Giá tiêu giảm kỷ lục từ 6.000 đến 6.500 đồng/kg Chỉ số CPI giảm, lạm phát quý I/2025 tăng 3,01% Thuế quan của Mỹ khiến giá tiêu đồng loạt giảm |
![]() |
Giá tiêu trong nước và thế giới đều không thay đổi so với hôm qua. |
Theo đó, tại khu vực Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay tại Đắk Lắk không thay đổi so với hôm qua hiện ở mức 155.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Gia Lai tkhông thay đổi so với ngày hôm qua hiện ở mức 153.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Đắk Nông không thay đổi so với hôm qua hiện ở mức 155.000 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu hiện ở mức 154.000 đồng/kg, không thay đổi so với ngày hôm qua. Đồng Nai không thay đổi so với hôm qua ở mức 154.000/kg.
Ngoài ra, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước không thay đổi so với hôm qua hiện ở mức 154.000 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Kuching Malaysia ở mức 9.850 USD/tấn, giảm 50 USD/tấn (tương ứng 0,51%) so với ngày hôm trước.
Trong khi đó, giá tiêu đen Lampung Indonesia tiếp tục đi đi ngang ở mức 7.239 USD/tấn. Thị trường Indonesia ngừng giao dịch từ tuần trước khi người Hồi giáo trên khắp thế giới kỷ niệm ngày lễ Eid al-Fitr.
Giá tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam cũng ổn định trong khoảng 7.100 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 7.300 USD/tấn với loại 550 g/l.
Tiêu đen ASTA 570 của Brazil được chào bán với giá 6.950 USD/tấn, thấp nhất trên thị trường.
Cùng thời điểm khảo sát, tiêu trắng Malaysia ASTA được báo giá ở mức 12.300 USD/tấn, giảm 100 USD/tấn so với ngày hôm trước.
Giá tiêu trắng Việt Nam tiêu trắng Muntok Indonesia ổn định ở mức 10.100 USD/tấn và 10.066 USD/tấn.
Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu hơn 72.300 tấn hồ tiêu sang Mỹ
![]() |
Hồ tiêu là ngành hàng nông sản chủ lực của Việt Nam. |
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế tối thiểu 10% áp lên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu và mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam đang khiến các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lo lắng. Đây là ngành hàng nông sản chủ lực của Việt Nam, hiện đang có thị phần rất lớn tại thị trường Mỹ.
Theo ông Lê Việt Anh, Chánh Văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), Việt Nam hiện là quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho Mỹ, chiếm tới 77% tổng lượng hồ tiêu nước này nhập khẩu. Ngược lại, Mỹ cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam.
Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu hơn 72.300 tấn hồ tiêu sang Mỹ, tăng 33,2% so với năm trước. Kim ngạch đạt 409 triệu USD, chiếm 31% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu cả nước. Với mối quan hệ thương mại lớn như vậy, bất kỳ thay đổi nào về chính sách thuế đều tác động mạnh đến doanh nghiệp.
Ông Lê Việt Anh cho biết, điều khiến doanh nghiệp lo ngại là nhiều hợp đồng xuất khẩu hồ tiêu sang Mỹ đã được ký từ đầu năm 2025, với thời gian giao hàng kéo dài đến tháng 8, tháng 9. Khi ký các đơn hàng này, doanh nghiệp không lường trước được việc Mỹ sẽ tăng thuế, vì vậy giá bán chưa cộng thêm 10% thuế nhập khẩu.
Nếu thuế mới được áp dụng với các lô hàng đã ký, doanh nghiệp Việt có nguy cơ chịu lỗ nặng. Trước tình hình đó, một số doanh nghiệp đang cân nhắc đàm phán lại với đối tác Mỹ để chia sẻ phần chi phí thuế mới, với hy vọng mỗi bên cùng gánh chịu một phần.
Hiện chưa rõ liệu hồ tiêu có nằm trong danh sách áp dụng mức thuế đối ứng 46% hay không. Ngành hồ tiêu Việt Nam đang chờ thông tin chi tiết để có hướng xử lý cụ thể. Nhiều doanh nghiệp vẫn hy vọng trong quá trình đàm phán giữa hai Chính phủ, hồ tiêu sẽ chỉ bị áp thuế nhập khẩu 10% như các mặt hàng khác, mà không phải chịu thêm thuế đối ứng đặc biệt từ phía Mỹ.
![]() |
![]() |
![]() |