Giá cao su hôm nay 9/8/2022: Trái chiều tại thị trường châu Á Giá cao su hôm nay 10/8/2022: Giảm mạnh toàn thị trường châu Á Giá cao su hôm nay 11/8/2022: Đồng loạt giảm mạnh tại các sàn chủ chốt |
Giá cao su thế giới
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 12/8/2022, lúc 11h00, kỳ hạn tháng 19/2022, giảm mạnh xuống mức 229,7 JPY/kg, giảm mạnh 3,3 yên, tương đương 1,42%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2022 trên sàn Thượng Hải tăng nhẹ 80 CNY, ghi nhận 12.000 CNY/tấn, tương đương 0,67%.
Giá cao su hôm nay 12/8/2022: Biến động trái chiều tại các sàn Châu Á |
Giá cao su tại châu Á giảm do giá dầu giảm. Hợp đồng cao su giao tháng trước 9 trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore giao tháng 9 giao dịch lần cuối ở mức 153,0 US cent/kg, giảm 0,9% so với phiên trước.
Thị trường cao su tự nhiên đang theo xu hướng giá dầu giảm do các nhà sản xuất không tập trung chuyển sang sử dụng cao su tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ, do đó khiến giá cao su tự nhiên giảm.
Về nguồn cung, sản lượng cao su từ nhà sản xuất hàng đầu - Thái Lan - có thể bị ảnh hưởng do mưa lớn và cảnh báo lũ lụt do bão nhiệt đới Mulan được dự báo sẽ tiếp tục xảy ra trên toàn quốc.
Giá cao su tự nhiên trên các thị trường chủ chốt của bang Kerala (Ấn Độ) giảm sau khi lấy tín hiệu từ sự suy yếu trên thị trường toàn cầu.
Trên Sàn giao dịch Osaka của Nhật Bản, hợp đồng cao su thiên nhiên giao dịch tháng 1/2023 đã bù lại khoản giảm và kết thúc ở mức nhỉnh hơn do các nhà đầu tư mua vào giá trị sau đợt giảm gần đây.
Các nhà phân tích đánh giá, tâm lý nhà đầu tư vẫn còn mờ mịt do lo ngại về nhu cầu trong bối cảnh nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng tăng.
Giá cao su trong nước
Giá cao su hôm nay 12/8 tại thị trường trong nước chủ yếu đi ngang. Trong quý II/2022, giá mủ cao su nguyên liệu biến động mạnh.
Giá mủ cao su nguyên liệu tại một số tỉnh biến động mạnh với xu hướng gần tương đồng thị trường thế giới khi tăng mạnh trong tháng 4 sau đó giảm trở lại trong tháng 5 và tháng 6/2022.
Tuy nhiên, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong quý II vẫn lạc quan khi ngành hàng dần phục hồi nhờ nhu cầu tiêu thụ cao su toàn cầu tăng.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su quý II đạt hơn 380.000 tấn, trị giá 646,4 triệu USD, tăng 23,6% về lượng và tăng 22,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 779.000 tấn, trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 9,2% về lượng và tăng 12,2% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2021.
Theo dự báo của Tổng cục Cao su Ấn Độ, sản lượng cao su thiên nhiên của nước này trong năm 2022 chỉ đạt 800.000 tấn; trong khi nhu cầu tiêu thụ lên tới 1,24 triệu tấn. Như vậy, Ấn Độ cần nhập khẩu 440.000 tấn cần nhập khẩu.
Đáng chú ý, kết thúc nửa đầu năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Ấn Độ đạt hơn 56.800 tấn, trị giá 103,4 triệu USD, tăng 62,4% về lượng và tăng 62,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.820 USD/tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Hiện tại, Việt Nam hiện là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm, chiếm gần 11% trong tổng lượng cao su nhập khẩu của nước này, cao hơn so với mức 7,5% của cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu cao su của Campuchia tăng trong nửa đầu năm 2022
Campuchia đã xuất khẩu 135.137 tấn cao su khô trong nửa đầu năm 2022, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, báo cáo của Tổng cục Cao su cho biết.
Báo cáo cho biết quốc gia này đạt doanh thu 215,8 triệu USD từ xuất khẩu hàng hóa trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, giảm 2,9% so với mức 222,4 triệu USD cùng kỳ năm trước.
Tổng giám đốc Tổng cục Cao su, ông Him Oun, cho biết: "Một tấn cao su khô trung bình có giá 1.597 USD trong sáu tháng đầu năm 2022, thấp hơn khoảng 91 USD so với cùng kỳ năm ngoái".
Campuchia xuất khẩu hàng hóa chủ yếu sang Malaysia, Việt Nam, Singapore và Trung Quốc.
Báo cáo cho biết Tổng diện tích cao su đã trồng của Campuchia cho đến nay là 404.044 ha. Trong đó có 310.193 ha, tương đương 77% cây đủ tuổi để khai thác.