Người nuôi tôm ở Trà Vinh đang đối mặt với bộn bề khó khăn. Giá tôm giảm mạnh kèm theo dịch bệnh sảy ra trên vùng tôm vẫn chưa được không chế. Trong vòng hơn mười ngày qua, tôm nuôi tiếp tục bị thiệt hại hơn 1,3 triệu con, nâng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại từ đầu năm đến nay gần 1.396 ha, với tổng số khoảng 625 triệu con tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
Một số doanh nghiệp thu mua sầu riêng cho biết, trong vài ngày gần đây giá sầu riêng ở khu vực Tây Nguyên đã có xu hướng giảm do thị trường Trung Quốc đang tiêu thụ sầu riêng chậm hơn. Tuy nhiên qua khảo sát thị trường, giá sầu riêng vẫn duy trì mức đi ngang, chưa có dấu hiệu giảm. Điều đáng nói là nhiều nhà vườn vẫn chưa quyết định chốt bán và kỳ vọng giá tăng thêm.
2.000 ha rừng thông ở Hà Tĩnh đang bị tàn phá bởi sự xuất hiện dày đặc sâu róm. Sâu róm từ 3 đến 6 tuổi, mật độ xuất hiện 10-50 con/cây, cục bộ có những nơi 300-400 con/cây. Tình hình dịch sâu róm được đánh giá đang diễn biến hết sức phức tạp. Ban quản lý rừng và địa phương đang khẩn trương tìm cách ngăn chặn.
Với những hộ chăn nuôi lợn thức ăn chiếm tỷ lệ trong trong chi phí chăn nuôi. Nhất là giai đoạn hiện nay, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thức ăn đang 70% chi phí đầu vào với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Điều này khiến cho giá lợn dù đã tăng, nhưng người chăn nuôi vẫn chưa có lợi nhuận. Bởi vậy, tại nhiều địa phương đã khuyến khích người chăn nuôi sử dụng thức ăn lên men lỏng vừa giảm chi phí, tạo sản phẩm thịt sạch, thơm ngon, giảm mùi hôi chuồng trại.
Quả chay vỏ xanh ruột hồng ăn chua nhẹ rồi ngọt hậu vốn được trồng khá phổ biến ở nông thôn. Nhưng vì giá trị kinh tế không cao nên cây chay dần bị thay thế. Giờ cây chay thường xuất hiện trong sân vườn của những người chơi cây cảnh. Năm nay mùa chay chín đã về, nhưng để thưởng thức thứ quả gợi nhớ quê hương những khách hàng thành phố phải bỏ ra tới 100 nghìn đồng/kg.
Thời gian trước, hiện tượng thương lái lùng mua giun đất với giá cao khiến cơn sốt lời động vật này lan ra nhiều tỉnh thành. Sau một thời gian lắng xuống thì thời gian gần đây tình trạng kích giun bán đã xuất hiện trở lại, tràn lan trên nhiều tỉnh thành như Hòa Bình, Thanh Hóa, Tuyên Quang... Hệ lụy không chỉ là tàn phá ruộng vườn mà loài sinh vật được ví như cố máy làm tơi xốp đất sẽ bị tuyệt diệt biến đất nông nghiệp thành đất chết.
Trên địa bàn tỉnh Hà tĩnh vừa sảy ra sự cố chập điện ở trại gà khiến gần 10 nghìn con gà bị chết ngạt. Trại gà này của gia đình anh Phan Văn Xuân, đàn gà đã đến ngày xuất chuồng, mỗi con trọng lượng khoảng 2,5-3kg. Dù chính quyền và người dân đã vào cuộc hỗ trợ nhưng lượng gà chết quá lớn, thiệt hại trên 1 tỷ đồng.
Từ trước ngày thu hoạch hàng tháng, thương lái đã chốt giá sầu riêng. Càng gần tới ngày thu hoạch, giá sầu riêng ở Đắk Lắk biến động liên tục. Điều này khiến nhà vườn không muốn bán, doanh nghiệp không thể mua. Còn thương lái thì sẵn sàng trả giá cao và đặt cọc vườn sầu riêng non. Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đã cảnh báo những hệ lụy ảnh hưởng tới uy tín thị trường sầu riêng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, từ đầu năm đến nay Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp 43 mã số vải thiều xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường như Australia, Thái Lan, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.
Những ngày gần đây giá tôm thẻ nguyên liệu ở các tỉnh miền Tây bắt đầu tăng trở lại. Mức tăng lần này vẫn còn thấp hơn so với giá vài tháng trước gần 20%. Tuy nhiên, nhiều hộ nuôi đã không còn tôm để bán do trước đó đã "treo ao". Nhiều địa phương đang triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực theo chuẩn VietGAP đã mang lại hiệu quả kinh tế cao đang được khuyến khích nhân rộng trong thời gian tới.
Từ giữa tháng 7 tới nay, trên địa bàn huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An) người dân đổ vào rừng săn tìm ong vang (còn gọi là ong vàng). Bởi giá sáp ong vang tăng vọt tới gần 1 triệu đồng/kg do Trung Quốc đẩy mạnh thu mua. Giá sáp ong tăng cao, nguy cơ người dân vào rừng khai thác tận diệt.
Hàng chục ha dưa hấu chuẩn bị đến ngày thu hoạch bị mưa lũ làm ngập úng. Người dân trở tay không kịp khiến dưa hấu bị thối rữa, ước thiệt hại khoảng 4 tỷ đồng. Trước lo lắng của người dân, tỉnh Gia Lai đang có phương án hỗ trợ.
Với bà con ở vùng cao huyện Sìn Hồ (Lai Châu) con trâu vốn là "đầu cơ nghiệp". Bà con nuôi trâu để lấy sức kéo làm nương, cũng là nguồn vốn liếng khi cần thì bán. Tuy nhiên thời gian gần đây sảy ra hiện tượng trâu chết không rõ nguyên nhân. Trâu đang khỏe mạnh sáng ra đã chết khi phát hiện thì đã muộn, do vậy người nuôi trâu rất lo lắng.
Thời điểm này các tỉnh Tây Nguyên bước vào vụ thu hoạch sầu riêng. Các đơn vị thu mua nhận định chưa khi nào giá sầu riêng tăng cao như năm nay. Thị trường sầu riêng nóng sốt như thời bất động sản lướt sóng. Ngoài nguyên nhân nhu cầu xuất khẩu tăng cao, nhiều người lo ngại thị trường sầu riêng đang bị biến tướng khi bị "cò" thao túng và làm giá, khiến doanh nghiệp không thể chốt đơn đủ hàng xuất khẩu.
Cam sành là một loại quả nổi tiếng được trồng lâu đời trên vùng đất huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Cam sành tại đây mang hương vị đặc trưng riêng, được hấp thụ tinh hoa từ đất, gió, nắng và nguồn nước mát lành nên vị ngọt cũng khác hẳn cam sành vùng khác.
Gây chấn động với vụ giao dịch đấu giá trái sầu riêng khủng ở đảo Hải Nam với giá 1,3 tỷ đồng, tuy nhiên chất lượng của sầu riêng Trung Quốc khiến nhiều người thất vọng. Mới đây, một cây bút của tờ The Post vừa có bài viết chia sẻ cảm nghĩ sau khi ăn sầu riêng trồng tại Trung Quốc: Mùi vị nhạt, thịt cơm gây thất vọng, bị so sánh với… chuối chưa chín.
Giá chanh dây tại Gia Lai liên tục giảm mà chưa có hồi kết. Từ mức 30.000 đồng dịp đầu năm, hiện giá chanh dây chỉ còn chưa tới 3.000 đồng. Viễn cảnh thua lỗ đã hiện hữu, nhiều nhà vườn thậm chí còn không muốn thu hoạch chanh dây và có ý định chặt bỏ để thay thế bằng cây trồng khác.
Năm nay nghề nuôi ong ở Nghệ An được mùa, do điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, các đàn ong cho lượng mật khá. Tuy nhiên, người nuôi ong vẫn đứng ngồi không yên khi giá mật rớt thảm, một lít mật ong bán ra chỉ mua được 1 chai nước lọc, nhiều hộ tính chuyện bỏ nghề.
Làn sóng xuất khẩu sầu riêng tiếp tục tạo lập những mốc mới đem lại nguồn siêu lợi nhuận cho nhà vườn trồng loại trái cây vua này. Giá cao, dễ bán, mỗi ha sầu riêng cho lợi nhuận hàng tỷ đồng đã khiến người dân phía Bắc Quốc lộ 1 ở Tiền Giang ồ ạt chặt mít, bỏ lúa để trồng sầu riêng. Cây mít, cây lúa đang là nguồn thu chính giờ bị từ bỏ để chạy theo trái sầu riêng phải 5 năm nữa mới có nguồn thu, liệu nông dân có đang "đuổi hình bắt bóng"?
Thông tin vụ sầu riêng đầu tiên của Trung Quốc thất bại thì mới đây truyền thông của quốc gia tỷ dân này thông tin sầu riêng nội địa Trung Quốc sắp bán ra thị trường trong vài ngày tới. Chỉ có điều những trái sầu riêng hiếm hoi còn sót lại này có giá đắt đỏ gấp 3 lần sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam và Thái Lan. Liệu những trái sầu riêng tự trồng có làm hạ nhiệt làn sóng nhập khẩu sầu riêng ồ ạt thời gian qua.
Trong 6 tháng của năm 2023, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đã lập kỷ lục tăng gấp đôi so với năm 2022. Dù đã bước qua cao điểm thu hoạch nhưng giá sầu riêng vẫn duy trì mức cao, nhu cầu xuất khẩu vẫn tăng. Tuy nhiên, sầu riêng Việt Nam lộ rõ những hạn chế. Bên cạnh việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thương lái chạy theo số lượng nên cố tình cắt sầu riêng chưa đủ tuổi để bán tại các thị trường dễ tính.
Năm nay người nuôi tôm quảng canh ở Cà Mau lại điêu đứng. Không phải vì tôm bệnh hay bão lũ mà nguyên nhân làm cho người nuôi tôm kiệt quệ là giá rớt. Người nuôi tôm tính toán cứ mỗi tháng có 2 con nước xổ vuông tôm bán lời lãi chẳng thấy đâu chỉ biết thu nhập bị giảm từ 3 - 4 triệu đồng.
Những ngày vừa qua, 2.600 hộ dân trồng sầu riêng tham gia Hợp tác xã Cây ăn trái Krông Pắk (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk), một trong những HTX trồng sầu riêng lớn nhất cả nước, như ngồi trên đống lửa khi HTX này bị thu hồi giấy phép. Phía HTX lo ngại điều này sẽ "chặn đường" xuất khẩu. Tuy nhiên phía chính quyền lại cho rằng sẽ không ảnh hưởng đến mã vùng trồng.
Mãng cầu xiêm vốn là loại trái cây phổ biến ở miền Tây được bán với giá bình dân. Nhưng bất ngờ từ đầu mùa hè năm nay, loại quả này bỗng gây sốt với giá tăng vọt. Tới thời điểm này giá mãng cầu xiêm vẫn cao ngất ngưởng tới 120.000 - 130.000 đồng/kg cao gần gấp đôi giá sầu riêng. So với mọi năm, giá mãng cầu xiêm đang cao 4 - 5 lần.
Nghề nuôi chim yến được cho là đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là khi giá tổ yến tăng cao kể từ khi được xuất khẩu chính ngạch Trung Quốc. Thứ "vàng trắng" ngày càng giá trị kéo theo việc người dân xây nhà dụ yến về làm tổ ổ ạt một cách tự phát. Tại Bình Phước có hàng nghìn nhà dân dụ yến nằm rải rác khắp nơi khiến người dân bức xúc vì ô nhiễm, buộc chính quyền phải có động thái bất ngờ.
Cũng như nhiều địa phương khác ở Tây Nguyên, dịp này những vườn sầu riêng ở Đắk Nông chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch. Vụ sầu riêng năm nay nhìn chung được mùa, dù thời tiết có bật thuận khiến có thời điểm rụng hoa và trái non. Đặc biệt, càng tới ngày thu hoạch giá sầu riêng vẫn tăng, thương lái sẵn sàng đặt cọc mua cả vườn. Lẽ ra năm nay nhà vườn Đắk Nông sẽ có mọt mùa bội thu sầu riêng. Nhưng thời điểm này các nhà vườn lại đối mặt với nỗi lo bị trộm sầu riêng và nạn "cò sầu riêng" làm giá.
Cá Koi vốn là dòng cá cảnh sanh chảnh có nguồn gốc từ Nhật Bản. Giới chơi cá Koi thường gắn với những người có điều kiện kinh tế dư giả. Nhiều người nghĩ kinh doanh loại cá cảnh phục vụ giới nhà giàu sẽ có lợi nhuận cao. Tuy nhiên với những người có kinh nghiệm trong ngành này, đây là lĩnh vực nhiều rủi ro, như giữ 'bom nổ chậm' trong nhà.
Trên thị trường đang xuất hiện giống mít lạ gây sốt bởi có hương vị của sầu riêng. Trái mít hương sầu riêng gai to và thưa nhìn hấp dẫn, đặc biệt là có múi khô dày không bị nhão ăn ngọt béo. Đây vốn là giống mít ngoại được một nhà vườn ở Cần Thơ lai tạo thành công và đang trồng thử nghiệm.
Singapore là một trong những quốc giá có môi trường xanh, sạch nhất thế giới. Có lẽ vì thế những loại đồ ăn gây ảnh hưởng tới môi trường sẽ bị cấm sử dụng ở nơi công cộng. Trong đó, sầu riêng là một trong những loại quả bị cấm ăn ở nơi công cộng tại quốc đảo này.