Giá lúa gạo hôm nay 31/10/2022: Giá lúa gạo neo ở mức cao Giá lúa gạo hôm nay 1/11/2022: Giá gạo tăng 150 đồng/kg Giá lúa gạo hôm nay 2/11/2022: Giá gạo nguyên liệu tăng trở lại |
Cụ thể, lúa Đài thơm 8 đang được thương lái thu mua ở mức 6.400 – 6.600 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 6.400 – 6.600 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 7.900 đồng/kg.
Với các chủng loại lúa còn lại, giá đi ngang. Hiện lúa IR 504 ở mức 6.200 – 6.300 đồng/kg; Đài thơm 8 6.300 – 6.400 đồng/kg; lúa OM 5451 mức 6.300 – 6.400 đồng/kg; nếp An Giang (tươi) 5.900 – 6.100 đồng/kg; nếp Long An (tươi) 6.200 – 6.500 đồng/kg. Nếp An Giang khô đang được thương lái thu mua ở mức 8.400 – 8.500 đồng/kg; nếp Long An khô 8.700 – 9.100 đồng/kg; nàng hoa 9 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm tiếp tục đà tăng. Hiện giá gạo nguyên liệu ở mức 9.500 – 9.550 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; gạo thành phẩm duy trì ổn định ở mức 10.200 - 10.250, tăng 200 - 250 đồng/kg. Tương tự, với mặt hàng phụ phẩm, hiện giá tấm tăng 200 đồng/kg lên mứ 9.900 - 10.000 đồng/kg, cám khô ở mức 8.700 – 8.800 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.
Theo các thương lái, hôm nay lượng gạo nguyên liệu về ít, các kho mua ổn định. Mặt bằng giá ổn định so với hôm qua. Nguồn cung lúa rất ít, hầu như đã được cọc hết, giá lúa các loại chững lại ở mức cao.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất duy trì ổn định so với hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm đang ở mức 428 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn.
Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 10 năm 2022 ước đạt 700 nghìn tấn với giá trị đạt 334 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 10 tháng đạt 6,07 triệu tấn với 2,94 tỷ USD, tăng 17,2% về khối lượng và tăng 7,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Trong dài hạn, các thương nhân xuất khẩu gạo đều tỏ ra lạc quan. Ấn Độ vẫn áp dụng chính sách thuế xuất khẩu 20% với gạo trắng cũng như chưa dỡ bỏ lệnh cấm với xuất khẩu gạo tấm. Điều này tiếp tục gây thiếu hụt nguồn cung trên quy mô toàn cầu, thị trường bớt sức cạnh tranh. Chính vì vậy, các nước xuất khẩu khác, trong đó có Việt Nam, được hưởng lợi. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tìm lại được một số khách hàng truyền thống ở châu Phi dù không nhiều vì giá gạo Việt Nam cao so với nhu cầu tiêu dùng của khu vực này.
Thời điểm cuối năm, phần lớn các doanh nghiệp đều cạn kho nên giá tăng. Triển vọng của ngành xuất khẩu gạo trong dài hạn có nhiều lạc quan cả về lượng và giá.