Đắk Lắk tổ chức gặp mặt 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới |
Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân dân chi sẻ. |
Vừa qua, tại buổi sinh hoạt chuyên đề “Báo chí trong kỷ nguyên số: Thời cơ và thách thức”, Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân đã chia sẻ nhiều nội dung về việc phát triển báo chí trong bối cảnh hiện nay.
Báo chí chính thống không nên chạy theo mạng xã hội
Trả lời câu hỏi nếu không thể cạnh tranh được với mạng xã hội, báo chí xác định tâm thế như thế nào, Nhà báo Lê Quốc Minh cho biết báo chí chính thống đang chuyển mình khá chậm. Trong thời gian dài, báo chí chính thống có sự tự tin, chủ quan không ai sánh được với mình.
Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi khi công chúng trong thời đại Intenet, người dân tha hồ "ngụp lặn" trong "biển" thông tin. Đã có tình trạng người dân cảm thấy không cần nhất thiết phải đến với báo chí để có được thông tin.
Xu thế chiếm lĩnh của mạng xã hội là có thật. Việc đòi hỏi báo chí chính thống phải cạnh tranh, chạy theo, đi trước mạng xã hội là đòi hỏi không thực tế. Tuy vậy, báo chí chính thống không thể và không nên chạy theo mạng xã hội.
Việt Nam hiện có gần 1.000 cơ quan báo chí, tạp chí, đa phần với quy mô nhỏ, Nhà báo Lê Quốc Minh cho rằng nhiều cơ quan báo chí chỉ có quy mô 40-50 người, các cơ quan truyền hình có một vài trăm người. Tổng số người làm báo hiện khoảng 40.000-45.000 người, trong đó có 25.000 người có thẻ nhà báo.
Tuy vậy, Việt Nam có 100 triệu dân, chưa kể số người Việt ở nước ngoài. Thực tế, mỗi người cầm trên tay chiếc smartphone là đã sẵn sàng trở thành một cơ quan báo chí. Vì thế, báo chí không thể cạnh tranh về tốc độ thông tin với mạng xã hội. Tuy vậy, nếu đặt tiêu chí về việc cân bằng, đa nguồn, khách quan thì các tổ chức khác không bao giờ cạnh tranh được với báo chí.
Lấy sở trường của mạng xã hội để cạnh tranh với sở đoản của báo chí thì không thể cạnh tranh được, làm hay hơn họ, tốt hơn họ, chuyên nghiệp hơn họ là điều báo chí cần hướng tới - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh nêu quan điểm.
Chia sẻ về vai trò của báo chí và mạng xã hội, Nhà báo Lê Quốc Minh cho rằng mạng xã hội và báo chí là hai lĩnh vực tách rời. Báo chí không nên so sánh mình với mạng xã hội mà cần có chiến lược truyền thông xã hội phù hợp.
Công nghệ đang là vua, nội dung là nữ hoàng
Các phóng viên không quản ngại khó khăn, vất vả để có được hình ảnh chân thực, sống động chuyển tải tới độc giả. |
“20 năm trước, chúng tôi đã nhấn mạnh vai trò của công nghệ trong báo chí, rằng công nghệ là phần không thể tách rời của báo chí. Lúc đó không có nhiều người thống nhất quan điểm này. Các cơ quan báo chí giai đoạn đó quá tự tin vào bản thân mà quên đi việc chuẩn bị cho thời kỳ mà công nghệ phát triển mạnh mẽ”, nhà báo Lê Quốc Minh trả lời.
Giai đoạn trước đây, khi muốn biết thông tin, người dân phải tìm đến báo chí, mua báo, bật đài, mở tivi để theo dõi thông tin thụ động. Còn hiện nay tin tức tự tìm đến người đọc. Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh đặt vấn đề về việc sử dụng công nghệ như thế nào, chi tiền như thế nào để tin tức đến đúng độc giả quan tâm.
“Chúng ta đã chuyển từ cơ chế người dùng tìm đến tin sang cơ chế tin tức tự tìm đến người dùng. Nếu không có công nghệ thì không thể làm điều này đc. Chúng ta chi rất nhiều tiền để phân phối thông tin nhưng làm thế nào để thông tin đến người dùng là chuyện khác”, Nhà báo Lê Quốc Minh nói và nêu thực tế công nghệ đang là vua, nội dung là nữ hoàng.
Nội dung hay là điều luôn cần nhưng để đưa nội dung đến đúng độc giả mục tiêu thì cần phải có công nghệ. “Làm thế nào để có nội dung hay, công nghệ tốt, tạo bản sắc riêng cho mỗi tờ báo là điều cơ quan báo chí nào cũng đều rất cần”, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nói.
Trả lời thẳng thắn về câu hỏi: “Báo chí không muốn bị giới hạn phạm vi hoạt động, không muốn trói chân thì nên hành xử như thế nào”, Nhà báo Lê Quốc Minh nêu quản điểm các cơ quan báo chí phải tuân thủ tôn chỉ mục đích được quy định tại giấy phép báo chí.
“Khi chứng minh được sự ra đời của mình là có ích cho xã hội thì chúng ta được làm bất cứ vấn đề gì có ích cho xã hội. Nhưng phải sòng phẳng với nhau rằng việc đó thực tế muốn làm cho xã hội tốt lên, hay muốn chỉ làm lợi cho tờ báo và cá nhân mình? Nếu đấu tranh cho xã hội thì không ai cấm, nhưng nếu chỉ đấu tranh để tạo nguồn thu cho tờ báo, hay tệ hơn là tạo nguồn thu cho cá nhân là câu chuyện khác”, Nhà báo Lê Quốc Minh nói.
Đồng tình với quan điểm báo chí nên đi theo con đường, định hướng đã lựa chọn và cần tận dụng triệt để công nghệ, Nhà báo Lê Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam cũng cho rằng: "Cần tận dụng công nghệ để đổi mới chính mình, hướng tới chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn, thực hiện tốt hơn sứ mệnh của mình và không cần phải so sánh với bên nào".
Theo Nhà báo Lê Nghiêm, sứ mệnh của báo chí khác hẳn với mạng xã hội. Báo chí cần tuyên truyền có hệ thống, tham gia xây dựng chính sách và chủ trương mới, phản biện, đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực có chiều sâu, tìm kiếm sự thật và đưa sự thật đến bạn đọc. “Đây đều là những điều mà mạng xã hội không làm được. Nhưng chúng ta cần chiến lược truyền thông mạng xã hội để đưa những điều đó đến với bạn đọc nhanh hơn".