Giá tiêu tăng liên tiếp, kỳ vọng lấy lại mốc 160.000 đồng/kg Giá tiêu tăng cao sau tuần lượn sóng Tiêu bị mất mùa nên nhiều nông dân tin rằng sẽ được giá |
![]() |
Giá tiêu hôm nay 16/4 tăng mạnh liên tiếp từ 1,000 đến 1,500 đồng/kg. |
Tại khu vực Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay tại Đắk Lắk tăng 1000 đồng/kg so với hôm qua hiện ở mức 158,000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Gia Lai tăng 1500 đồng/kg so với ngày hôm qua hiện ở mức 155,500 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Đắk Nông tăng 1500 đồng/kg so với hôm qua hiện ở mức 158,000 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu hiện ở mức 156,000 đồng/kg, tăng 1000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Đồng Nai tăng 1000 đồng/kg so với hôm qua ở mức 156,000 đồng/kg.
Ngoài ra, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước tăng 1500 đồng/kg so với hôm qua hiện ở mức 155,500 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) cho biết giá tiêu đen Indonesia tiếp tục giảm 0,24% (17 USD/tấn) so với phiên giao dịch trước, xuống còn 7.064 USD/tấn,.
Tại các quốc gia khác, giá tiêu đen xuất khẩu nhìn chung vẫn ổn định. Hiện tiêu đen Malaysia ASTA được báo giá ở mức 9.600 USD/tấn, trong khi tiêu đen Brazil ASTA là 6.850 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam cũng không đổi trong khoảng 6.600 – 6.800 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 550 g/l.
Cùng thời điểm khảo sát, tiêu trắng Muntok Indonesia cũng giảm 0,25% (24 USD/tấn) so với phiên giao dịch trước, về mốc 9.651 USD/tấn.
Trong khi đó, giá tiêu trắng Malaysia ASTA tiếp tục được báo giá ở mức 12.100 USD/tấn; tiêu trắng Việt Nam đạt 9.600 USD/tấn.
Thị trường tiêu sôi động sau tin hoãn thuế
![]() |
Việc trữ hàng sau vụ thu hoạch khiến nguồn cung tiêu nguyên liệu trên thị trường trở nên khan hiếm. |
Giá tiêu trong nước đang hồi phục mạnh mẽ sau thời gian chững lại vì lo ngại Mỹ áp thuế đối ứng 46% lên hàng hóa Việt Nam, trong đó có hồ tiêu. Khi chính quyền Mỹ tuyên bố hoãn triển khai mức thuế này trong 90 ngày, thị trường lập tức sôi động trở lại với hoạt động thu mua tăng nhanh từ phía các nhà nhập khẩu quốc tế.
Việc hoãn thuế không chỉ giúp giải tỏa tâm lý chờ đợi mà còn khiến các doanh nghiệp tranh thủ nhập hàng trước khi nguy cơ chi phí tăng cao quay trở lại sau thời gian gia hạn. Điều này góp phần tạo lực đẩy cho giá tiêu phục hồi nhanh trong những ngày gần đây.
Ở trong nước, nhiều nông dân sau khi thu hoạch đã không bán tiêu ngay mà giữ lại do trước đó đã có lợi nhuận tốt từ cây sầu riêng và cà phê. Việc trữ hàng sau vụ thu hoạch khiến nguồn cung tiêu nguyên liệu trên thị trường trở nên khan hiếm. Bên cạnh đó, thông tin sản lượng vụ tiêu năm nay thấp hơn năm ngoái cũng góp phần hỗ trợ giá tăng, với kỳ vọng sớm đạt mức 160,000 đồng/kg.
Theo số liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong tháng 3/2025, Việt Nam đã nhập khẩu gần 5,000 tấn hồ tiêu với tổng giá trị gần 29 triệu USD. So với tháng trước, lượng nhập khẩu tăng gần 69%, giá trị tăng hơn 81%; so với cùng kỳ năm ngoái, tăng lần lượt hơn 32% và 104,9%.
Việt Nam không chỉ tiêu thụ nguyên liệu trong nước mà còn nhập khẩu tiêu từ nhiều quốc gia khác để phục vụ chế biến và tái xuất khẩu. Nhờ công nghệ chế biến phát triển, sản lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam thường vượt cả sản lượng nội địa. Đây là minh chứng cho năng lực chế biến đang được nâng cao, góp phần gia tăng giá trị cho ngành hồ tiêu.
Tuy vậy, trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng có nhiều rào cản về thuế quan, các doanh nghiệp Việt đang đứng trước thách thức lớn: phải minh bạch hơn trong chuỗi cung ứng và đẩy mạnh đầu tư vào chế biến sâu nếu muốn duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài.
![]() |
![]() |
![]() |