Giá cà phê hôm nay tiếp tục giảm 500 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay (22/11), ghi nhận tiếp tục giảm 500 đồng/kg, hiện giao dịch trung bình ở mức 57.500 đồng/kg.
Giá cà phê cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm của Tây Nguyên (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum) được ghi nhận ở mức 57.800 đồng/kg.
Theo đó, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 57.100 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai với 57.500 đồng/kg.
Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Nông có giá thu mua là 57.500 đồng/kg.
Đắk Lắk ghi nhận mức giao dịch là 57.800 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát.
Cập nhật giá cà phê hôm nay. |
Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới giảm. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 1/2024 được ghi nhận tại mức 2.482 USD/tấn sau khi giảm 0,92% (tương đương 23 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 3/2024 tại New York ở mức 168,55 US cent/pound sau khi giảm 1,52% (tương đương 2,6 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h00 (giờ Việt Nam).
Cập nhật giá cà phê Robusta trên sàn London. |
Cập nhật giá cà phê Arabica trên sàn New York. |
Nhìn chung, đối với cà phê arabica, xuất khẩu dường như bị ảnh hưởng tiêu cực bởi xu hướng tăng sử dụng hàng tồn kho và nhập khẩu ít hơn của các nước tiêu thụ. Bên cạnh đó là xu hướng thay thế cà phê arabica bằng robusta có giá cạnh tranh hơn trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao và thu nhập giảm.
Thời tiết bất lợi cũng là một trong những yếu tố khiến xuất khẩu cà phê arabica toàn cầu giảm. Đặc biệt là cà phê arabica Colombia đã giảm xuống dưới mốc 11 triệu bao lần đầu tiên kể từ niên vụ 2012 - 2013.
Nguồn cung của Colombia, quốc gia xuất khẩu chính của nhóm cà phê này bị gián đoạn bởi thời tiết đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước này trong phần lớn niên vụ 2022-2023. Số liệu cho thấy, xuất khẩu cà phê nhân xanh của Colombia đã giảm 13,1% xuống 9,4 triệu bao trong niên vụ vừa qua, lần đầu tiên giảm xuống dưới 10 triệu bao kể từ vụ 2013 - 2014.
Trái ngược với arabica, xuất khẩu cà phê robusta tăng 2,6% trong niên vụ 2022 - 2023 lên gần 43,8 triệu bao so với 42,7 triệu bao của niên vụ 2021 - 2022. Trong số 4 nhóm cà phê, robusta là nhóm duy nhất có mức tăng trưởng tích cực trong niên vụ 2022 - 2023, do được hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch từ arabica sang các loại cà phê có giá cạnh tranh hơn.
Với kết quả này, tỷ trọng cà phê robusta trong tổng xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu đã tăng lên mức 39,5% trong niên vụ 2022 - 2023, cao nhất trong nhiều niên vụ trở lại đây.
Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê robusta có phần chậm lại trong những tháng gần đây. Tính riêng tháng 9 lượng robusta xuất khẩu thấp nhất kể năm 2012. Chủ yếu là do xuất khẩu từ Việt Nam, nhà sản xuất và xuất khẩu robusta lớn nhất thế giới giảm 43,4%, chỉ đạt 0,8 triệu bao - mức thấp nhất trong các tháng 9 kể từ năm 2008.
Việt Nam đã phải đối mặt với nguồn cung cạn kiệt kể từ đầu quý IV niên vụ cà phê 2022 - 2023, khi tồn kho được báo cáo ở mức thấp vào thời điểm vụ thu hoạch vẫn còn 3 - 4 tháng nữa mới bắt đầu.
Trong khi đó, xuất khẩu cà phê hòa tan đã giảm 27,3% trong tháng 9 và giảm 5,7% trong niên vụ 2022 - 2023, xuống còn 11,47 triệu bao. Tỷ trọng cà phê hòa tan trong tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu là 9,1%, giảm nhẹ từ mức 9,3% của niên vụ trước.
Brazil là nước xuất khẩu cà phê hòa tan lớn nhất thế giới, với 0,3 triệu bao trong tháng 9 và gần 3,8 triệu bao trong niên vụ 2022 - 2023.
Xuất khẩu cà phê đã rang toàn cầu cũng giảm 26,7% trong tháng 9 và giảm 16% trong niên vụ 2022 - 2023, chỉ đạt 0,7 triệu bao.
Giá tiêu hôm nay đồng loạt giảm 500 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay (22/11), giá tiêu đang nằm trong khoảng 68.500 - 71.500 đồng/kg tại thị trường nội địa, sau khi tăng đồng loạt 500 đồng/kg so với hôm qua.
Sau khi điều chỉnh, tỉnh Đồng Nai và Gia Lai lần lượt ghi nhận mức giá là 68.500 đồng/kg và 69.000 đồng/kg.
Song song đó, hồ tiêu tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đang được thu mua với mức giá chung là 70.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt lên mức 71.000 đồng/kg và 71.500 đồng/kg.
Cập nhật giá tiêu hôm nay. |
Lũy kế hết tháng 10/2023, Việt Nam xuất khẩu được 223.578 tấn hồ tiêu các loại, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 750,8 triệu USD, bao gồm tiêu đen đạt 640,2 triệu USD, tiêu trắng đạt 110,6 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu tăng 14,6%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại giảm 11,7%.
Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen 10 tháng đạt 3.553 USD/tấn, tiêu trắng đạt 5.082 USD/tấn, so với cùng kỳ năm trước, giá xuất khẩu giảm 17,6% đối với tiêu đen và 15,6% đối với tiêu trắng.
Theo VPA, Việt Nam đã xuất khẩu hết sản lượng thu hoạch trong năm 2023, một phần xuất khẩu được lấy đi từ lượng nhập khẩu cũng như tồn kho từ năm trước.
Dự kiến cả năm 2023, lượng xuất khẩu sẽ đạt 250 nghìn tấn. Theo đó, lượng tồn kho 2023 chuyển sang năm 2024 sẽ thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và Gia vị, cho biết, mặc dù điều kiện thị trường khó khăn trong đó thị trường EU và Mỹ trầm lắng hơn, nhưng ngành hồ tiêu vẫn đạt thành tích xuất khẩu tốt, tăng về số lượng, tuy nhiên giảm về giá trị so với năm ngoái.
Vụ hồ tiêu năm 2024 sẽ bắt đầu trong gần 2 tháng nữa tại khu vực Đắk Nông, nơi được coi là vùng trọng điểm nhất của hồ tiêu Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, tình hình mưa lũ vào tháng 7 vừa qua được đánh giá sẽ ảnh hưởng tới vụ thu hoạch hồ tiêu sắp tới, cộng với diễn biến dự đoán hiện tượng El Nino sẽ xảy ra vào cuối năm có thể dẫn tới sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2024 sẽ giảm so với năm 2023.
Theo dự báo, trong năm tới, sản lượng hồ tiêu có thể giảm đến 15% do giảm diện tích, do thời điểm hồ tiêu ra hoa gặp thời tiết bất lợi và nhiều diện tích bị chuyển sang trồng sầu riêng.
Tại cuộc họp của VPA quý III/2023 mới đây, các DN cho rằng VPA cần thực hiện khảo sát về tình hình phát triển sầu riêng hiện nay để đánh giá diện tích chuyển đổi từ hồ tiêu sang cây sầu riêng cũng như cây trồng khác.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng mong muốn VPA có chiến lược sắp xếp hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết với nông dân để thực hiện truy xuất nguồn gốc.
Đặc biệt, quy định của EU về phá rừng, nguy hại tới rừng trước mắt áp dụng cho 6 ngành hàng: cà phê, đậu nành, gỗ, gia súc, cacao, cao su, sắp tới có thể sẽ áp dụng cho hồ tiêu. Do đó, các doanh nghiệp cho rằng VPA cần có sự chuẩn bị trước cho quy định này.