Làm gì để minh bạch hóa việc cấp mã số vùng trồng sầu riêng, giữ vững thị trường xuất khẩu?

Vào cuối tháng 10 vừa qua, những lô sầu riêng đầu tiên đã xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch. Tuy nhiên, đằng sau câu chuyện xuất khẩu sầu riêng, vấn đề cấp mã số vùng trồng đã bộ lộ nhiều thiếu sót. Nếu không giải quyết thấu đáo vấn đề này thì đầu ra cho trái sầu riêng vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Mập mờ mã số vùng trồng sầu riêng, nông dân Đắk Lắk nghi doanh nghiệp gian dối Khẩn trương khắc phục bất cập tranh chấp sử dụng mã số vùng trồng sầu riêng ở Đăk Lăk Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, ngổn ngang việc cấp mã số vùng trồng
Hiện có khoảng 1.500ha sầu riêng Đắk Lắk đã có mã vùng trồng, Đắk Lắk phấn đấu năm 2023 sẽ nâng lên khoảng 3.000ha - Ảnh: TT
Hiện có khoảng 1.500ha sầu riêng Đắk Lắk đã có mã vùng trồng, Đắk Lắk phấn đấu năm 2023 sẽ nâng lên khoảng 3.000ha - Ảnh: TT

Có thiếu sót trong phổ biến thông tin mã vùng trồng

Liên quan vụ hàng trăm hộ dân tại thôn Tân Bắc (xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) đã gửi đơn kiến nghị lên huyện nhờ can thiệp vì bị mất mã vùng trồng mà không hay biết, ông Bùi Đình Lục, tổ trưởng tổ VietGAP xã Ea Kênh, cho biết lãnh đạo địa phương đã mời Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đại diện Công ty TNHH thương mại nông sản Thiện Tâm để làm việc với người dân liên quan đến việc mã vùng trồng sầu riêng VN-ĐLOR 0072 (thôn Tân Bắc, Ea Kênh).

Quá trình làm việc, lãnh đạo địa phương cho biết có sai sót trong việc tuyên truyền phổ biến của địa phương cũng như tính liên kết chưa có giữa doanh nghiệp và người dân trong vụ xuất khẩu chính ngạch sầu riêng đầu tiên.

"Chúng tôi chỉ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp danh sách nông hộ trong thôn thuộc mã VN-ĐLOR 0072 tương ứng với bao nhiêu diện tích, sản lượng để theo dõi. Qua đó, từ niên vụ sau, doanh nghiệp và người dân có hợp đồng, cam kết để cùng nhau xây dựng mã vùng trồng phát triển hơn. Với những nông hộ chưa thuộc mã vùng trồng này, chúng tôi tiếp tục phấn đấu xây dựng để mở rộng, phát triển", ông Lục nói.

Thương lái kiểm tra từng trái sầu riêng để nhập hàng, đem đi xuất khẩu - Ảnh: TT
Thương lái kiểm tra từng trái sầu riêng để nhập hàng, đem đi xuất khẩu - Ảnh: TT

Trả lời về vấn đề này, bà Ngô Thị Minh Trinh, phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắk, nhìn nhận có sai sót, hiểu nhầm từ nhiều phía. Đối với việc mã VN-ĐLOR 0072 thuộc sở hữu của Công ty TNHH thương mại nông sản Thiện Tâm, bà Trinh nói là do doanh nghiệp chủ động xây dựng từ năm 2019-2020.

Tuy nhiên niên vụ 2022, khi được ký nghị định thư thì quá nhiều việc phải làm, doanh nghiệp chưa thông báo kịp với dân, cơ quan quản lý cũng có thiếu sót. "Doanh nghiệp khi xây dựng được mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói rồi, họ cũng không dại làm ăn gian dối để đối tác quay lưng", bà Trinh quả quyết.

Phải công khai, minh bạch mã vùng trồng

Liên quan vụ dân đòi lại mã vùng trồng, chiều 29-10, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành kế hoạch quản lý, giám sát mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói sầu riêng đến người dân, doanh nghiệp, các địa phương.

Theo đó, kế hoạch nhằm nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng theo quy mô sản xuất hàng hóa, đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.

Kế hoạch cũng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở ngành, địa phương, hợp tác xã chung tay cùng hướng về nền sản xuất mặt hàng sầu riêng đạt chuẩn nông sản sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Đồng thời, tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối quản lý mã vùng trồng sầu riêng theo quy định.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, hiện có nhiều mã vùng trồng sầu riêng tại địa phương được doanh nghiệp thiết lập, quản lý và sử dụng nhưng người dân không hề biết mình có tên trong danh sách mã vùng trồng.

"Điều này rất dễ dẫn đến việc doanh nghiệp lấy sầu riêng nơi khác rồi gắn mã vùng trồng mình thiết lập, gây thiệt hại cho người dân trong vùng được cấp mã", đại diện Hợp tác xã cây ăn trái Buôn Hồ đặt vấn đề.

Nông dân lo lắng vì nhiều mã vùng trồng sầu riêng được doanh nghiệp có mã cơ sở đóng gói quản lý, sử dụng Ảnh: TA
Nông dân lo lắng vì nhiều mã vùng trồng sầu riêng được doanh nghiệp có mã cơ sở đóng gói quản lý, sử dụng Ảnh: TA

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Hoài Dương, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, cho rằng câu chuyện ai quản lý mã vùng trồng là vấn đề cần nhìn nhận nghiêm túc.

Theo ông, hiện quản lý mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói đang dần hoàn thiện một cách chặt chẽ. Theo đó, để xây dựng mã vùng trồng, người dân phải ủy quyền cho một đại diện (hợp tác xã) hoặc doanh nghiệp đứng ra với những điều kiện về diện tích, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch.

"Vậy nên tới đây, phải công khai thông tin các mã vùng trồng để người dân hiểu quyền lợi và nghĩa vụ. Doanh nghiệp và người dân phải có cam kết về khâu tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo quyền lợi, lợi nhuận của đôi bên", ông Dương nói.

Vùng nguyên liệu là mấu chốt sống còn

Nói về việc xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc, bà Ngô Tường Vy, giám đốc Công ty tập đoàn Chánh Thu, cho biết Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng rất có tiềm năng. Với lô hàng xuất khẩu sầu riêng chính ngạch vừa qua, không chỉ nâng cao thương hiệu của Chánh Thu mà trái sầu riêng Việt Nam, Đắk Lắk cũng đi sâu vào các thị trường khó tính.

Theo bà Vy, Thái Lan vẫn là "cường quốc" xuất khẩu sầu riêng chính ngạch. Họ có đề án hẳn hoi về thương hiệu trái cây quốc gia đối với trái sầu riêng. Hai năm trở lại đây, lợi nhuận của Thái Lan tăng thêm 25% từ loại trái cây này.

"Việc quản lý mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói để nâng cao chất lượng, thương hiệu sầu riêng là điều vô cùng quan trọng. Tôi cho rằng trong chuỗi giá trị thì vùng nguyên liệu là mấu chốt, sống còn để nâng giá trị thương hiệu trái sầu riêng", bà Vy đặt vấn đề.

Bà Vy cũng cho rằng, nếu không có nguyên liệu được chăm sóc tỉ mỉ, không dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón vô cơ thì doanh nghiệp lấy hàng đâu xuất khẩu? "Vậy nên cần sự chung tay giữa doanh nghiệp, người dân và chính quyền địa phương để tất cả các khâu đều trơn tru", bà Vy nhìn nhận.

Bà nói thêm khi có vùng nguyên liệu thuộc mã vùng trồng đảm bảo thì doanh nghiệp mới dám mở nhà máy chế biến, mở rộng thị trường. "Tới đây, chúng tôi muốn mở nhà máy chế biến, công suất 300 - 400 tấn/ngày nên rất lo về nguyên liệu. Vậy nên, doanh nghiệp nào không rõ nhưng chúng tôi quản lý mã vùng trồng là để có nguyên liệu, hợp tác cùng bà con chứ không làm ăn gian dối", bà Vy phân tích.

Quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng trước khi đóng gói rất gắt gao - Ảnh: HG
Quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng trước khi đóng gói rất gắt gao - Ảnh: HG

Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Tuấn Hà, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk, cho rằng việc Chánh Thu và các doanh nghiệp đặt ra cho tỉnh là hết sức cần thiết, đáng suy ngẫm. Không thể ăn xổi ở thì mà từng khâu, từng bộ phận phải làm thật, uy tín mới bền vững được.

"Ngay trong thời điểm dịch năm 2021, chúng tôi đã có nhiều giải pháp để thông thương, xuất khẩu trái cây nói chung và cả trái sầu riêng ra các thị trường ngoài nước. Cũng là lần đầu, khi Chánh Thu đề xuất làm nhà máy chế biến, địa phương đã đồng ý ngay với "quy trình thủ tục rút gọn". Nhà máy tại huyện Cư M’Gar, trên diện tích 10ha đã được phê duyệt, tới đây sẽ giúp trái sầu riêng được xuất đi nhiều hơn sang các thị trường khó tính", ông Hà nói.

Cũng theo ông Hà, các vùng trồng, cơ sở đóng gói tuân thủ đầy đủ, nghiêm ngặt các quy định, chuẩn mực từ thị trường đối tác. "Đi đôi với việc tiếp tục xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói và truy xuất nguồn gốc, phải tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi vi phạm", ông Hà yêu cầu./.

Bình Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sầu riêng Đắk Lắk trước ngày thu hoạch, nóng từ vườn, loạn xây dựng kho vựa thu mua

Sầu riêng Đắk Lắk trước ngày thu hoạch, nóng từ vườn, loạn xây dựng kho vựa thu mua

Là tỉnh có diện tích sầu riêng lớn nhất khu vực Tây Nguyên và thứ hai cả nước (sau tỉnh Tiền Giang) vụ thu hoạch sầu riêng tại Đắk Lắk đã gần kề. Trong khi các nhà vườn đang khẩn trương chăm sóc để sâu riêng cho trái đẹp, chất lượng cao, tại các khu vực có diện tích sầu riêng lớn hàng loạt các kho vựa, thu mua mọc lên tự phát. Đáng nói là nhiều cơ sở bất chấp các quy định của pháp luật để hình thành và làm "loạn" trật tự xây dựng cũng như kéo theo nhiều hệ lụy khác.
Ống hút gạo - Giải pháp hoàn hảo thay thế ông hút nhựa

Ống hút gạo - Giải pháp hoàn hảo thay thế ông hút nhựa

Hiện nay, ống hút gạo là loại sản phẩm an toàn và được sử dụng nhiều trong môi trường. Đây được xem giải pháp hoàn hảo để thay thế cho ống hút nhựa, giúp giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường.
Đàn trâu hoang hung hãn tấn công người ở Quảng Trị, vẫn loay hoay chưa có cách xử lý

Đàn trâu hoang hung hãn tấn công người ở Quảng Trị, vẫn loay hoay chưa có cách xử lý

Thời gian qua, trên địa bàn khu vực phường 3 (thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) lại xuất hiện đàn trâu hoang hung hãn phá hoại cây trồng và tấn công người. Điều đáng nói, hiện tượng này sảy ra thường xuyên từ nhiều năm nay, trong khi số lượng trâu hoang tăng cao, người dân rất lo lắng nhưng chính quyền địa phương vẫn loay hoay tìm biện pháp xử lý.
Xuất hiện con nghé kỳ lạ có hai đầu, hai miệng, hai mũi, hai lưỡi, ba mắt

Xuất hiện con nghé kỳ lạ có hai đầu, hai miệng, hai mũi, hai lưỡi, ba mắt

Tại Quảng Nam, vừa xuất hiện điều kỳ lạ khi một con trâu mẹ đẻ ra con nghé có hai đầu, hai miệng, hai mũi, hai lưỡi, ba mắt. Sự việc thu hút rất nhiều người hiếu kỳ tới xem khiến gia chủ phải đóng cửa. Đây là hiện tượng hiếm gặp và gia chủ hy vọng sẽ có đơn vị nghiên cứu hỗ trợ nuôi con nghé này.
Từng mất hơn 4 tỷ đồng một tháng vì đam mê lan đột biến, bây giờ ra sao?

Từng mất hơn 4 tỷ đồng một tháng vì đam mê lan đột biến, bây giờ ra sao?

Thời điểm đầu năm 2021, thị trường xuất hiện những giao dịch lan đột biến trên khắp cả nước. Các thương vụ được livestream rầm rộ, với số tiền thông báo lên tới hàng chục tỷ đồng. Không ít hộ dân vay nợ, chi hàng tỷ đồng đầu tư vào lan đột biến với hy vọng đổi đời. Tuy nhiên lan đột biến dần hết thời, bị hạ giá thấp hơn hàng nghìn lần, ế chỏng chơ.
Sau khi bị đàn sâu róm tàn phá, hơn 2000 ha rừng thông ở Hà Tĩnh còn lại gì?

Sau khi bị đàn sâu róm tàn phá, hơn 2000 ha rừng thông ở Hà Tĩnh còn lại gì?

Khoảng 2.000 ha rừng thông tại rừng phòng hộ Hồng Lĩnh đang trong thời kỳ khai thác nhựa bị sâu róm ăn trụi lá, chỉ còn trơ cành, nhiều vị trí rừng thông đã bị chết. Dự báo trong thời gian tới, dịch sâu róm còn phức tạp, đơn vị quản lý đang theo dõi và tiếp tục phun thuốc phòng trừ nhằm hạn chế mức tối đa sâu gây hại.
Đàn trâu hoang phá rừng tấn công người ở Quảng Trị, khẩn trương đề xuất phương án xử lý

Đàn trâu hoang phá rừng tấn công người ở Quảng Trị, khẩn trương đề xuất phương án xử lý

Tại tiểu khu 778D - vùng Khe Lấp thuộc khu phố 1 (P.3, TP.Đông Hà, Quảng Trị) từ nhiều năm nay xuất hiện đàn trâu hoang khoảng 30 con thường xuyên phá rừng và tấn công người. Hiện tượng này tiếp tục tái diễn khiến nhiều người lo lắng. Đàn trâu hoang xuất hiện ở địa phận thuộc khu vực quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đường 9 (Quảng Trị).
Cú sốc nghề nuôi tôm ở Trà Vinh, dịch bệnh bao trùm 1.396ha gây thiệt hại khoảng 625 triệu con tôm nuôi

Cú sốc nghề nuôi tôm ở Trà Vinh, dịch bệnh bao trùm 1.396ha gây thiệt hại khoảng 625 triệu con tôm nuôi

Người nuôi tôm ở Trà Vinh đang đối mặt với bộn bề khó khăn. Giá tôm giảm mạnh kèm theo dịch bệnh sảy ra trên vùng tôm vẫn chưa được không chế. Trong vòng hơn mười ngày qua, tôm nuôi tiếp tục bị thiệt hại hơn 1,3 triệu con, nâng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại từ đầu năm đến nay gần 1.396 ha, với tổng số khoảng 625 triệu con tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
Thực hư thông tin giá sầu riêng bắt đầu sụt giảm, nông dân có nên giữ vườn chờ tăng thêm?

Thực hư thông tin giá sầu riêng bắt đầu sụt giảm, nông dân có nên giữ vườn chờ tăng thêm?

Một số doanh nghiệp thu mua sầu riêng cho biết, trong vài ngày gần đây giá sầu riêng ở khu vực Tây Nguyên đã có xu hướng giảm do thị trường Trung Quốc đang tiêu thụ sầu riêng chậm hơn. Tuy nhiên qua khảo sát thị trường, giá sầu riêng vẫn duy trì mức đi ngang, chưa có dấu hiệu giảm. Điều đáng nói là nhiều nhà vườn vẫn chưa quyết định chốt bán và kỳ vọng giá tăng thêm.
Sâu róm xuất hiện dày đặc tàn phá 2.000 ha rừng thông ở Hà Tĩnh gây thiệt hại nghiêm trọng

Sâu róm xuất hiện dày đặc tàn phá 2.000 ha rừng thông ở Hà Tĩnh gây thiệt hại nghiêm trọng

2.000 ha rừng thông ở Hà Tĩnh đang bị tàn phá bởi sự xuất hiện dày đặc sâu róm. Sâu róm từ 3 đến 6 tuổi, mật độ xuất hiện 10-50 con/cây, cục bộ có những nơi 300-400 con/cây. Tình hình dịch sâu róm được đánh giá đang diễn biến hết sức phức tạp. Ban quản lý rừng và địa phương đang khẩn trương tìm cách ngăn chặn.
Bí quyết giảm chi phí thức ăn cho đàn lợn vẫn tạo sản phẩm thịt thơm ngon, giảm mùi hôi chuồng trại

Bí quyết giảm chi phí thức ăn cho đàn lợn vẫn tạo sản phẩm thịt thơm ngon, giảm mùi hôi chuồng trại

Với những hộ chăn nuôi lợn thức ăn chiếm tỷ lệ trong trong chi phí chăn nuôi. Nhất là giai đoạn hiện nay, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thức ăn đang 70% chi phí đầu vào với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Điều này khiến cho giá lợn dù đã tăng, nhưng người chăn nuôi vẫn chưa có lợi nhuận. Bởi vậy, tại nhiều địa phương đã khuyến khích người chăn nuôi sử dụng thức ăn lên men lỏng vừa giảm chi phí, tạo sản phẩm thịt sạch, thơm ngon, giảm mùi hôi chuồng trại.
Quả quê xưa để rụng, nay đắt hơn trái cây xuất khẩu, chỉ thấy dăm ba cây trong sân nhà giàu

Quả quê xưa để rụng, nay đắt hơn trái cây xuất khẩu, chỉ thấy dăm ba cây trong sân nhà giàu

Quả chay vỏ xanh ruột hồng ăn chua nhẹ rồi ngọt hậu vốn được trồng khá phổ biến ở nông thôn. Nhưng vì giá trị kinh tế không cao nên cây chay dần bị thay thế. Giờ cây chay thường xuất hiện trong sân vườn của những người chơi cây cảnh. Năm nay mùa chay chín đã về, nhưng để thưởng thức thứ quả gợi nhớ quê hương những khách hàng thành phố phải bỏ ra tới 100 nghìn đồng/kg.
Hiện tượng kích giun đất nóng trở lại, tận diệt cỗ máy làm đất cảnh báo hậu quả khó lường

Hiện tượng kích giun đất nóng trở lại, tận diệt cỗ máy làm đất cảnh báo hậu quả khó lường

Thời gian trước, hiện tượng thương lái lùng mua giun đất với giá cao khiến cơn sốt lời động vật này lan ra nhiều tỉnh thành. Sau một thời gian lắng xuống thì thời gian gần đây tình trạng kích giun bán đã xuất hiện trở lại, tràn lan trên nhiều tỉnh thành như Hòa Bình, Thanh Hóa, Tuyên Quang... Hệ lụy không chỉ là tàn phá ruộng vườn mà loài sinh vật được ví như cố máy làm tơi xốp đất sẽ bị tuyệt diệt biến đất nông nghiệp thành đất chết.
Chập điện khiến 10 nghìn con gà chết ngạt thiệt hại tiền tỷ, làng xóm giải cứu không xuể

Chập điện khiến 10 nghìn con gà chết ngạt thiệt hại tiền tỷ, làng xóm giải cứu không xuể

Trên địa bàn tỉnh Hà tĩnh vừa sảy ra sự cố chập điện ở trại gà khiến gần 10 nghìn con gà bị chết ngạt. Trại gà này của gia đình anh Phan Văn Xuân, đàn gà đã đến ngày xuất chuồng, mỗi con trọng lượng khoảng 2,5-3kg. Dù chính quyền và người dân đã vào cuộc hỗ trợ nhưng lượng gà chết quá lớn, thiệt hại trên 1 tỷ đồng.
Sầu riêng giá cao kỷ lục, thương lái tới tận vườn đặt cọc chốt lúc trái non, điều gì sẽ sảy ra khi bị 'làm giá'?

Sầu riêng giá cao kỷ lục, thương lái tới tận vườn đặt cọc chốt lúc trái non, điều gì sẽ sảy ra khi bị 'làm giá'?

Từ trước ngày thu hoạch hàng tháng, thương lái đã chốt giá sầu riêng. Càng gần tới ngày thu hoạch, giá sầu riêng ở Đắk Lắk biến động liên tục. Điều này khiến nhà vườn không muốn bán, doanh nghiệp không thể mua. Còn thương lái thì sẵn sàng trả giá cao và đặt cọc vườn sầu riêng non. Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đã cảnh báo những hệ lụy ảnh hưởng tới uy tín thị trường sầu riêng.
Bắc Giang: Cấp 43 mã số mới vùng trồng cho “thủ phủ” vải thiều

Bắc Giang: Cấp 43 mã số mới vùng trồng cho “thủ phủ” vải thiều

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, từ đầu năm đến nay Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp 43 mã số vải thiều xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường như Australia, Thái Lan, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.
Ba tháng giảm sâu, giá tôm đã tăng trở lại triển vọng từ nuôi tôm càng xanh chuẩn VietGAP

Ba tháng giảm sâu, giá tôm đã tăng trở lại triển vọng từ nuôi tôm càng xanh chuẩn VietGAP

Những ngày gần đây giá tôm thẻ nguyên liệu ở các tỉnh miền Tây bắt đầu tăng trở lại. Mức tăng lần này vẫn còn thấp hơn so với giá vài tháng trước gần 20%. Tuy nhiên, nhiều hộ nuôi đã không còn tôm để bán do trước đó đã "treo ao". Nhiều địa phương đang triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực theo chuẩn VietGAP đã mang lại hiệu quả kinh tế cao đang được khuyến khích nhân rộng trong thời gian tới.
Thứ vứt đi của tổ ong bất ngờ được Trung Quốc thu mua gần 1 triệu đồng/kg dân đổ vào rừng săn lùng

Thứ vứt đi của tổ ong bất ngờ được Trung Quốc thu mua gần 1 triệu đồng/kg dân đổ vào rừng săn lùng

Từ giữa tháng 7 tới nay, trên địa bàn huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An) người dân đổ vào rừng săn tìm ong vang (còn gọi là ong vàng). Bởi giá sáp ong vang tăng vọt tới gần 1 triệu đồng/kg do Trung Quốc đẩy mạnh thu mua. Giá sáp ong tăng cao, nguy cơ người dân vào rừng khai thác tận diệt.
Mưa lũ nhấn chìm hàng chục héc ta dưa hấu thiệt hại gần 4 tỷ đồng, tỉnh Gia Lai khẩn trương hỗ trợ

Mưa lũ nhấn chìm hàng chục héc ta dưa hấu thiệt hại gần 4 tỷ đồng, tỉnh Gia Lai khẩn trương hỗ trợ

Hàng chục ha dưa hấu chuẩn bị đến ngày thu hoạch bị mưa lũ làm ngập úng. Người dân trở tay không kịp khiến dưa hấu bị thối rữa, ước thiệt hại khoảng 4 tỷ đồng. Trước lo lắng của người dân, tỉnh Gia Lai đang có phương án hỗ trợ.
Hàng loạt "đầu cơ nghiệp" bỗng lăn đùng ra chết không rõ nguyên nhân, không cách chữa trị

Hàng loạt "đầu cơ nghiệp" bỗng lăn đùng ra chết không rõ nguyên nhân, không cách chữa trị

Với bà con ở vùng cao huyện Sìn Hồ (Lai Châu) con trâu vốn là "đầu cơ nghiệp". Bà con nuôi trâu để lấy sức kéo làm nương, cũng là nguồn vốn liếng khi cần thì bán. Tuy nhiên thời gian gần đây sảy ra hiện tượng trâu chết không rõ nguyên nhân. Trâu đang khỏe mạnh sáng ra đã chết khi phát hiện thì đã muộn, do vậy người nuôi trâu rất lo lắng.
Sầu riêng thời "lướt sóng" khi 'cò đất' chuyển sang 'cò sầu' cảnh báo chiêu trò thổi giá

Sầu riêng thời "lướt sóng" khi 'cò đất' chuyển sang 'cò sầu' cảnh báo chiêu trò thổi giá

Thời điểm này các tỉnh Tây Nguyên bước vào vụ thu hoạch sầu riêng. Các đơn vị thu mua nhận định chưa khi nào giá sầu riêng tăng cao như năm nay. Thị trường sầu riêng nóng sốt như thời bất động sản lướt sóng. Ngoài nguyên nhân nhu cầu xuất khẩu tăng cao, nhiều người lo ngại thị trường sầu riêng đang bị biến tướng khi bị "cò" thao túng và làm giá, khiến doanh nghiệp không thể chốt đơn đủ hàng xuất khẩu.
Cam Sành Hàm Yên có gì đặc biệt

Cam Sành Hàm Yên có gì đặc biệt

Cam sành là một loại quả nổi tiếng được trồng lâu đời trên vùng đất huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Cam sành tại đây mang hương vị đặc trưng riêng, được hấp thụ tinh hoa từ đất, gió, nắng và nguồn nước mát lành nên vị ngọt cũng khác hẳn cam sành vùng khác.
Sầu riêng Trung Quốc sau vụ giao dịch tiền tỷ là cảm nhận thất vọng có mùi vị như trái chuối chưa chín

Sầu riêng Trung Quốc sau vụ giao dịch tiền tỷ là cảm nhận thất vọng có mùi vị như trái chuối chưa chín

Gây chấn động với vụ giao dịch đấu giá trái sầu riêng khủng ở đảo Hải Nam với giá 1,3 tỷ đồng, tuy nhiên chất lượng của sầu riêng Trung Quốc khiến nhiều người thất vọng. Mới đây, một cây bút của tờ The Post vừa có bài viết chia sẻ cảm nghĩ sau khi ăn sầu riêng trồng tại Trung Quốc: Mùi vị nhạt, thịt cơm gây thất vọng, bị so sánh với… chuối chưa chín.
Chanh dây Gia Lai rớt thảm, kiên nhẫn chờ "phép màu" hay tính chuyện chặt bỏ chanh dây?

Chanh dây Gia Lai rớt thảm, kiên nhẫn chờ "phép màu" hay tính chuyện chặt bỏ chanh dây?

Giá chanh dây tại Gia Lai liên tục giảm mà chưa có hồi kết. Từ mức 30.000 đồng dịp đầu năm, hiện giá chanh dây chỉ còn chưa tới 3.000 đồng. Viễn cảnh thua lỗ đã hiện hữu, nhiều nhà vườn thậm chí còn không muốn thu hoạch chanh dây và có ý định chặt bỏ để thay thế bằng cây trồng khác.
Mật ong được mùa bất ngờ giá rớt thảm rẻ như nước lọc, người nuôi ong lao đao

Mật ong được mùa bất ngờ giá rớt thảm rẻ như nước lọc, người nuôi ong lao đao

Năm nay nghề nuôi ong ở Nghệ An được mùa, do điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, các đàn ong cho lượng mật khá. Tuy nhiên, người nuôi ong vẫn đứng ngồi không yên khi giá mật rớt thảm, một lít mật ong bán ra chỉ mua được 1 chai nước lọc, nhiều hộ tính chuyện bỏ nghề.
Choáng với phong trào chặt mít, bỏ lúa để ồ ạt trồng sầu riêng, nông dân có đang "đuổi hình bắt bóng"?

Choáng với phong trào chặt mít, bỏ lúa để ồ ạt trồng sầu riêng, nông dân có đang "đuổi hình bắt bóng"?

Làn sóng xuất khẩu sầu riêng tiếp tục tạo lập những mốc mới đem lại nguồn siêu lợi nhuận cho nhà vườn trồng loại trái cây vua này. Giá cao, dễ bán, mỗi ha sầu riêng cho lợi nhuận hàng tỷ đồng đã khiến người dân phía Bắc Quốc lộ 1 ở Tiền Giang ồ ạt chặt mít, bỏ lúa để trồng sầu riêng. Cây mít, cây lúa đang là nguồn thu chính giờ bị từ bỏ để chạy theo trái sầu riêng phải 5 năm nữa mới có nguồn thu, liệu nông dân có đang "đuổi hình bắt bóng"?
Trung Quốc sắp bán sầu riêng tự trồng giá gần 400 nghìn đồng/kg, làn sóng nhập khẩu có hạ nhiệt?

Trung Quốc sắp bán sầu riêng tự trồng giá gần 400 nghìn đồng/kg, làn sóng nhập khẩu có hạ nhiệt?

Thông tin vụ sầu riêng đầu tiên của Trung Quốc thất bại thì mới đây truyền thông của quốc gia tỷ dân này thông tin sầu riêng nội địa Trung Quốc sắp bán ra thị trường trong vài ngày tới. Chỉ có điều những trái sầu riêng hiếm hoi còn sót lại này có giá đắt đỏ gấp 3 lần sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam và Thái Lan. Liệu những trái sầu riêng tự trồng có làm hạ nhiệt làn sóng nhập khẩu sầu riêng ồ ạt thời gian qua.
Kỷ lục xuất khẩu sầu riêng, cảnh báo chiều trò thương lái cài quả non, kém chất lượng

Kỷ lục xuất khẩu sầu riêng, cảnh báo chiều trò thương lái cài quả non, kém chất lượng

Trong 6 tháng của năm 2023, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đã lập kỷ lục tăng gấp đôi so với năm 2022. Dù đã bước qua cao điểm thu hoạch nhưng giá sầu riêng vẫn duy trì mức cao, nhu cầu xuất khẩu vẫn tăng. Tuy nhiên, sầu riêng Việt Nam lộ rõ những hạn chế. Bên cạnh việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thương lái chạy theo số lượng nên cố tình cắt sầu riêng chưa đủ tuổi để bán tại các thị trường dễ tính.
Nuôi tôm quảng canh ở Cà Mau rơi tiền theo con nước, nối tiếp những mùa thất thu

Nuôi tôm quảng canh ở Cà Mau rơi tiền theo con nước, nối tiếp những mùa thất thu

Năm nay người nuôi tôm quảng canh ở Cà Mau lại điêu đứng. Không phải vì tôm bệnh hay bão lũ mà nguyên nhân làm cho người nuôi tôm kiệt quệ là giá rớt. Người nuôi tôm tính toán cứ mỗi tháng có 2 con nước xổ vuông tôm bán lời lãi chẳng thấy đâu chỉ biết thu nhập bị giảm từ 3 - 4 triệu đồng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
Phiên bản di động