Thức ăn chăn nuôi không chỉ cần đảm bảo dinh dưỡng thiết yếu cho vật nuôi mà còn cần chú trọng đến nhiều yếu tố khác như an toàn, vệ sinh, hình thức… để có được hiệu quả sản xuất, tiêu thụ thức ăn và sức khỏe vật nuôi, từ đó đạt được lợi nhuận.
Độ mịn của thức ăn
Thức ăn cho heo hầu hết là hỗn hợp nghiền nhỏ của các nguyên liệu như ngô, cám, đỗ tương, cá khô… và bổ sung thêm các khoáng chất cho heo. Việc nghiền nhỏ các nguyên liệu đảm bảo các thành phần được trộn đều với nhau, giúp vật nuôi ăn đủ lượng thức ăn và khoáng chất cần thiết. Việc nghiền nhỏ thức ăn cũng giúp vật nuôi dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ dinh dưỡng.
Kích thước hạt nghiền thức ăn thường được đánh giá theo đường kính trung bình hình học của hạt thức ăn. Kích thước này cần được tối ưu cho từng loại vật nuôi và từng giai đoạn cụ thể của vật nuôi. Nếu hỗn hợp thức ăn quá thô (kích thước lớn) có thể tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày cho vật nuôi, giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của vật nuôi.
Chủ trang trại có thể kiểm tra đơn giản liệu thức ăn chăn nuôi đang dùng có phù hợp hay không bằng cách kiểm tra phân động vật. Nếu các mảnh thức ăn còn nguyên hoặc chỉ được cắn vỡ mà không được tiêu hóa, chứng tỏ vật nuôi không thể tiêu hóa thức ăn đúng cách. Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe vật nuôi và hiệu quả sản xuất của trang trại.
Kích thước khuyến nghị cho từng giai đoạn của quá trình nuôi heo:
Đối với việc lựa chọn thức ăn cho heo, nhiều nghiên cứu (Neta, 2015; Zanotto, 1999; Penz, 1998) đã chỉ ra kích thước hạt thức ăn trung bình cho lợn cần nằm trong khoảng sau để đảm bảo sức khỏe và tiêu hóa cho lợn:
Đối với lợn con/heo con, đường kính trung bình hình học của hạt thức ăn dao động từ 400-500 micromet (0,4-0,5milimet).
Đối với lợn trưởng thành, đường kính trung bình hình học của hạt thức ăn dao động từ 500-650 micromet (0,5-0,65milimet).
Đối với lợn nái, đường kính trung bình hình học của hạt thức ăn dao động từ 500-600 micromet (0,5-0,6milimet).
Cơ sở đảm bảo vệ sinh, an toàn nguyên liệu trong quá trình phối trộn
Việc không đảm bảo vệ sinh, an toàn nguyên liệu trong quá trình phối trộn có thể dẫn đến lây nhiễm chéo, dẫn đến sản phẩm hỗn hợp cuối cùng có chứa các nguy cơ gây hại cho sức khỏe vật nuôi. Nhiều công đoạn trong việc phối trộn có thể dẫn đến lây nhiễm chéo như phễu cân, máy nghiền, máy trộn, máy ép viên, dụng cụ, cong người, xe vận chuyển… không được vệ sinh sạch sẽ hoặc không được sử dụng đúng cách, đúng công dụng…
Một số những ví dụ thực tế về nguyên nhân và hậu quả của việc không đảm bảo vệ sinh, an toàn nguyên liệu trong quá trình phối trộn có thể kể đến như dưới đây.
Ví dụ việc khẩu phần ăn của vật nuôi có chứa ionophores (chất phụ gia thức ăn được sử dụng trong khẩu phần ăn của gia súc để tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng trọng lượng cơ thể) bị nhiễm kháng sinh pleuromutilin như tiamulin có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe cho vật nuôi, tăng cao tỷ lệ tử vong.
Bên cạnh đó, nếu khu vực đặt dây chuyền sản xuất, phối trộn không hạn chế được các sinh vật chứa nhiều mầm bệnh như bồ câu và chuột có thể làm ô nhiễm hỗn hợp thức ăn chăn nuôi với lượng Salmonella cao , gây ra các vấn đề nghiêm trọng về đường ruột, chủ yếu ở lợn con.
Do vậy chủ trang trại khi chọn mua thức ăn chăn nuôi cần quan tâm kiểm tra về danh tiếng vệ sinh và danh tiếng an toàn sản phẩm của nhà cung cấp để tránh gây hại cho sức khỏe vật nuôi.
Bảo quản thức ăn chăn nuôi
Cách bảo quản nguyên liệu thô hoặc thức ăn chăn nuôi cũng như sự ngăn nắp và sạch sẽ của nhà kho có thể quyết định chất lượng cuối cùng của sản phẩm.
Một trong những nguyên liệu phổ biến được sử dụng trong công thức phối trộn thức ăn chăn nuôi là dầu thực vật hoặc mỡ động vật do hàm lượng năng lượng cao, giúp vật nuôi nhanh lớn và tăng trọng lượng. Tuy nhiên nếu bảo quản dầu thực vật và mỡ động vật không đúng cách (tiếp xúc trường kỳ với môi trường nhiệt độ cao hoặc có ánh mặt trời, hoặc được bảo quản trong vật chứa không phù hợp, không vệ sinh, không sử dụng chất chống oxi hóa…) sẽ khiến sản phẩm bị oxi hóa, chất béo trong nguyên liệu bị biến chất và các vitamin tan trong chất béo bị bất hoạt, dẫn đến giảm độ ngon miệng, vật nuôi không chịu ăn thức ăn, hiệu quả sản xuất thấp.
Dầu thực vật và mỡ động vật sẽ giữ được chất lượng tốt và lâu dài khi để trong điều kiện thoáng mát, xa nguồn nhiệt và ánh sáng. Các loại vật chứa cần được giữ sạch sẽ, khô ráo và đậy kín. Nếu còn nước đọng lại trong đồ đựng hay nước bên ngoài lọt vào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khiến dầu nhanh hỏng. Không nên bảo quản dầu ăn trong vật đựng bằng kim loại vì chúng thường làm cho dầu bị hỏng.
Độc tố nấm mốc cũng có thể liên quan trực tiếp đến những thiếu sót trong quá trình bảo quản như thiếu luân canh, có nhiều hạt bị hư hỏng, côn trùng, thiếu thông khí và nhiệt độ cao. Chúng gây ra nhiều vấn đề khác nhau, từ lượng ăn vào thấp hoặc từ chối cho ăn, đến các dấu hiệu lâm sàng và tử vong trong những trường hợp nghiêm trọng.
Đây chỉ là một số điểm tác động mà việc sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể gây ra đối với trang trại; điều cần thiết là phải biết tác động của từng điểm để thiết lập các biện pháp kiểm soát hiệu quả và từ đó ngăn ngừa các tác động tiêu cực.
Chủ trang trại khi chọn mua thức ăn chăn nuôi cho vật nuôi của mình cần quan tâm đến danh tiếng vệ sinh và an toàn sản phẩm của nhà cung cấp để tránh gây hại cho sức khỏe vật nuôi.