Không để thiếu hàng hóa, thực phẩm, xăng dầu dịp Tết Nguyên đán năm 2023

Năm nay, Tết Nguyên đán rất gần với Tết dương lịch (cách nhau 20 ngày) nên công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân đón Tết được Bộ Công Thương tích cực triển khai từ sớm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân.
Hội nghị về công tác chuẩn bị Tết, bình ổn thị trường dịp cuối năm 2022 và Tết Quý Mão dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên
Hội nghị về công tác chuẩn bị Tết, bình ổn thị trường dịp cuối năm 2022 và Tết Quý Mão dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Dự trữ hàng hóa tăng khoảng 10-12%

Thực hiện thực hiện Chỉ thị số 19 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và chỉ đạo của Chính phủ về việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023, ngày 8/12, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị về công tác chuẩn bị Tết, bình ổn thị trường dịp cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán năm 2023, kết hợp với phiên họp thường kỳ của Tổ điều hành thị trường trong nước tháng 12 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Năm 2022, khi dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát, Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết 128 về thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19 và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, mở cửa lại nền kinh tế, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trạng thái bình thường mới, vì vậy mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do biến động phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, như: Xung đột lợi ích, căng thẳng địa chính trị, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; Lạm phát tăng cao và chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài ở nhiều quốc gia; Giá dầu thô và một số vật tư chiến lược biến động bất thường; rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công, bất động sản, an ninh năng lượng, lương thực trên thị trường thế giới gia tăng…;

Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt và chủ động, linh hoạt, sâu sát, kịp thời của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, kinh tế - xã hội nước ta đã phục hồi tích cực và đạt được những kết quả rất quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá, trong thời gian tới, thương mại toàn cầu sẽ tiếp tục chịu nhiều sức ép do căng thẳng địa chính trị và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; lạm phát tăng cao, đồng tiền bản địa mất giá so với đồng USD, thị trường xuất nhập khẩu thu hẹp cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ và phòng, chống dịch COVID-19 ở một số nước cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường hàng hóa trong nước và xuất khẩu của Việt Nam theo hướng bất lợi do nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải có các chính sách điều hành phù hợp, ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường.

Đặc biệt, năm nay, Tết Nguyên đán rất gần với Tết dương lịch (cách nhau 20 ngày) nên công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân đón Tết cần được tích cực triển khai từ sớm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân.

Bộ trưởng đề nghị các đại biểu dự họp tập trung thảo luận về những nội dung, gồm: Đánh giá thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2022 và dự báo dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023; Công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán tại các địa phương; các giải pháp để bảo đảm ổn định thị trường, giá cả trong dịp Tết Nguyên đán; Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cần được tháo gỡ; Đề xuất các kiến nghị, giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô năm 2023.

Không để thiếu hàng hóa, thực phẩm, xăng dầu dịp Tết Nguyên đán năm 2023
Tết Nguyên với Tết dương lịch chỉ cách nhau 20 ngày nên công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân đón Tết cần được tích cực triển khai từ sớm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân.

Theo báo cáo của các địa phương, sau đại dịch Covid-19, người dân có xu hướng tăng chi tiêu cho mua sắm. Thị trường hàng hoá giai đoạn cuối năm và Tết Nguyên đánQuý Mão được dự đoán sôi động hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Nhu cầu hàng hóa tăng cộng với việc Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán gần nhau nên công tác dự trữ chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán đã và đang được các địa phương, doanh nghiệp gấp rút triển khai. Ước, dự trữ hàng hoá tăng khoảng 10-12% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tập trung chủ yếu đối với một số mặt hàng thiết yếu như gạo, thực phẩm tươi sống/thực phẩm chế biến, dầu ăn, đường... Do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao nên giá các mặt hàng thiết yếu năm nay tăng nhẹ so với năm trước. Năm nay, kinh tế đã khởi sắc, người dân bắt đầu “mạnh tay” với việc chi tiêu cho mua sắm Tết, ước nhu cầu sẽ tăng khoảng 8-10% so với cùng kỳ năm ngoái. Các mặt hàng đặc sản vùng miền, hàng hoá chất lượng cao vẫn được người dân quan tâm mua sắm và tiêu dùng.

Tại một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng..., ngay từ đầu tháng 11, Sở Công Thương đã có các văn bản chỉ đạo và đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị Tết, chủ động tham mưu cho UBND tỉnh/thành phố phương án chuẩn bị nguồn hàng; đôn đốc, hỗ trợ các doanh nghiệp và phối hợp chặt chẽ với các sở ngành liên quan trong công tác triển khai thực hiện kế hoạch Tết của địa phương. Uỷ ban nhân dân tỉnh một số tỉnh, thành phố đã có chỉ đạo, khuyến nghị các doanh nghiệp huy động tối đa nguồn lực để dự trữ hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhất là ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo với những chính sách thiết thực như tổ chức hội chợ Xuân, các điểm bán hàng bình ổn, các điểm bán hàng lưu động…

Một số địa phương tiếp tục linh hoạt trong phương thức triển khai thực hiện chương trình bình ổn thị trường (BOTT) như mở rộng nhóm hàng hoá thuộc diện BOTT. Bên cạnh việc khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chủ động thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường, UBND một số địa phương tiếp tục thực hiện các phương thức hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện BOTT như hỗ trợ lãi suất vốn vay tại các ngân hàng thương mại/tổ chức tín dụng hoặc vay vốn với lãi suất 0%…

Phát biểu tại Hội nghị, đại diện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho hay, tình hình sản xuất các mặt hàng nông sản thực phẩm năm 2022 tương đối thuận lợi, nguồn cung mặt hàng thực phẩm thiết yếu dồi dào nên bảo đảm đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cho biết, chuẩn bị cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ đạo các Ngân hàng thương mại có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường tại các địa phương tiếp cận vốn vay ngân hàng để dự trữ hàng hóa thiết yếu bình ổn thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Không để thiếu hàng hóa, thực phẩm, xăng dầu dịp Tết Nguyên đán năm 2023

Theo Bộ Tài chính, tình hình giá cả hàng hóa nói chung hiện không có diễn biến bất thường, lạm phát đang trong giới hạn kiểm soát của Chính phủ. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp chỉ đạo các Sở Tài chính địa phương triển khai các biện pháp giám sát biến động giá hàng hóa và bảo đảm bình ổn giá các mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu phục vụ Tết.

Thời gian tới, do thị trường hàng hóa thế giới còn tiềm ẩn nhiều bất ổn sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường hàng hóa trong nước và xuất khẩu của Việt Nam theo hướng bất lợi do nền kinh tế nước ta có độ mở lớn. Bên cạnh đó, năm nay, Tết Nguyên đán rất gần với Tết dương lịch (cách nhau 20 ngày) nên công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân đón Tết cần được tích cực triển khai từ sớm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân.

Để bảo đảm cân đối cung, cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, đồng thời làm tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô năm 2023 của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có ý kiến đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các đơn vị thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, các Hiệp hội ngành hàng tập trung thực hiện một số nhiệm vụ về đẩy mạnh sản xuất, hỗ trợ vốn vay, thực hiện các biện pháp dự trữ hàng hóa, nhất là các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết, kế hoạch triển khai các chương trình phục vụ Tết, các chương trình xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt về nông thôn, đưa hàng chính sách về các vùng sâu, vùng xa, công tác theo dõi, kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm bảo đảm cung ứng hàng hóa đầy đủ, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 để bảo đảm người dân được đón Tết đầy đủ, an toàn, lành mạnh theo chỉ đạo của Ban bí thư và lãnh đạo Chính phủ.

Bảo đảm nguồn cung ứng hàng hóa cho người dân dịp Tết Nguyên đán

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh, đánh giá cao các ý kiến phát biểu của các đại biểu cũng như sự chủ động, tích cực triển khai từ sớm của các địa phương, hiệp hội, tập đoàn, tổng công ty trong việc chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân. Theo đó, Bộ trưởng đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các đơn vị thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, các Hiệp hội ngành hàng tập trung thực hiện tốt một số công việc cụ thể:

Một là, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo ngành nông nghiệp các địa phương có kế hoạch, giải pháp đẩy mạnh sản xuất (nhất là sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng) bảo đảm cân đối cung, cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm để ổn định giá cả. Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và các sản phẩm liên quan, nhất là tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, trong đó chú trọng tới mặt hàng thịt lợn để phục vụ nhu cầu người dân trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo tại Hội nghị
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo tại Hội nghị

Hai là, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương trong theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường nhất là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá; phối hợp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá; chỉ đạo các địa phương triển khai chương trình bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán để góp phần bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Ba là, Ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các Ngân hàng thương mại tại các địa phương triển khai các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán với lãi suất ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng nguồn vốn dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường.

Bốn là, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Công Thương chỉ đạo Sở Công Thương và các đơn vị liên quan chủ động xây dựng phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hoá thiết yếu phục vụ Tết; triển khai các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu phục vụ Tết với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Năm là, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp với Chính quyền địa phương tạo điều kiện, thông thoáng về giao thông giúp lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ được xuyên suốt trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Quý Mão.

Sáu là, Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo các đơn vị chức năng về Khoa học công nghệ tăng cường kiểm định, kiểm tra, giám sát, đo lường tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa, đảm bảo phục vụ người tiêu dùng.

Bảy là, đối với các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, hàng hóa phục vụ Tết. Các đơn vị sản xuất chủ động kế hoạch sản xuất (nhất là sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng), cung ứng hàng hóa phục vụ Tết; Dự trữ vật tư, nguyên, nhiên vật liệu một cách hợp lý, tiết giảm chi phí, ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước đã sản xuất được, nhằm duy trì sản xuất ổn định để bảo đảm lượng cung ứng hàng hóa cho thị trường với giá hợp lý.

Các đơn vị kinh doanh thương mại chủ động triển khai các Chương trình bình ổn thị trường, đẩy mạnh việc mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa, nhất là các khu vực nông thôn, hải đảo, vùng sâu vùng xa nhằm cung ứng tốt hàng hóa thuộc diện bình ổn thị trường nói chung và hàng Việt nói riêng cho người dân; Tích cực tham gia các Chương trình hỗ trợ cho người dân diện chính sách, người dân ở các vùng bị thiệt hại do bão, lũ.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện dự trữ lưu thông theo quy định, thực hiện nghiêm túc tổng nguồn xăng dầu tối thiểu đã được phân giao, có kế hoạch bảo đảm nguồn cung xăng dầu ổn định phục vụ sản xuất của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân dịp cuối năm và trước, trong, sau Tết Nguyên đán, không để gián đoạn nguồn cung xăng trong hệ thống kinh doanh.

Tám là, các Hiệp hội ngành hàng chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên duy trì sản xuất, kinh doanh; chủ động, linh hoạt trong hoạt động xuất nhập khẩu và tổ chức tốt lưu thông hàng hóa nhằm bảo đảm cung ứng kịp thời, đầy đủ nguồn hàng cho thị trường.

Chín là, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Không lo thiếu nông sản dịp Tết Nguyên đán Không lo thiếu nông sản dịp Tết Nguyên đán
Thủ tướng: Tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống Thủ tướng: Tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Không đắt hàng như mọi năm, người trồng hoa kiểng Tết đứng ngồi không yên Không đắt hàng như mọi năm, người trồng hoa kiểng Tết đứng ngồi không yên
"Cao thủ" nuôi gà trống thiến "lộ" bí quyết chăm "con" luôn "cháy hàng", thu trăm triệu đồng/lứa dễ như không
Chuyên gia mách cách để hoa hồng nở bung đúng dịp Tết Nguyên Đán Chuyên gia mách cách để hoa hồng nở bung đúng dịp Tết Nguyên Đán
Giá thịt lợn dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 sẽ ra sao? Giá thịt lợn dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 sẽ ra sao?
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá vàng nhẫn bất ngờ giảm trong ngày đầu đấu thầu vàng miếng SJC

Giá vàng nhẫn bất ngờ giảm trong ngày đầu đấu thầu vàng miếng SJC

Tính đến 5h30 sáng 22/4, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 81,65-83,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, vàng nhẫn quay đầu giảm về mốc 76 triệu đồng/lượng.
Nhiều chặng bay đã kín chỗ dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Nhiều chặng bay đã kín chỗ dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Nhiều chặng bay từ Hà Nội, TP.HCM đến địa phương vào thời gian bắt đầu kỳ nghỉ 30/4, 1/5 đã kín chỗ, tính chất di chuyển "lệch đầu" đã thể hiện rõ nét.
Chuyên gia lý giải nguyên nhân giá sầu riêng giảm mạnh

Chuyên gia lý giải nguyên nhân giá sầu riêng giảm mạnh

So với thời điểm trước ngày 10/4, giá sầu riêng đã giảm hơn 50%. Lý giải về nguyên nhân, các chuyên gia cho rằng các nước khác như Thái Lan, Malaysia đã bắt đầu vào thu hoạch chính vụ, sản lượng cao vì thế việc sầu riêng Việt Nam rớt giá cũng là điều bình thường.
Mới đầu hè, nhiều người đã đổ xô mua quạt tích điện đề phòng “cháy hàng”

Mới đầu hè, nhiều người đã đổ xô mua quạt tích điện đề phòng “cháy hàng”

Để đề phòng tình trạng “cháy hàng” khi vào cao điểm nắng nóng, thời điểm hiện tại mặc dù mới đầu hè, nhiều người đã tìm mua quạt tích điện để mong được giá “mềm”.
Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ: Thị trường phản ứng ra sao?

Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ: Thị trường phản ứng ra sao?

Ngày 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng với giá 25.450 đồng/USD, thấp hơn mức trần 23 đồng nhằm “hạ nhiệt” tỷ giá.
Lo ngại thiếu nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tăng vọt

Lo ngại thiếu nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tăng vọt

Lo ngại về tình trạng khô hạn ở các vùng trồng trọng điểm cà phê Việt Nam ảnh hưởng đến vụ tới tiếp tục đẩy thị trường đi lên.
Giá chung cư tăng nóng, chuyên gia tư vấn cách mua hợp túi tiền

Giá chung cư tăng nóng, chuyên gia tư vấn cách mua hợp túi tiền

Thời gian gần đây, thị trường ghi nhận hiện tượng giá căn hộ chung cư, đất nền, thổ cư tăng “chóng mặt", các chuyên gia bất động sản đưa ra lời khuyên khách hàng cần phải tỉnh táo, lựa chọn các sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính và pháp lý đảm bảo.
Gần 17.000 lượng vàng miếng sẽ được đấu thầu vào sáng 22/4

Gần 17.000 lượng vàng miếng sẽ được đấu thầu vào sáng 22/4

Thời gian bắt đầu đấu thầu vàng miếng là 10 giờ sáng ngày 22/4/2024. Địa điểm đấu thầu tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước (NHNN), số 25 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hình thức đấu thầu là đấu thầu theo giá.
Giá vàng nhẫn tăng mạnh vẫn tạo ra cơn sốt

Giá vàng nhẫn tăng mạnh vẫn tạo ra cơn sốt

Nhu cầu mua vàng nhẫn tăng vọt, SJC giới hạn mỗi khách được mua tối đa 5 chỉ trong một lần giao dịch. Nhưng mức này là quá ít với nhiều người có nguyện vọng tích trữ và đầu tư.
Tăng thêm 2.000 chuyến bay sau 21h dịp 30/4 và cao điểm hè

Tăng thêm 2.000 chuyến bay sau 21h dịp 30/4 và cao điểm hè

Cùng với việc bổ sung thuê máy bay, rút ngắn thời gian quay đầu và tăng thời gian khai thác máy bay, các hãng hàng không đã tăng cường các chuyến bay đêm, sáng sớm để mang tới cho khách hàng những mức giá phù hợp nhất trong giai đoạn nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm Hè.
Giá xăng RON 95 tăng vượt 25.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 tăng vượt 25.000 đồng/lít

Từ 15h hôm nay (17/4), mỗi lít xăng tăng 378 - 416 đồng/lít, các mặt hàng dầu (trừ mazut) hạ 164-178 đồng/lít tùy loại.
Chuyên gia: Đấu thầu vàng sẽ khiến giá vàng trong nước giảm mạnh

Chuyên gia: Đấu thầu vàng sẽ khiến giá vàng trong nước giảm mạnh

Ngay trong tuần này từ 15-19/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu vàng để tăng cung cho thị trường, các chuyên gia dự báo việc đấu thầu vàng sẽ khiến giá vàng trong nước giảm mạnh.
Ngân hàng Nhà nước sắp đấu thầu vàng miếng: Chỉ là giải pháp trong ngắn hạn?

Ngân hàng Nhà nước sắp đấu thầu vàng miếng: Chỉ là giải pháp trong ngắn hạn?

Ngân hàng Nhà nước hoàn tất các bước chuẩn bị cho đấu thầu vàng miếng SJC sau 11 năm tạm ngưng. Theo các chuyên gia đây chỉ là giải pháp trong ngắn hạn để tăng cung và thu hẹp khoảng cách với giá vàng thế giới.
Bất động sản ven đô đang “sốt ảo”?

Bất động sản ven đô đang “sốt ảo”?

Trong quý I/2024 xuất hiện nhiều hơn nhà đầu tư đi "săn" đất. Do vậy, nhiều khu vực ghi nhận lượng giao dịch đất nền tăng "đột biến", nhất là những lô đất đã tách thửa.
Làm gì để khai thác hết tiềm năng của cây dược liệu

Làm gì để khai thác hết tiềm năng của cây dược liệu

Thời gian gần đây, báo chí phản ánh hoạt động xuất khẩu một số dược liệu gặp khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Giải mã hiện tượng giá cà phê liên tục lập đỉnh mới

Giải mã hiện tượng giá cà phê liên tục lập đỉnh mới

Giá cà phê trong nước tiếp tục đạt đỉnh giá, hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 111.200 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 111.400 đồng/kg.
Sau sóng chung cư, đến lượt biệt thự liền kề rủ nhau tăng giá

Sau sóng chung cư, đến lượt biệt thự liền kề rủ nhau tăng giá

Thời gian qua, giá chung cư tăng mạnh đang kéo theo các loại hình bất động sản khác như thổ cư, biệt thự, liền kề, đặc biệt là đất nền tăng cao.
Sự thật đằng sau lời chào hàng “quýt Úc giá rẻ chỉ 35.000 đồng/kg”

Sự thật đằng sau lời chào hàng “quýt Úc giá rẻ chỉ 35.000 đồng/kg”

Gần một tháng nay, quýt Úc có mặt ở hầu hết các quầy hàng trái cây với màu vàng rực rỡ, quả to được nhiều người chào hàng với nhiều mức giá, từ 30.000 đồng (hơi héo, rụng cuống) đến 45.000 - 50.000 đồng/kg (trái tươi mới, còn cuống lá).
Chung cư đang một mình một ngựa trên thị trường nhà ở

Chung cư đang một mình một ngựa trên thị trường nhà ở

"Không thể chỉ dựa vào ngân hàng để đẩy nhà ở xã hội lên" bởi ngân hàng cũng là tổ chức kinh doanh, ưu tiên lợi nhuận. "Thiếu phân khúc cạnh tranh, chung cư đang một mình một ngựa trên thị trường nhà ở", đó là khẳng định của chuyên gia Lê Xuân Nghĩa tại Tọa đàm “Cơ hội đầu tư bất động sản với Luật Đất đai sửa đổi” do Tạp chí Đầu tư Tài chính tổ chức sáng 12/4.
Giá chung cư còn tăng đến bao giờ?

Giá chung cư còn tăng đến bao giờ?

Nhiều chuyên gia cho rằng, chung cư tăng giá đang phần nào phản ánh quan hệ cung - cầu. Ở Hà Nội, nguồn cung chưa đủ đáp ứng nhu cầu, dẫn đến hiện tượng giá vẫn đi lên.
Giá sầu riêng bất ngờ giảm mạnh, thương lái rơi vào thế khó

Giá sầu riêng bất ngờ giảm mạnh, thương lái rơi vào thế khó

Nguồn cung sầu riêng hạn chế nhưng mấy ngày gần đây giá sầu riêng bất ngờ giảm mạnh khiến một số thương lái gặp khó khăn.
Nguồn cung cá tra nguyên liệu thấp, nông dân chần chừ mở rộng diện tích

Nguồn cung cá tra nguyên liệu thấp, nông dân chần chừ mở rộng diện tích

Tháng 3/2024, xuất khẩu cá tra sang các thị trường đã có những dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, nguồn cung cá tra nguyên liệu ở mức thấp, do giá thấp kéo dài cùng sự phục hồi chậm của kim ngạch xuất khẩu nhiều nông dân chần chừ mở rộng diện tích nuôi cá tra.
Cơ hội và thách thức của thị trường mỹ phẩm Việt Nam

Cơ hội và thách thức của thị trường mỹ phẩm Việt Nam

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và nhu cầu làm đẹp ngày càng cao. Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang chứng kiến những đổi mới đáng kể. Vậy trong năm 2024, các thương hiệu mỹ phẩm sẽ thay đổi cách làm kinh doanh như thế nào để phù hợp với xu hướng?
Giá vàng nhẫn lập kỷ lục, hàng loạt hệ thống kinh doanh “cháy hàng”

Giá vàng nhẫn lập kỷ lục, hàng loạt hệ thống kinh doanh “cháy hàng”

Giá vàng nhẫn có cú bứt phá lịch sử lên hơn 77 triệu đồng/lượng, ghi nhận tại các hệ thống kinh doanh vàng trong ngày 9/4 đã xảy ra tình trạng khan hàng.
Sẽ phát nguồn đắt tiền để không phải cắt điện

Sẽ phát nguồn đắt tiền để không phải cắt điện

Trước nguy cơ thiếu điện mùa nắng nóng, Bộ Công Thương đã ban hành các kế hoạch cung ứng điện, nhận diện tốc độ tăng trưởng điện quý 1 là 9,6% - đây là mức tăng trưởng khá cao kể từ năm 2018.
Ngăn chặn hơn 1 tấn cá thể lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi

Ngăn chặn hơn 1 tấn cá thể lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi

Mới đây, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT Thái Nguyên phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế môi trường, Công an phường Đắc Sơn thuộc Công An thành phố Phổ Yên và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp đã tiến hành kiểm tra phương tiện vận tải xe ôtô nhãn hiệu KIA do ông L.V.D điều khiển, phát hiện hơn 1,1 tấn cá thể lợn, thịt lợn và nội tạng lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi.
Giá sầu riêng tăng cao, thương lái vào tận vườn tìm mua

Giá sầu riêng tăng cao, thương lái vào tận vườn tìm mua

Ghi nhận tại nhiều địa phương như Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, sầu riêng Ri 6 phục vụ xuất khẩu đang được thương lái thu mua với giá 120.000-130.000 đồng/kg; sầu riêng Thái từ 180.000-210.000 đồng/kg.
Giá vàng cao nhất mọi thời đại: Cú bứt phá mới chỉ bắt đầu?

Giá vàng cao nhất mọi thời đại: Cú bứt phá mới chỉ bắt đầu?

Giá vàng thế giới kết thúc tuần giao dịch ở mức 2.329 USD/ounce, ghi nhận đạt mức giá cao nhất trong lịch sử.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động