FDI: Thu hút nhưng không phụ thuộc

TH&SP Chủ tịch Viện châu Á Emanuel Pastreich cho rằng, việc thu hút FDI nhưng không phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài là rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam.

Chuẩn bị đón làn sóng đầu tư

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/4/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài 4 tháng đầu năm 2020 đạt 12,33 tỉ USD, bằng 84,5% so với cùng kì năm 2019. Trong khi đó, góp vốn mua cổ phần giảm mạnh, làm giảm tổng vốn đầu tư nước ngoài.



Thu hút FDI nhưng không phụ thuộc

Tuy nhiên, vốn đăng ký 4 tháng đầu năm 2020 vẫn tăng lần lượt 52,3%, 16,4% và 79% so với cùng kì năm 2018, 2017 và 2016.

Đã có 93 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu với vốn đầu tư lên đến 5,07 tỉ USD, chiếm 41,1% tổng vốn đầu tư. Theo sau là Thái Lan (1,46 tỉ USD, chiếm 11,8% tổng vốn đầu tư), Nhật Bản (1,16 tỉ USD, chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư), Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Hàn Quốc.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2020, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định việc các tập đoàn đa quốc gia xem xét dịch chuyển là “thách thức nhưng cũng mang đến cơ hội cực kỳ tốt cho Việt Nam”.

“Cần phải chuẩn bị đón làn sóng đầu tư bởi Việt Nam là một trong những điểm đến tin cậy, điểm sáng, môi trường đầu tư an toàn, hiệu quả thành công”, ông nhấn mạnh.

Thu hút FDI, “sàng lọc” dòng vốn chất lượng

Các chuyên gia thì lưu ý định hướng thu hút FDI lúc này là chọn lọc và đón dòng vốn chất lượng.

Ông Emanuel Pastreich, Chủ tịch Viện châu Á tại Washington (Mỹ), ứng viên tổng thống Mỹ độc lập, nhấn mạnh: “Trước khi đón làn sóng dịch chuyển đầu tư, cần phải biết rằng liệu khoản đầu tư đó có mang lại lợi ích lâu dài hay không. Nếu đầu tư nước ngoài đáp ứng chiến lược của Việt Nam, hãy cân nhắc. Nếu không, cần phải từ chối”.


Ông Emanuel Pastreich, Chủ tịch Viện châu Á tại Washington (Mỹ), ứng cử viên độc lập trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020. Ảnh: Facebook nhân vật.

Theo ông Emanuel Pastreich, Trung Quốc bật lên thành nền kinh tế thứ hai thế giới nhờ đầu tư mạnh tay vào công nghệ và khoa học như những gì Mỹ từng làm vào những năm 1950. Ngoài Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng trở thành cường quốc nhờ các chiến lược dài hạn.

“Họ rất cẩn trọng với những khoản đầu tư nước ngoài và sẵn sàng từ chối nếu không phù hợp với mục tiêu tự cung khoa học của quốc gia”, Chủ tịch Viện châu Á nói.

Theo Chủ tịch Viện châu Á Emanuel Pastreich, trong tương lai gần, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để thu hút FDI và tăng tốc độ phát triển kinh tế. Nhưng nền kinh tế sẽ không tăng trưởng thành công nếu tiền chỉ đổ vào túi của một số ít người, trong khi số đông còn lại gặp khó khăn trong công việc, môi trường bị ô nhiễm, vấn đề biến đổi khí hậu trở nên nghiêm trọng.

Chủ tịch Viện châu Á Emanuel Pastreich cho rằng, việc thu hút FDI nhưng không phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài là rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam.

Thay đổi tư duy về thu hút dòng FDI

Còn TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng đây là lúc nên thay đổi tư duy về thu hút dòng FDI vào Việt Nam.

“Thực tiễn chứng minh trong hàng chục năm qua, không ít doanh nghiệp FDI có những bất cập nhất định như khai thác tài nguyên, khai thác lao động giá rẻ, khai thác ưu đãi của Việt Nam, thậm chí chèn ép doanh nghiệp trong nước”, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.

“Việt Nam cần đặt ra mục tiêu riêng. Đó là thu hút vốn như thế nào và cần gì từ các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là thời điểm để thu hút dòng vốn chất lượng cao”, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nói thêm.



TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng.

Theo Nghị quyết 50/2019 của Bộ Chính trị về thu hút FDI, Việt Nam sẽ ưu tiên, lựa chọn những dự án công nghệ cao tạo ra giá trị lan tỏa, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, khuyến khích chuyển giao công nghệ…

Theo đó, Việt Nam cần chuẩn bị nguồn lao động, năng lượng, quy hoạch, hạ tầng, thủ tục và nguồn đất đai để thu hút dòng vốn chất lượng. “Không thể ngồi chờ, nếu ngồi chờ thì các nước khác sẽ hớt hết cái ‘ngon’ nhất, phần còn lại mới chạy đến Việt Nam”, TS Nguyễn Đình Cung nói.

Dòng FDI chất lượng thường là những dự án quy mô lớn mang lại giá trị cao, trong khi các dự án nhỏ, vụn vặt sẽ khó thay đổi công nghệ, đem theo rủi ro lớn và gây ô nhiễm môi trường. Thậm chí, đã từng có trường hợp doanh nghiệp FDI tại Việt Nam làm ăn thua lỗ, nợ lương công nhân, tiền bảo hiểm và thuế...

Theo Tổng cục Thống kê, GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng trưởng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra 6,6-6,8%.

Tuy nhiên, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 gặp nhiều khó khăn do hạn hán, nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng. Dịch tả lợn châu Phi lây lan trên tất cả địa phương gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi và ảnh hưởng tới người tiêu dùng.

Minh Kiệt

Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
BIDV tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024

BIDV tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024

Ngày 27/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024.Tham dự Đại hội có 184 đại biểu, đại diện cho hơn 5,5 tỷ cổ phần có quyền biểu quyết, chiếm 96,95% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Thế giới hụt khoảng 7 triệu tấn gạo, cơ hội lớn cho Việt Nam

Thế giới hụt khoảng 7 triệu tấn gạo, cơ hội lớn cho Việt Nam

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo năm 2024, thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo, đây sẽ là cơ hội cho các nước xuất khẩu, trong đó có Việt Nam.
Phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam

Phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam

Thị trường làm đẹp Việt Nam có tốc độ phát triển hàng đầu so với các nước trong khu vực. Trong bối cảnh phát triển không ngừng của ngành công nghiệp sức khỏe và làm đẹp, việc giữ vững vị thế hàng đầu không chỉ là một lợi thế, mà còn là một yêu cầu chiến lược quan trọng.
SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo gỡ khó khăn và bổ sung nguồn vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Tạo đột phá phát triển ngành mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp Việt Nam

Tạo đột phá phát triển ngành mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp Việt Nam

Thị trường làm đẹp Việt Nam có tốc độ phát triển hàng đầu so với các nước trong khu vực. Trong bối cảnh phát triển không ngừng của ngành công nghiệp sức khỏe và làm đẹp, việc giữ vững vị thế hàng đầu không chỉ là một lợi thế, mà còn là một yêu cầu chiến lược quan trọng.
Khó khăn bủa vây, xuất khẩu cá ngừ năm 2024 khó cán mốc “tỷ đô”

Khó khăn bủa vây, xuất khẩu cá ngừ năm 2024 khó cán mốc “tỷ đô”

Trong khi nhiều dự báo cho thấy thị trường cá ngừ toàn cầu sẽ phục hồi, ngành cá ngừ Việt Nam lại tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức có thể kìm hãm sự tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới.
Ngành du lịch đóng góp tích cực vào doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Ngành du lịch đóng góp tích cực vào doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023 nhờ sự đóng góp tích cực của ngành du lịch.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động