Giá heo hơi hôm nay 12/3: Tăng rải rác ở một vài nơi Giá heo hơi hôm nay 13/3: Tiếp đà tăng cao nhất 2.000 đồng/kg Giá heo hơi hôm nay 14/3: Quay trở lại mốc 60.000 đồng/kg |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc cao nhất 59.000 đồng/kg
Thị trường heo hơi tại miền Bắc hôm nay bất ngờ quay đầu giảm nhẹ.
Theo đó, tín hiệu đảo chiều duy nhất được ghi nhận tại tỉnh Phú Thọ khi hạ nhẹ một giá, tụt về mốc thấp nhất 57.000 đồng/kg - ngang với Lào Cai, Nam Định, Thái Nguyên và Ninh Bình.
Trong khi đó, heo hơi tại Hà Nội tiếp tục duy trì ở mức cao nhất 59.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc trong khoảng 57.000 - 59.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Bắc Giang | 58.000 | - |
Yên Bái | 58.000 | - |
Lào Cai | 57.000 | - |
Hưng Yên | 58.000 | - |
Nam Định | 57.000 | - |
Thái Nguyên | 57.000 | - |
Phú Thọ | 57.000 | -1.000 |
Thái Bình | 58.000 | - |
Hà Nam | 58.000 | - |
Vĩnh Phúc | 58.000 | - |
Hà Nội | 59.000 | - |
Ninh Bình | 57.000 | - |
Tuyên Quang | 58.000 | - |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên tăng nhẹ
Thị trường heo hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng nhẹ 1.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá heo hơi tại tỉnh Hà Tĩnh, Bình Định, Lâm Đồng, Đắk Lắk và Bình Thuận được triển khai cùng tăng 1.000 đồng/kg, lên mức 56.000 - 59.000 đồng/kg - tùy khu vực.
Heo hơi tại các tỉnh còn lại vẫn được thu mua với giá ổn định trong ngày hôm nay.
Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 55.000 - 59.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Thanh Hoá | 58.000 | - |
Nghệ An | 57.000 | - |
Hà Tĩnh | 57.000 | +1.000 |
Quảng Bình | 55.000 | - |
Quảng Trị | 55.000 | - |
Thừa Thiên Huế | 56.000 | - |
Quảng Nam | 55.000 | - |
Quảng Ngãi | 55.000 | - |
Bình Định | 56.000 | +1.000 |
Khánh Hoà | 55.000 | - |
Lâm Đồng | 59.000 | +1.000 |
Đắk Lắk | 58.000 | +1.000 |
Ninh Thuận | 56.000 | - |
Bình Thuận | 59.000 | +1.000 |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg
Ở khu vực phía Nam, giá heo hơi trên đà tăng trưởng tốt.
Ngoài Kiên Giang, trên toàn khu vực đã xuất hiện thêm một số tỉnh mang mức giá 60.000 đồng/kg, bao gồm Đồng Nai và Vũng Tàu - cùng tăng 2.000 đồng/kg.
Cùng mức tăng trên, giá heo hơi tại Bến Tre đang được thu mua tại mức 58.000 đồng/kg.
Tương tự, các địa phương gồm TP HCM, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ có giá heo hơi cùng tăng 1.000 đồng/kg, nâng giá bán lên mức 58.000 - 59.000 đồng/kg, tùy khu vực.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 57.000 - 60.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Bình Phước | 58.000 | - |
Đồng Nai | 60.000 | +2.000 |
TP HCM | 59.000 | +1.000 |
Bình Dương | 58.000 | +1.000 |
Tây Ninh | 59.000 | +1.000 |
Vũng Tàu | 60.000 | +2.000 |
Long An | 59.000 | +1.000 |
Đồng Tháp | 59.000 | +1.000 |
An Giang | 58.000 | +1.000 |
Vĩnh Long | 59.000 | - |
Cần Thơ | 59.000 | +1.000 |
Kiên Giang | 60.000 | - |
Hậu Giang | 59.000 | - |
Cà Mau | 57.000 | - |
Tiền Giang | 58.000 | - |
Bạc Liêu | 58.000 | - |
Trà Vinh | 57.000 | - |
Bến Tre | 58.000 | +2.000 |
Sóc Trăng | 58.000 | - |
Doanh nghiệp chăn nuôi kêu khó vì heo, gà nhập ồ ạt
Lo ngại này được 4 hiệp hội, gồm Hội Chăn nuôi, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn và Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm nêu trong văn bản gửi Thủ tướng. Theo các hiệp hội này, doanh nghiệp, người chăn nuôi trong nước gặp nhiều khó khăn trước sản phẩm nhập khẩu gia tăng.
Theo số liệu thống kê, năm ngoái trên 3,5 tỷ USD sản phẩm chăn nuôi được nhập về Việt Nam, gấp gần 7 lần xuất khẩu (hơn 0,5 tỷ USD).
Ngoài chính ngạch, Hội Chăn nuôi Việt Nam cho hay còn lượng lớn vật nuôi, hàng chế biến nhập lậu qua đường tiểu ngạch. Bình quân mỗi ngày 6.000-8.000 con heo được nhập vào Việt Nam, chưa kể lượng lớn trâu, bò, gà...
Hàng hóa ngoại lấn sân khiến các sản phẩm chăn nuôi trong nước chịu áp lực cạnh tranh không công bằng. Bởi, phần lớn hàng nhập là thứ phẩm (ít được dùng làm thực phẩm), như đầu, cổ cánh, tim cật, lòng mề, hoặc sản phẩm gần hết hạn sử dụng giá rẻ bằng một nửa trong nước.
"Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia", các hiệp hội nhìn nhận. Họ cho rằng với tốc độ nhập khẩu hiện nay, 3- 5 năm tới khi các thuế nhập khẩu về 0%, Việt Nam sẽ trở thành nước siêu nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi.
Chưa kể, việc nhập khẩu ồ ạt cũng gây nhiều rủi ro, lan truyền dịch bệnh nguy hiểm như tả lợn châu Phi, cúm gia cầm. Do đó, các hiệp hội kiến nghị, Việt Nam cần sớm có các hàng rào kỹ thuật, chính sách thương mại để hạn chế nhập chính ngạch và có biện pháp ngăn hàng lậu.
Nhà chức trách cũng cần tăng các biện pháp kiểm dịch, kiểm tra chất lượng và hạn chế thấp nhất số lượng các cửa khẩu được phép nhập vật nuôi sống vào Việt Nam.
Chẳng hạn, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản yêu cầu hàng hóa xử lý nhiệt lạnh với công nghệ phức tạp, chi phí cao. Hoặc mỗi nước trung bình chỉ cho phép 3-5 cửa khẩu được phép nhập khẩu vật nuôi sống, trong khi hiện Việt Nam là 30 cửa khẩu.
"Nếu không có những biện pháp kiểm soát quyết liệt, Việt Nam sẽ khó kiểm soát được tình hình bệnh dịch trong chăn nuôi", các hiệp hội khuyến nghị.