Thuế quan của Mỹ khiến giá tiêu đồng loạt giảm Giá tiêu chờ thông tin về thuế quan Giá tiêu ảnh hưởng thế nào trước thuế đối ứng của Mỹ? |
![]() |
Giá tiêu trong nước hôm nay 10/4 tiếp tục giảm 1.000 đồng/kg so với hôm qua. |
Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm giảm mạnh so với hôm qua. Qua đó, mặt bằng giá tiêu trong nước ở mức từ 147,000 đồng/kg đến 148,000 đồng/kg.
Tại khu vực Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay tại Đắk Lắk giảm mạnh 1000 đồng/kg so với hôm qua hiện ở mức 148,000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Gia Lai giảm 1000 đồng/kg so với ngày hôm qua hiện ở mức 147,000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Đắk Nông giảm 1000 đồng/kg so với hôm qua hiện ở mức 148,000 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu hiện ở mức 148,000 đồng/kg, giảm 1000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Đồng Nai giảm 1000 đồng/kg so với hôm qua ở mức 148,000/kg.
Ngoài ra, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước giảm 1000 đồng/kg so với hôm qua hiện ở mức 148,000 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam bất ngờ lao dốc do lo ngại thuế đối ứng của Mỹ. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu đen của Việt Nam đã đồng loạt giảm mạnh 500 USD/tấn, xuống chỉ còn 6.600 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 6.800 USD/tấn với loại 550 g/l.
Giá tiêu đen Lampung Indonesia cũng giảm nhẹ 39 USD/tấn và được giao dịch ở mức 7.078 USD/tấn.
Trong khi đó, giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil vẫn ổn định ở mức 6.800 USD/tấn; tiêu đen Kuching Malaysia đạt 9.850 USD/tấn.
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Việt Nam giảm 500 USD/tấn về mốc 9.600 USD/tấn.
Trong khi giá tiêu trắng Muntok Indonesia tiếp tục giảm 54 USD/tấn so với phiên giao dịch trước, xuống còn 9.710 USD/tấn. Riêng tiêu trắng Malaysia ASTA tiếp tục ổn định ở mức 12.300 USD/tấn.
Nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu tiêu lo lắng
![]() |
Giá tiêu trong nước đang giảm mạnh, phần lớn do áp lực nguồn cung. |
Giá tiêu trong nước đang giảm mạnh, phần lớn do áp lực nguồn cung từ vụ thu hoạch mới và lo ngại về thuế đối ứng từ Mỹ. Tình hình này khiến nhiều nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng, đặc biệt là về khả năng tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới.
Ông Lê Việt Anh, Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), cho biết một số đơn hàng đã bị đối tác đề nghị tạm ngưng và họ đang chờ thêm thông tin về chính sách thuế. Chủ tịch của VPSA hiện đang có chuyến công tác tại Mỹ, với mục tiêu đàm phán để tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến vấn đề thuế quan.
Tình trạng này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất trong nước. Doanh nghiệp xuất khẩu có nguy cơ mất thanh khoản tạm thời, lượng hàng tồn kho tăng cao, việc thu mua nguyên liệu bị đình trệ khiến giá tiêu liên tục giảm trong những ngày qua.
Nếu không có giải pháp kịp thời, Việt Nam có thể mất thị phần tại thị trường Mỹ. Điều này đồng thời ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu trong năm 2025, khiến diện tích canh tác vùng nguyên liệu cũng có nguy cơ bị thu hẹp.
Một số thương lái đã tranh thủ bán ra do lo ngại về chính sách thuế. Tuy nhiên, cũng có tình trạng một số thương lái lợi dụng thông tin này để kêu gọi người dân bán giá rẻ, rồi âm thầm thu gom hàng tồn.
Về lâu dài, các doanh nghiệp cần chủ động đầu tư vào chế biến sâu và giảm phụ thuộc vào xuất khẩu thô. Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sẽ giúp hạn chế rủi ro khi một thị trường lớn xảy ra biến động, đồng thời tránh bị ép giá vào những thời điểm quan trọng.
Ngoài ra, cần nâng cao tính minh bạch trong chuỗi sản xuất và cung ứng. Việc để các nước thứ ba mượn danh Việt Nam để tránh thuế như trước đây là điều cần được kiểm soát chặt chẽ.
![]() |
![]() |
![]() |