Giá cao su hôm nay 27/6/2022: Bất ngờ tăng cao do thiếu nguồn cung Giá cao su hôm nay 24/6/2022: Tăng nhẹ trên Sàn Thượng Hải Giá cao su hôm nay 23/6/2022: Đảo chiều tăng toàn thị trường châu Á |
Giá cao su thế giới
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 28/6/2022, lúc 11h00, kỳ hạn tháng 9/2022, giảm nhẹ xuống mức 257,3 JPY/kg, giảm nhẹ 0,8 yên, tương đương 0,31%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Thượng Hải giảm nhẹ 50 CNY, ghi nhận 12.655 CNY/tấn, tương đương 0,39%.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm nhẹ do số liệu sản xuất trong nước đi xuống trong khi doanh số bán lẻ ô tô mạnh mẽ từ Trung Quốc làm tăng hy vọng phục hồi nhu cầu.
Giá cao su hôm nay 28/6/2022: Quay đầu giảm nhẹ |
Doanh số bán ôtô của Trung Quốc bổ sung lạc quan cho thị trường này và nhu cầu cao su tự nhiên sẽ được cải thiện ở nước này.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Malaysia, chiếm 39,7% tổng lượng cao su xuất khẩu của Malaysia; tiếp đến là Mỹ chiếm 11,3%; Phần Lan chiếm 4,5%; Ai Cập chiếm 3,2% và Iran chiếm 2,5% tổng lượng cao su xuất khẩu của Malaysia trong tháng 4/2022.
Trong 5 tháng đầu năm 2022, Campuchia đã xuất khẩu được 105,05 nghìn tấn mủ cao su, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021.
Việt Nam đứng vị trí thứ 11 cung cấp cao su cho Thổ Nhĩ Kỳ
Theo Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 13.720 tấn, trị giá 25,53 triệu USD, tăng 11% về lượng và tăng 8,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, xuất khẩu cao su Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu là cao su tự nhiên. Trong đó, chủng loại SVR10 là chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất sang Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm 25,3% tổng lượng cao su xuất khẩu sang thị trường này. Đứng vị trí thứ 2 là chủng loại RSS3 chiếm 24,4%; đứng vị trí thứ 3 là chủng loại Latex chiếm 22,4% tổng lượng cao xu xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ trong 5 tháng đầu năm 2022.
Giá xuất khẩu bình quân của các chủng loại cao su sang Thổ Nhĩ Kỳ trong 5 tháng đầu năm 2022 đạt 1.860 USD/tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, chủng loại RSS3 giảm mạnh nhất, giảm 8,6%; chủng loại Latex giảm 5%; chủng loại SVR CV60 giảm 7,5%, … Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân của một số chủng loại cao su khác sang Thổ Nhĩ Kỳ lại tăng như SV10 tăng 5,9%; SVR20 tăng 8,6%, …
Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), hiện Thái Lan, Nga, Indonesia, Hà Lan và Bờ Biển Ngà đang là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Thổ Nhĩ Kỳ. Trong 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su từ các thị trường này sang Thổ Nhĩ Kỳ đều tăng so với cùng kỳ năm 2021 (trừ Indonesia).
Trong 3 tháng đầu năm 2022,Việt Nam đứng vị trí thứ 11 cung cấp cao su cho Thổ Nhĩ Kỳ, đạt 8.420 tấn, tăng 9,9%; trị giá 18,4 triệu USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, Việt Nam đứng vị trí thứ 4 cung cấp cao su tự nhiên cho Thổ Nhĩ Kỳ, đạt 8.420 tấn, trị giá 18,4 triệu USD, tăng 9,9% về lượng và tăng 22,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Chiếm 11,3% thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ, tăng 0,4% so với 3 tháng đầu năm 2022.
Trong 3 tháng đầu năm 2022, Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu 116.060 tấn cao su tổng hợp (mã HS 4002), trị giá 267,73 triệu USD, tăng 17,8% về lượng và tăng 59,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Nga, Hà Lan, Hàn Quốc, thị trường Đài Loan và Đức là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Thổ Nhĩ Kỳ. Cao su tổng hợp của Việt Nam chưa xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ.