![]() |
Đền thờ Vua Ngô Quyền. (Ảnh: Trần Dũng) |
Đức Vương Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ (897) sinh ra trong dòng họ Hào Trưởng, có thế lực ở châu Đường Lâm (nay thuộc thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội). Cha Đức Vương Ngô Mân làm châu mục Đường Lâm ở quận Châu Phong, Mẹ Phùng Thị Tịnh Phong cháu nhiều đời của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, cụ là người phụ nữ hiền Đức, được nhân dân tôn kính.
Vào tiết Đông trí năm Mậu Tuất (938), trước khí thế của vạn quân và lòng mong đợi của nhân dân, Ngô Quyền cùng em vợ là Dương Tam Kha đem 5 vạn quân chiêu mộ thêm binh lực đóng quân ở vùng Hải Phòng, lấy Từ Lương Sâm lập làm Đại bản Doanh, Ngô Quyền đã đưa ra một kế hoạch tài tình và lợi dụng thủy triều để đánh bại giặc.
Ông đã bố trí một trận địa cọc nhọn bịt sắt và cắm xuống lòng sông. Khi quân giặc tiến vào của sông Bạch Đằng, quân ta nhử giặc vượt qua chận cọc. Ngô Quyền đã chỉ huy quân từ ba phía tấn công giặc khi thủy triều xuống. Quân giặc bị tấn công bất ngờ, quay đầu chạy ra biển nhưng bị cọc nhọn đâm vào. Kết quả là cửa sông Bạch Đằng trở thành nơi chôn vùi quân giặc Nam Hán và tướng giặc Hoằng Tháo tử nạn. Vua Nam Hán sợ hãi và rút quân khỏi biên giới nước ta, không còn ý định xâm lăng.
Chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đánh dấu sự vinh quang của Dân Tộc, kết thúc thời kỳ đô hộ của phương Bắc. Từ đó, đất nước độc lập tự chủ. Sau chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi Vua, đóng đô ở Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội, mở ra một kỷ nguyên mới dựng nền độc lập tự chủ, tức là đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, Ngô Quyền làm Vua từ năm 939 đến năm 944 thì Đức Vương mất. Mùa xuân năm 939 (Kỷ Hợi), Ngô Quyền bãi bỏ chức Tiết độc sứ tự xưng Vương lấy hiệu là Tiền Ngô Vương, xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ, đóng đô ở Cổ Loa, nay là huyện Đông Anh, TP Hà Nội, chấm dứt hơn 1117 năm đất nước ta bị đô hộ, mở đầu cho thời kỳ phục hưng đất nước, Năm 944 (Giáp Thìn) Đức Vương lâm bệnh mất, làm Vua 6 năm hưởng thọ 47 tuổi.
![]() |
Ông Ngô Tiến Quý - Phó chủ tịch thường trực Hội đồng họ Ngô Việt Nam dâng hương. (Ảnh: Trần Dũng) |
Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, xưng là Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho nước Việt ta. Là người mở ra thời kỳ độc lập huy hoàng cho đất nước, Ngô Quyền được giới sử gia tôn vinh là “vua đứng đầu các vua”, hay là “vị tổ trung hưng” của nước Việt
''Ngô Quyền người ở Đường Lâm
Cứu dân ra khỏi cát lầm ngàn năm.''
Các hoạt động chính của Đại lễ tưởng niệm 1080 năm ngày mất, kỷ niệm 1085 năm tức vị xưng vương của Đức vương Ngô Quyền gồm: Lễ từ đền xuống lăng – từ lăng lên đền và rước lễ của các đoàn HĐHN các tỉnh, thành phố. Lễ tế tổ, lễ dâng hương của các đoàn đại biểu và con cháu họ Ngô trên cả nước, báo cáo hoạt động năm 2023 của HĐHN Việt Nam, chương trình giao lưu văn nghệ của con cháu nội ngoại họ Ngô biểu diễn.
Ngày này hàng năm, đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đường Lâm, hội đồng và con cháu họ Ngô Việt Nam, cùng du khách thập phương tổ chức trang trọng lễ tưởng niệm để ghi nhớ công ơn vị Anh hùng dân tộc đã có công với dân, với nước, đồng thời, ôn lại truyền thống đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Một số hình ảnh của chương trình:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |