Tại thị trường thế giới
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kì hạn tháng 10/2020 khảo sát lúc 7h10 ngày 13/10 không ghi nhận điều chỉnh mới, duy trì giao dịch tại mức 222,4 yen/kg.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kì hạn tháng 10/2020 đạt ngưỡng 12.500 nhân dân tệ/tấn, điều chỉnh tăng 3,78% (tương đương 455 nhân dân tệ), cập nhật lúc 7h10 ngày 13/10.
Cập nhật giá cao su hôm nay 13/10: Sàn Thượng Hải tiếp tục tăng |
Giá cao su tự nhiên tại Kerala tăng trở lại do các nhà đầu tư trên thị trường đổ xô mua vào khi chứng kiến giá giảm gần đây.
Tuy nhiên, ông Mathew Thomas, chủ sở hữu của Công ty Kallarakkal Agencies có trụ sở tại Kerala cho biết, triển vọng vẫn còn rất ảm đạm khi nhu cầu từ các nhà sản xuất lốp xe và người mua số lượng lớn đang giảm đi do các ca nhiễm COVID-19 ngày càng gia tăng.
Ông Satish Abraham, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất cao su của Ấn Độ cho biết: “Sau khi mùa mưa kết thúc, việc khai thác cao su đang diễn ra rất sôi nổi và nguồn cung dự kiến sẽ tăng lên từ tuần này".
Các thương nhân và những người tham gia thị trường nhận định, việc nguồn cung được củng cố cũng có thể ảnh hưởng đến giá cao su trên thị trường, theo Congencis.
Trong cuộc họp với Cục xúc tiến thương mại quốc tế, Cơ quan Cao su Thái Lan và một số hợp tác xã cao su của nước này hồi cuối tuần trước, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan, ông Jurin Laksanawisit, dự báo xuất khẩu cao su của Thái Lan trong năm nay sẽ tăng khoảng 3,19% so với năm trước, thu về 359 tỷ Baht. Xuất khẩu cao su thiên nhiên được dự báo giảm 5% chỉ đạt 122 tỷ Baht vào cuối năm nay.
Ông Laksanawisit cũng cho biết, nhu cầu găng tay cao su và lốp xe ô tô toàn cầu tăng do nền kinh tế toàn cầu hồi phục sau khi các biện pháp giãncách để ngăn chặn virus Corona được nới lỏng.Trong 8 tháng đầu năm 2020, trị giá xuất khẩu các sản phẩm cao su tăng 2,32% so với cùng kỳ năm trước đạt 235 tỷ Baht, trong khi trị giá xuất khẩu cao su thiên nhiên lại giảm 28,7% xuống 65,7 tỷ Baht.
Thái Lan là quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, với sản lượng đạt 4,8 triệu tấn và xuất khẩu đạt gần 4 triệu tấn năm 2019 thu về 11,2 tỷ USD, tăng 2%. Quốc gia này đứng thứ 4 về xuất khẩu các sản phẩm cao su và cao su chế biến, sau Trung Quốc, Đức và Mỹ. Các bạn hàng lớn nhất của Thái Lan hiện gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và các quốc gia ASEAN, với lốp ô tô chiếm 51% các lô hàng xuất khẩu, kế đến là cao su tổng hợp và găng tay cao su chiếm tỷ lệ lần lượt là 19% và 11%.
Tại thị trường trong nước
Tháng 9, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước có xu hướng tăng theo giá của thị trường thế giới.
Ngày 29/9, giá thu mua mủ nước của Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng ở mức 290 đồng/TSC, tăng 10 đồng/TSC so với cuối tháng 8; giá thu mua mủ tạp được điều chỉnh lên mức 250 đồng/TSC, tăng 5 đồng/TSC so với cuối tháng 8.
Trong tháng 9, Công ty TNHH MTV Cao su Đồng Nai cũng 3 lần thông báo điều chỉnh giá thu mua mủ cao su.
Ngày 24/9, giá thu mua mủ nước loại 1 được điều chỉnh lên mức 280 đồng/TSC (tăng 5 đồng/TSC so với ngày 17/9); giá thu mua mủ nước loại 2 cũng điều chỉnh lên mức 280 đồng/TSC, tăng 5 đồng/TSC so với ngày 17/9.