Nâng cao chất lượng và thương hiệu, đẩy mạnh xuất khẩu nông thủy sản Việt

TH&SP Theo các đại biểu tại tọa đàm “Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam”, doanh nghiệp muốn đẩy mạnh xuất khẩu thì yếu tố quan trọng là nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.

Sáng nay ngày 26/6, tại TP. HCM đã diễn ra tọa đàm “Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam”.

Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu nông thủy sản đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều nhóm hàng xuất khẩu trị giá trên 1 tỉ USD, như: Cà phê, gạo, rau quả, tôm, cá tra…

sf

Nâng cao chất lượng và thương hiệu, đẩy mạnh xuất khẩu nông thủy sản Việt


Năm 2020, ngành nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản trên 43 tỷ USD. Tuy nhiên, đến hết tháng 5/2020, con số này mới đạt 15,49 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân là ngay từ đầu năm, xuất khẩu nông, thủy sản của nước ta bị tác động tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19 lan rộng tại các nước tiêu thụ nông, thủy sản lớn của Việt Nam như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật và một số quốc gia châu Âu.

Về vấn đề này, theo các đại biểu tham dự tọa đàm, doanh nghiệp muốn đẩy mạnh xuất khẩu thì yếu tố quan trọng là nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.

Trong đó, chất lượng hàng hóa phải theo các tiêu chuẩn như Viet GAP, Local GAP…. thì nông thủy sản Việt Nam mới có thể đi nhanh ra thế giới và ổn định. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa bằng việc ứng dụng công nghệ trong chế biến và bảo quản sản phẩm.

Việt Nam đang xuất khẩu nhiều nông sản sang Trung Quốc. Thời gian qua, nhiều nông sản của Việt Nam xuất thô qua Trung Quốc gặp khó khăn, nhiều lúc ùn ứ ở cửa khẩu.

Theo các đại biểu, thị trường này hiện đã thay đổi do phía Trung Quốc muốn doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch thay vì tiểu ngạch. Họ yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn, chất lượng và hàng hóa phải truy xuất nguồn gốc.

Do đó, ông Vi Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn lưu ý doanh nghiệp khi buôn bán với đối tác nước ngoài phải buôn bán thông qua hợp đồng, tránh tình trạng buôn bán hàng chợ (tiểu ngạch).

“Trung Quốc đang truy xuất nguồn gốc, trước đây chỉ cần dán tem truy xuất trên bao bì. Hiện nay, họ yêu cầu in nội dung truy xuất hàng hóa trên bao bì, việc in doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn nếu lên cửa khẩu mới làm thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa và thời gian làm thủ tục ở cửa khẩu”, ông Tường cho biết thêm.

sf

Xuất khẩu thủy sản của nước ta bị tác động tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19 lan rộng tại các nước tiêu thụ thủy sản lớn của Việt Nam


Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt quan trọng, khi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được Việt Nam tham gia ký kết và có hiệu lực như CPTPP đã có hiệu lực từ đầu năm 2019, Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) sẽ có hiệu lực từ tháng 8 năm nay. Ông nói: “Nếu các doanh nghiệp trong nước đủ sức hội nhập, đáp ứng những đòi hỏi ngày một cao của thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính, vị thế của doanh nghiệp nông sản Việt Nam sẽ được khẳng định, không chỉ đem lại giá trị to lớn cho doanh nghiệp, mà còn đảm bảo sản xuất bền vững cho ngành nông nghiệp nước ta nói chung”.

Cũng tại tọa đàm, ông Mai Xuân Thành - đại diện ngành hải quan, cũng hứa ngành tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong và sau dịch bệnh Covid-19; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực hải quan; chủ động tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp…

Minh Nhật

Minh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phú Thọ: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Phú Thọ: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Trong dịp diễn ra Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Phú Thọ yêu cầu các Đội QLTT trực thuộc tăng cường quản lý, giám sát địa bàn, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm trong kinh doanh hàng hóa.
Xuất hóa đơn điện tử khi mua bán vàng: Vàng lậu sẽ không còn đất sống

Xuất hóa đơn điện tử khi mua bán vàng: Vàng lậu sẽ không còn đất sống

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới, trong đó đề cập đến một nội dung quan trọng, tới đây các tiệm vàng sẽ phải xuất hóa đơn điện tử khi mua bán vàng.
Kiểm soát chặt việc kinh doanh thực phẩm trên thương mại điện tử

Kiểm soát chặt việc kinh doanh thực phẩm trên thương mại điện tử

Tổng cục Quản lý thị trường cũng chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các địa phương tập trung kiểm tra việc kinh doanh thực phẩm theo mô hình đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm.
Nhận định nguyên nhân ban đầu khiến tôm hùm bông ở Khánh Hòa chết hàng loạt

Nhận định nguyên nhân ban đầu khiến tôm hùm bông ở Khánh Hòa chết hàng loạt

Nhận định nguyên nhân ban đầu do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hòa tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi, là cơ hội cho tác nhân gây bệnh xâm nhập.
Sự thật đằng sau lời chào hàng “quýt Úc giá rẻ chỉ 35.000 đồng/kg”

Sự thật đằng sau lời chào hàng “quýt Úc giá rẻ chỉ 35.000 đồng/kg”

Gần một tháng nay, quýt Úc có mặt ở hầu hết các quầy hàng trái cây với màu vàng rực rỡ, quả to được nhiều người chào hàng với nhiều mức giá, từ 30.000 đồng (hơi héo, rụng cuống) đến 45.000 - 50.000 đồng/kg (trái tươi mới, còn cuống lá).
Tận dụng thương mại điện tử đưa hàng hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng

Tận dụng thương mại điện tử đưa hàng hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng

“Với xu hướng chuyển đổi số trong kinh doanh ngày càng phát triển mạnh mẽ thì việc tận dụng thương mại điện tử (TMĐT) để đưa hàng hàng Việt, trọng tâm là hàng nông sản, hàng OCOP đến tận tay người tiêu dùng cũng được thúc đẩy trong thời gian tới”, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) chia sẻ tại diễn đàn thương mại điện tử TikTok Shop Summit 2024.
Chưa công bố nguyên nhân 30 lô sầu riêng nhiễm Cadimi “do phải điều tra thêm”

Chưa công bố nguyên nhân 30 lô sầu riêng nhiễm Cadimi “do phải điều tra thêm”

Kết luận cuối cùng về nguyên nhân việc sầu riêng nhiễm Cadimi vẫn chưa có "do phải điều tra thêm", lãnh Cục Bảo vệ thực vật thông tin.
Chung cư đang một mình một ngựa trên thị trường nhà ở

Chung cư đang một mình một ngựa trên thị trường nhà ở

"Không thể chỉ dựa vào ngân hàng để đẩy nhà ở xã hội lên" bởi ngân hàng cũng là tổ chức kinh doanh, ưu tiên lợi nhuận. "Thiếu phân khúc cạnh tranh, chung cư đang một mình một ngựa trên thị trường nhà ở", đó là khẳng định của chuyên gia Lê Xuân Nghĩa tại Tọa đàm “Cơ hội đầu tư bất động sản với Luật Đất đai sửa đổi” do Tạp chí Đầu tư Tài chính tổ chức sáng 12/4.
Giá chung cư còn tăng đến bao giờ?

Giá chung cư còn tăng đến bao giờ?

Nhiều chuyên gia cho rằng, chung cư tăng giá đang phần nào phản ánh quan hệ cung - cầu. Ở Hà Nội, nguồn cung chưa đủ đáp ứng nhu cầu, dẫn đến hiện tượng giá vẫn đi lên.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động