nên mới sinh ra các sản phẩm túi nhựa, túi ni lông dùng một lần, các sản phẩm dùng một lần, tiện lợi nhưng tạo ra rác thải khó phân hủy. Như thế là cả nhà sản xuất, nhà thương mại và người tiêu dùng đều có thể trở thành nô lệ, trở thành nạn nhân cho lối sản xuất, tiêu dùng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây tác hại cho xã hội. Cái vòng luẩn quẩn sản xuất-thương mại-tiêu dùng theo số lượng và vượt nhu cầu là biểu hiện của một nền kinh tế-xã hội thiếu bền vững.

Tuy nhiên cho đến nay, khi sắp bước sang thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21, kinh tế thế giới đang dần vận hành theo hướng thân thiện hơn, văn minh hơn, sản xuất vừa đủ nhu cầu, hướng đến chất lượng thay vì số lượng, sử dụng quay vòng để tận dụng công năng của sản phẩm, dịch vụ, tài nguyên. Đầu ra của quy trình sản xuất-tiêu dùng này lại là đầu vào của quy trình sản xuất-tiêu dùng khác, mục đích là để tạo ra ít rác thải. Do đó, đã xuất hiện các cách vận hành, mô hình “kinh tế chia sẻ”, “kinh tế tuần hoàn” để phát triển nền kinh tế theo hướng tránh lãng phí, xanh và bền vững.

Mấy năm gần đây, kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh. Chúng ta sản xuất ra nhiều sản phẩm, dịch vụ, với chất lượng ngày càng tốt để không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế ngày càng rộng lớn. Tỷ lệ người dân trong xã hội thuộc nhóm trung lưu theo chuẩn quốc tế ngày càng cao. Đây chính là lúc chúng ta cần phải tái cơ cấu mạnh mẽ hơn nữa nền kinh tế, sản xuất-tiêu dùng theo hướng bền vững, xanh hóa nền kinh tế. Điều quan trọng là cần giáo dục ý thức sản xuất, tiêu dùng xanh, thân thiện với môi trường, bỏ các thói quen sản xuất, tiêu dùng xấu, chỉ hướng tới lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu trong ngắn hạn mà bất chấp những tác hại trong dài hạn.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó nêu bật việc hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, carbon thấp và phát triển bền vững đất nước. Định hướng này là hết sức đúng đắn, nhưng cũng không dễ thực hiện, muốn làm được cần phải có quyết tâm rất lớn. Nền kinh tế xanh, phát triển bền vững chỉ được hình thành bởi những cơ chế chính sách rất đồng bộ, trong đó có chính sách ưu đãi về vốn, thuế cho các dự án tốt, chính sách khuyến khích tiêu dùng sản phẩm xanh...; kết hợp với việc giáo dục ý thức công dân ở mức cao. Việc xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất phải theo quy hoạch phù hợp yêu cầu bảo vệ môi trường, phải có công nghệ mới thân thiện môi trường, kiểm soát chặt chẽ lượng phát thải. Nông nghiệp cần lắng nghe tự nhiên, không dùng phân bón. Sản xuất thay vì hướng đến số lượng nhiều thì nên dần đi vào chiều sâu, chất lượng, lấy giá trị chất lượng để bù giá trị về số lượng.

Muốn phát triển kinh tế xanh thì cần hình thành nhận thức xã hội vững chắc về vấn đề này. Cần phải bắt đầu thực hiện từ công tác giáo dục, từ nhà trường, để những đứa trẻ khi lớn lên sẽ thành những công dân tốt, những nhà quản lý, nhà sản xuất, nhà thương mại, người tiêu dùng có trách nhiệm.

Theo qdnd.vn

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những cách cắm hoa bưởi đẹp mê li, thơm phưng phức

Những cách cắm hoa bưởi đẹp mê li, thơm phưng phức

Với mùi hương thơm dịu nhẹ, vẻ đẹp giản dị nhưng đầy tinh tế, hoa bưởi ngày càng được nhiều người cắm để làm đẹp không gian sống. Cùng ngắm những cách "biến tấu" với hoa bưởi vô cùng hút mắt dưới đây.
Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn nỗ lực đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản, OCOP của địa phương, nhằm hỗ trợ các chủ thể sản xuất kinh doanh giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng. Qua đó, nhiều sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng tốt thị trường nội địa mà còn đạt chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính.
Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ Chương trình OCOP như cấp vốn vay ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất... tiếp cận nguồn nguyên liệu chất lượng cao, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
"Biển" người đổ về tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

"Biển" người đổ về tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3 năm 2025, với chủ đề "Giòn ngon bánh mì - đậm vị cà-phê" nhằm tôn vinh sự kết hợp giữa hai biểu tượng ẩm thực Việt Nam là bánh mì và cà-phê Việt. Đồng thời, giới thiệu và quảng bá ẩm thực Việt Nam ra thế giới.
Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Ngày 21/3, Lễ hội bánh mì Việt Nam năm 2025 chính thức diễn ra tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1, TP.HCM thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan các gian hàng, trải nghiệm thưởng thức sự đa dạng của ẩm thực Việt và bánh mì Việt Nam.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại huyện Thường Tín đã và đang tạo sức bật mạnh mẽ cho kinh tế nông thôn địa phương, khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các làng nghề truyền thống, đồng thời mở rộng cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ đặc trưng.
Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển

Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển

Nghề đánh bắt, chế biến sứa mang lại thu nhập khá tốt cho ngư dân ở Thanh Hoá. Năm nay vụ sứa đến muộn, sản lượng giảm hơn so với năm ngoái nhưng lại xuất hiện nhiều loài sứa đỏ, có giá trị kinh tế cao hơn nên phần nào giúp ngư dân yên tâm đánh bắt.
Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết

Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết

Để nâng cao giá trị từ cây chè, huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) sẽ tập trung phát triển vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hơn nữa thương hiệu, giá trị chè Shan tuyết cổ thụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động