Những đột phá mạnh mẽ của Nghị quyết 57/NQ/TW

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng Chuyển đổi số, lần đầu tiên tại Nghị quyết 57/NQ/TW, khoa học, công nghệ cùng với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được đặt lên vị trí "đột phá quan trọng hàng đầu" với những mục tiêu cùng các giải pháp quyết liệt chưa từng có.
Những đột phá mạnh mẽ của Nghị quyết 57/NQ/TW

Trước hết, cần nhấn mạnh rằng phát triển khoa học và công nghệ luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời kỳ đổi mới. Minh chứng điển hình là Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 của Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 1/11/2012 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI, Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị khóa XIII, Kết luận số 69-KL/TW ngày 11/1/2024 của Bộ Chính trị khóa XIII, bên cạnh việc khẳng định khoa học và công nghệ "là quốc sách hàng đầu" đã đặt ra nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ; Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 đã thể chế hóa Nghị quyết 20 tạo hành lang pháp lý cho khoa học và công nghệ phát triển với nhiều cơ chế, chính sách mới phù hợp với nền kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế… Nhưng sau nhiều năm triển khai thực hiện, các chủ trương chính sách này vẫn chậm được thể chế hóa, chưa phát huy được tác dụng thúc đẩy quá trình đổi mới.

Thực tế thời gian qua cho thấy, cơ chế thực thi để đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống chưa thực sự hiệu quả, tư duy của hệ thống quản lý chậm đổi mới, dẫn tới các giải pháp bị vô hiệu hóa hoặc thực hiện không triệt để. Vì vậy, cho đến nay có thể nói khoa học và công nghệ Việt Nam vẫn chưa thực sự thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, chưa tương xứng với vai trò "nền tảng, động lực" và "quốc sách hàng đầu" như kỳ vọng.

5 đột phá của Nghị quyết 57

Giờ đây, trong bối cảnh cuộc cách mạng chuyển đổi số, lần đầu tiên tại Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, khoa học, công nghệ cùng với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được đặt lên vị trí "là đột phá quan trọng hàng đầu" với những mục tiêu quan trọng, cụ thể cùng các giải pháp quyết liệt chưa từng có.

Điểm đột phá đầu tiên đó là Đảng ta đã đặt ra các mục tiêu cụ thể ở mức cao đến năm 2030 và 2045 để Việt Nam có thể trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao.

Theo đó, đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo, trung tâm phát triển một số ngành, lĩnh vực công nghiệp công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế. Đến 2045 Việt Nam có quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 50%, thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số… Đây là những mục tiêu rất khó, muốn đạt được đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực rất lớn.

Điểm đột phá thứ hai là Nghị quyết 57 xác định phải tăng đầu tư cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Cụ thể, đến 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GDP, trong đó kinh phí từ đầu tư xã hội chiếm hơn 60%; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia và tăng dần theo yêu cầu phát triển.

Đây là một mục tiêu khá thách thức nếu chúng ta nhìn lại tình hình đầu tư nhiều năm qua, chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ giảm dần và thường dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước, không năm nào đạt mức mà Nghị quyết 20 và Luật Khoa học và Công nghệ 2013 quy định.

Nguồn đầu tư của xã hội chủ yếu đến từ đầu tư của các doanh nghiệp, do nhu cầu tự thân của doanh nghiệp cần đổi mới công nghệ và tạo sản phẩm mới có sức cạnh tranh trên thị trường.

Mặc dù Luật Khoa học và Công nghệ và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã quy định doanh nghiệp được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế, trong đó doanh nghiệp nhà nước buộc phải trích tối thiểu 3% thu nhập tính thuế để đầu tư cho R&D thông qua quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp, nhưng do bất cập của cơ chế quản lý nên đến nay hầu hết doanh nghiệp không thực hiện quy định này.

Việc tăng đầu tư theo Nghị quyết 57 sẽ tiệm cận với mức đầu tư như các nước phát triển, qua đó tạo động lực cho cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam và nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia, nhưng để đạt được mức đầu tư cao như vậy đòi hỏi phải có chế tài và biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thậm chí nên dỡ bỏ trần 10% thu nhập tính thuế và quy định cơ chế quản lý quỹ của doanh nghiệp thông thoáng hơn, vì doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cần nguồn tài chính lớn để chuyển đổi số và đổi mới công nghệ.

Những đột phá mạnh mẽ của Nghị quyết 57/NQ/TW
Chuyển đổi số được đặt lên vị trí "là đột phá quan trọng hàng đầu".

Điểm đột phá thứ ba là Nghị quyết 57 đã có đột phá về tư duy trong quản lý đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt động R&D.

Theo đó, ngân sách chi cho nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ ưu tiên thực hiện theo cơ chế quỹ, thông qua các quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

Tư duy này đã được đề cập tại Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2012, nhưng hơn 10 năm qua gần như chúng ta không làm được điều này, bởi quản lý tài chính vẫn duy trì tư duy cũ, chưa quan tâm đến tính đặc thù của lĩnh vực khoa học và công nghệ, đầu tư cho nó như lĩnh vực xây dựng cơ bản.

Ví dụ quy định hiện nay là ngân sách chỉ được cấp cho nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước và thuộc danh mục các nhiệm vụ trong dự toán ngân sách nhà nước năm trước, vì vậy các nhà khoa học phải chờ đợi hàng năm mới được cấp kinh phí cho nhiệm vụ đã được đề xuất và được phê duyệt.

Lần này, Nghị quyết 57 đã quy định rất cụ thể và nếu có sự chỉ đạo quyết liệt, chắc chắn sẽ tạo ra sự thay đổi. Bởi cơ chế quỹ là một thông lệ quốc tế, nghĩa là ngân sách nhà nước tài trợ cho các nhiệm vụ KH&CN (đề tài, đề án, dự án, chương trình KH&CN…) sẽ được phân bổ trực tiếp cho các quỹ phát triển KH&CN theo mức vốn điều lệ và khả năng bố trí nguồn ngân sách hằng năm.

Kinh phí từ các quỹ sẽ được cấp kịp thời theo tiến độ phê duyệt nhiệm vụ, được chuyển nguồn tự động và được quyết toán một lần khi kết thúc hợp đồng nghiên cứu. Cách làm này đáp ứng tính thời sự của hoạt động nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà khoa học và phù hợp thông lệ quốc tế.

Điểm đột phá thứ tư là Nghị quyết 57 xác định "chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo".

Bởi lâu nay các cơ quan quản lý và dư luận xã hội đều quan niệm các nhiệm vụ nghiên cứu được nhà nước tài trợ phải thành công 100%, và nếu không thành công sẽ bị coi là lãng phí, gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Nhưng thực tế làm nghiên cứu là phải tìm ra cái mới, vì thế luôn tiềm ẩn khả năng thất bại, và ngay cả các nước phát triển thì tỷ lệ các đề tài thành công được áp dụng vào thực tiễn cũng chỉ khoảng 20-30%. Đó cũng là lý do các nước phát triển có hệ thống quỹ đầu tư mạo hiểm và văn hóa chấp nhận thất bại trong nghiên cứu, nhờ vậy họ mới có được các doanh nghiệp kỳ lân, các tập đoàn công nghệ với nhiều sản phẩm công nghệ cao.

Với quy định mang tính đổi mới tư duy này của Nghị quyết 57 chắc chắn sẽ khuyến khích các nhà khoa học dám nghĩ, dám làm, dám nhận nhiệm vụ khi tiếp cận nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Bởi họ yên tâm rằng nếu thất bại họ sẽ được miễn trừ trách nhiệm, cũng như có được bài học kinh nghiệm để giúp họ tránh được thất bại trong các nhiệm vụ tiếp theo.

Điểm đột phá cuối cùng chính là tính khả thi trong tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Lần đầu tiên người đứng đầu Đảng ta trực tiếp làm Trưởng ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết và bên cạnh Ban chỉ đạo còn có Hội đồng tư vấn gồm các nhà quản lý và các nhà khoa học có trình độ và uy tín. Đây là cách làm khắc phục nhược điểm của các giai đoạn trước đây, khi các Ban chỉ đạo thường chỉ bao gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, không đủ quyền lực trong hệ thống chính trị và nặng tư duy nhiệm kỳ.

Để Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị chứ không chỉ cơ quan hành pháp, phải thay đổi tư duy của cả bộ máy quản lý từ Trung ương đến địa phương, phải xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ có tính khoa học và thực tiễn đối với các quy định mới mang tính đột phá, phải được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp, phải phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đây là một quá trình lâu dài, phức tạp cần có sự chỉ đạo xuyên suốt và quyết liệt từ người lãnh đạo cao nhất của quốc gia, không giới hạn trong một vài nhiệm kỳ, phải tập hợp được trí tuệ của tầng lớp tinh hoa trong nước và quốc tế.

Để nhà khoa học thực sự là nhân tố then chốt

Những đột phá mạnh mẽ của Nghị quyết 57/NQ/TW
Xác định "nhà khoa học là nhân tố then chốt".

Cũng cần nói thêm về một nội dung của Nghị quyết 57 khi xác định "nhà khoa học là nhân tố then chốt", cùng các giải pháp để thu hút, trọng dụng, giữ chân các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia, các "tổng công trình sư" trong và ngoài nước. Đặc biệt, trong bối cảnh chúng ta đang triển khai nhiều dự án lớn quan trọng, như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tái khởi động dự án điện hạt nhân, các dự án vi mạch bán dẫn, nếu không có những nhà khoa học chủ trì để hình thành tập thể khoa học mạnh, chắc chắn chúng ta không thể thành công.

Đây không phải là vấn đề mới, mà nhiều năm qua chúng ta đã nhận thức được vai trò của nhà khoa học trong phát triển kinh tế xã hội, Nghị quyết 20 cũng đã xác định "có chính sách trọng dụng đặc biệt đối với cán bộ khoa học và công nghệ đầu ngành, cán bộ khoa học và công nghệ được giao chủ trì nhiệm vụ quan trọng của quốc gia, cán bộ khoa học và công nghệ trẻ tài năng", song thực tế gần như chúng ta chưa làm được gì, do vướng mắc lớn nhất là bị cản trở bởi quy định của nhiều luật khác nhau.

Để nhà khoa học thực sự là nhân tố then chốt, cần phải có các cơ chế, chính sách trọng dụng, đãi ngộ họ tốt hơn và khả thi hơn. Nghị quyết 57 đã nêu ra được nhiều giải pháp quan trọng, để thực hiện thì Ban chỉ đạo cần quan tâm đồng bộ không chỉ chế độ đãi ngộ tiền lương và thu nhập mà quan trọng hơn là tạo điều kiện làm việc và môi trường sáng tạo, tức là phải tin tưởng, đặt hàng giao nhiệm vụ cho nhà khoa học, đầu tư cơ sở vật chất tốt nhất, hợp tác quốc tế thuận lợi nhất, cho họ quyền tự chủ cao nhất về tài chính, tổ chức, nhân sự, kể cả việc cho họ được quyền thành lập và điều hành doanh nghiệp KH&CN dựa trên kết quả nghiên cứu, giúp hình thành các tập thể mạnh trong hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ.

Muốn vậy, chúng ta phải rà soát sửa đổi một loạt luật có liên quan, ví dụ Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý và sử dụng tài sản công, Luật Viên chức, các luật thuế..., để có các cơ chế chính sách thực sự đột phá, tạo thuận lợi cho nhà khoa học.

Nhiều người nói rằng các mục tiêu của Nghị quyết 57 đặt ra khá cao và thách thức, nhưng vẫn có tính khả thi bởi chúng ta đã có quá trình hơn 10 năm triển khai Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2012 và Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết 52 và Chương trình chuyển đổi số quốc gia theo Quyết định 749/QĐ-TTg, tức đã có sự khởi đầu thuận lợi mang tính nền tảng cả về lý luận và thực tiễn, tư duy đổi mới quản lý khoa học công nghệ đã phần nào được chuẩn bị và đáp ứng.

Đặc biệt, những kinh nghiệm trong tổ chức triển khai Nghị quyết 20 và Nghị quyết 52 giúp biết rõ nguyên nhân chưa thành công và định vị được giải pháp khắc phục yếu kém trong chỉ đạo điều hành.

Một số chỉ tiêu chúng ta đang dần tiệm cận, như với chỉ số TFP hiện đã đạt trên 35%, chỉ số năng lực đổi mới sáng tạo toàn cầu GII năm 2024 đã đạt vị trí 44/138 quốc gia và vị trí thứ 2/33 quốc gia thu nhập trung bình thấp, tỷ trọng kinh tế số đạt gần 18% GDP. Đây là cơ sở quan trọng để chúng ta có niềm tin Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ được thực hiện thành công!

TS. Nguyễn Quân

Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 Khóa XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 Khóa XIII

Sáng 18/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Khai mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị Trung ương 12 chính thức khai mạc sáng nay (18/7) tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị diễn ra trong không khí cả nước đang tràn đầy phấn khởi, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của dân tộc và quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; các mục tiêu của Đại hội lần thứ XIII, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2025 từ 8,3-8,5%

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2025 từ 8,3-8,5%

Sáng 16/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025.
Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) muốn tăng tốc đầu tư vào Việt Nam

Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) muốn tăng tốc đầu tư vào Việt Nam

Chiều 14/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Masayuki Omoto, Tổng Giám đốc Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Với mối quan hệ đầu tư kéo dài gần 80 năm, Marubeni khẳng định Việt Nam là thị trường chiến lược và cam kết mở rộng đầu tư vào nhiều lĩnh vực trọng điểm như năng lượng, công nghiệp chế biến, đô thị thông minh và nông nghiệp công nghệ cao.
Thanh Hóa: Công an xã Vạn Lộc ra quân tuyên truyền pháp luật, lan tỏa ý thức chấp hành và củng cố “thế trận lòng dân”

Thanh Hóa: Công an xã Vạn Lộc ra quân tuyên truyền pháp luật, lan tỏa ý thức chấp hành và củng cố “thế trận lòng dân”

Sáng ngày 14/7/2025, Công an xã Vạn Lộc ( Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ ra quân thực hiện cao điểm tuyên truyền pháp luật cho nhân dân trên địa bàn xã và giao nhiệm vụ cho lực lượng tham gia bảo đảm trật tự ở cơ sở, thực hiện theo Kế hoạch số 37/KH-CAVL.
Bộ Nội vụ công bố thủ tục nghỉ hưu đối với công chức, viên chức

Bộ Nội vụ công bố thủ tục nghỉ hưu đối với công chức, viên chức

Nhằm chuẩn hóa quy trình nghỉ hưu cho công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đã ban hành thủ tục hành chính mới, yêu cầu thông báo thời điểm nghỉ hưu trước 6 tháng và ra quyết định nghỉ hưu trước 3 tháng. Quy định này được áp dụng song song với quá trình tinh giản hơn 129.000 biên chế trên cả nước.
Chính phủ yêu cầu khai thác tối đa dư địa tăng trưởng, phấn đấu đạt mục tiêu 8% năm 2025

Chính phủ yêu cầu khai thác tối đa dư địa tăng trưởng, phấn đấu đạt mục tiêu 8% năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Nghị quyết số 205/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Tăng lương tối thiểu vùng 2026: Đề xuất tăng bình quân 7,2% từ ngày 1/1

Tăng lương tối thiểu vùng 2026: Đề xuất tăng bình quân 7,2% từ ngày 1/1

Sáng 11/7, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã thống nhất đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2026 lên bình quân 7,2%. Phương án này được đánh giá là phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% và bảo đảm quyền lợi người lao động.
Thanh Hóa: Họp báo thông tin tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2025

Thanh Hóa: Họp báo thông tin tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2025

Chiều 10/7, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2025. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đứng thứ 9 cả nước và đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Những kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025 là nền tảng vững chắc để tỉnh tăng tốc về đích, tạo dựng thương hiệu một “Thanh Hóa đổi mới, hiệu quả, bền vững” trên bản đồ phát triển quốc gia.
Điều chỉnh thuế nhiều mặt hàng xuất – nhập khẩu, hỗ trợ mạnh sản xuất ô tô thân thiện môi trường

Điều chỉnh thuế nhiều mặt hàng xuất – nhập khẩu, hỗ trợ mạnh sản xuất ô tô thân thiện môi trường

Chính phủ ban hành Nghị định số 199/2025/NĐ-CP ngày 08/7/2025 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Nghị định sửa đổi này có hiệu lực từ ngày 08/7/2025.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa

Đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa

Tại hội nghị do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức, đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa – được Ban Bí thư chuẩn y giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2020–2025.
Thanh Hóa: Công an phường Đông Quang kiến tạo “thương hiệu an ninh cơ sở kiểu mẫu” từ nền tảng tổ chức mới

Thanh Hóa: Công an phường Đông Quang kiến tạo “thương hiệu an ninh cơ sở kiểu mẫu” từ nền tảng tổ chức mới

Ngày 8/7/2025, Công an phường Đông Quang, tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị triển khai quy chế làm việc và các nhiệm vụ trọng tâm đối với lực lượng bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) tại cơ sở. Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm chính thức kích hoạt cơ chế vận hành mới, tăng cường hiệu lực – hiệu quả của lực lượng bảo vệ ANTT sau sắp xếp đơn vị hành chính.
Tập đoàn khai khoáng hàng đầu thế giới muốn mở rộng hợp tác chiến lược tại Việt Nam

Tập đoàn khai khoáng hàng đầu thế giới muốn mở rộng hợp tác chiến lược tại Việt Nam

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và các hoạt động song phương tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale – tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực khai khoáng và logistics của Brazil. Nhiều đề xuất hợp tác về cung ứng quặng, phát triển chuỗi cung ứng và đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam đã được hai bên trao đổi.
Thủ tướng nêu 3 đề xuất quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng

Thủ tướng nêu 3 đề xuất quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng

Chiều 6/7 theo giờ địa phương, tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng về "Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo".
Thanh Hóa công bố Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX

Thanh Hóa công bố Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX

Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025–2030, được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, thể hiện quyết tâm chính trị trong việc phát huy dân chủ, trí tuệ và đồng thuận xã hội, hướng đến mục tiêu phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.
Tập đoàn thực phẩm hàng đầu thế giới muốn đưa Việt Nam thành trung tâm sản xuất

Tập đoàn thực phẩm hàng đầu thế giới muốn đưa Việt Nam thành trung tâm sản xuất

Sáng 6/7 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chương trình công tác tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo Tập đoàn JBS – một trong những tập đoàn chế biến thực phẩm hàng đầu thế giới. Đại diện JBS khẳng định mong muốn đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và phân phối hàng hóa chiến lược tại khu vực và toàn cầu.
Thủ tướng chỉ đạo bỏ độc quyền vàng miếng, trình dự thảo sửa Nghị định 24 trước 15/7

Thủ tướng chỉ đạo bỏ độc quyền vàng miếng, trình dự thảo sửa Nghị định 24 trước 15/7

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương trình dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng trước ngày 15/7, trong đó có nội dung gỡ bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng nhằm kiểm soát cung – cầu thị trường hiệu quả hơn.
Thanh Hóa thành lập cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh, bổ nhiệm nhân sự chủ chốt

Thanh Hóa thành lập cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh, bổ nhiệm nhân sự chủ chốt

Chiều 6/7/2025, tại Thanh Hóa, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh và trao các quyết định bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt. Sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong tiến trình xây dựng nền hành chính pháp quyền hiện đại, chuyên nghiệp, vì Nhân dân phục vụ.
Tỉnh Quảng Trị mới đi vào vận hành: Đồng bộ bộ máy, quyết liệt vì hiệu quả phục vụ nhân dân

Tỉnh Quảng Trị mới đi vào vận hành: Đồng bộ bộ máy, quyết liệt vì hiệu quả phục vụ nhân dân

Tại các cơ quan hành chính của tỉnh Quảng Trị (mới) đặt tại phường Đồng Hới, (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cũ), không khí làm việc rất khẩn trương, tích cực. Ngay sau khi hợp nhất tỉnh, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đảm nhận khối lượng công việc rất lớn cần giải quyết nhanh, sớm.
Việt Nam – Brazil tăng hợp tác nông sản, gạo là mặt hàng chủ lực

Việt Nam – Brazil tăng hợp tác nông sản, gạo là mặt hàng chủ lực

Ngày 5/7 tại Rio de Janeiro, trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil, hai bên khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, trong đó Việt Nam cam kết xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực ổn định và lâu dài cho Brazil, mở ra nhiều cơ hội giao thương và đầu tư giữa hai quốc gia.
Thủ tướng đề nghị xây dựng thương hiệu nông sản chung Việt Nam – Brazi

Thủ tướng đề nghị xây dựng thương hiệu nông sản chung Việt Nam – Brazi

Chiều 5/7 tại Rio de Janeiro, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil Carlos Fávaro và cùng chứng kiến lô thịt bò đầu tiên của Brazil xuất khẩu sang Việt Nam. Thủ tướng đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm việc xây dựng thương hiệu cà phê chung, phát triển chuỗi giá trị bền vững và mở rộng thị trường nông sản thế mạnh, góp phần đưa nông nghiệp trở thành lĩnh vực đột phá trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Brazil.
Thanh Hóa phấn đấu thu 35.626 mẫu ADN – Hành trình tri ân và kết nối linh hồn liệt sĩ

Thanh Hóa phấn đấu thu 35.626 mẫu ADN – Hành trình tri ân và kết nối linh hồn liệt sĩ

Từ ngày 3/7/2025, Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp tục triển khai đợt cao điểm thứ hai với mục tiêu thu nhận 35.626 mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính trên toàn tỉnh. Đây không chỉ là một nhiệm vụ chính trị quan trọng mà còn là hành động thấm đẫm nghĩa tình, thể hiện sâu sắc đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thắp sáng niềm hy vọng đoàn tụ thiêng liêng cho hàng nghìn gia đình liệt sĩ.
Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa lần IV

Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa lần IV

Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025–2030 của Đảng bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa không chỉ tổng kết một chặng đường phát triển vững chắc mà còn mở ra giai đoạn mới với khát vọng vươn lên, đưa ngành trở thành động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh.
Thanh Hóa: Công an phường Đông Quang “bám cơ sở, giữ bình yên – Hướng tới nền hành chính phục vụ”

Thanh Hóa: Công an phường Đông Quang “bám cơ sở, giữ bình yên – Hướng tới nền hành chính phục vụ”

Từ ngày 1/7/2025, cùng với 165 đơn vị hành chính mới trên toàn tỉnh Thanh Hóa, Công an phường Đông Quang, tỉnh Thanh Hóa chính thức được kiện toàn tổ chức, đi vào hoạt động với khí thế mới, quyết tâm mới. Mang sứ mệnh đảm bảo an ninh, trật tự tại cơ sở và lấy sự hài lòng của Nhân dân làm thước đo phục vụ, lực lượng Công an phường Đông Quang đã và đang thể hiện tinh thần “hành động ngay từ ngày đầu, việc làm ngay từ cơ sở”.
Tổng thống Donald Trump: Hoa Kỳ sẽ giảm đáng kể thuế đối ứng cho hàng Việt Nam

Tổng thống Donald Trump: Hoa Kỳ sẽ giảm đáng kể thuế đối ứng cho hàng Việt Nam

Tổng thống Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ.
Thanh Hóa: Lan tỏa khí thế 95 năm Đảng bộ tỉnh – “Tự hào truyền thống, vững bước tương lai”

Thanh Hóa: Lan tỏa khí thế 95 năm Đảng bộ tỉnh – “Tự hào truyền thống, vững bước tương lai”

Hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29/7/1930 – 29/7/2025), Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn công tác tuyên truyền, nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng chính trị và hành động trong toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ 48: Quyết liệt tăng tốc, bứt phá toàn diện

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ 48: Quyết liệt tăng tốc, bứt phá toàn diện

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 48 vừa được tổ chức vào ngày 2/7/2025, mang đến một cái nhìn tổng thể và sâu sắc về bức tranh phát triển của Thanh Hóa sau nửa chặng đường năm 2025. Từ việc đánh giá khách quan tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm đến định hình những trọng tâm chiến lược cho 6 tháng cuối năm, Hội nghị là bước chuẩn bị quyết liệt, khẳng định tư duy hành động – vì một Thanh Hóa phát triển nhanh, bền vững, mang bản sắc riêng trong tiến trình hiện đại hóa đất nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 là chiến lược phát triển bền vững thời kỳ mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 là chiến lược phát triển bền vững thời kỳ mới

Chủ trì Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sáng 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Nghị quyết 57-NQ/TW mang ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Trong bối cảnh chính quyền địa phương hai cấp đã chính thức vận hành tại 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025, việc chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo không chỉ là xu thế mà còn là yêu cầu cấp thiết để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% và đổi mới phương thức điều hành dựa trên dữ liệu, thời gian thực.
Quy định mới về nuôi, trồng và thu hoạch cây dược liệu trong rừng

Quy định mới về nuôi, trồng và thu hoạch cây dược liệu trong rừng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 183/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 156/2018/NĐ-CP, quy định chi tiết về hoạt động nuôi, trồng, phát triển và thu hoạch cây dược liệu trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Nghị định làm rõ các hình thức, phương thức, thủ tục, nguyên tắc và điều kiện thực hiện nhằm bảo đảm duy trì diện tích, chất lượng rừng, đồng thời phát huy giá trị kinh tế – y tế từ nguồn tài nguyên dược liệu gắn với bảo vệ tài nguyên rừng bền vững.
Xem thêm

Tin đọc nhiều

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động