Dự kiến sức mua dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn tăng hơn 10% Bộ Công Thương: Dự kiến sức mua dịp Tết Giáp Thìn 2024 tăng trên 10% Đẩy mạnh ưu đãi, ưu tiên hàng Việt Nam phục vụ Tết Nguyên đán 2024 |
Bước vào cao điểm Tết, siêu thị, tiểu thương vẫn than ế ẩm. |
Ế ẩm từ chợ đến siêu thị
Lãnh đạo một hệ thống siêu thị lớn chia sẻ, hiện bước vào cao điểm mua sắm Tết nhưng sức mua chỉ nhỉnh hơn ngày thường và còn kém xa so với kỳ vọng tăng 20-30% mà doanh nghiệp tính toán trước đó. Ngay cả những mặt hàng cơ bản cho Tết như bánh kẹo, bia rượu, thực phẩm... lượng tiêu thụ những ngày này cũng chỉ tăng 5-10% so với ngày thường.
Vị này cho hay, năm nay kinh thế khó khăn, người dân có xu hướng “thắt chặt hầu bao”. Khi lên kế hoạch chuẩn bị hàng hoá Tết, doanh nghiệp khá dè dặt trữ hàng. Lượng hàng Tết năm nay dự trữ đều giảm so với những Tết trước đó, song nguy cơ ế vẫn cao dù đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi để kích cầu mua sắm, theo Vietnamnet.
Tại các chợ truyền thống, tiểu thương cũng than hàng hoá ế ẩm, khách mua èo uột.
Chị Đào Thị Lý, đầu mối bán giò chả tại Hoàng Mai (Hà Nội), cho biết, gia đình chị đã làm giò chả bán được 15 năm nhưng chưa bao giờ hàng hoá lại ế ẩm như dịp Tết này.
Những năm trước vào vụ Tết, một ngày gia đình chị làm trên dưới 1 tấn giò chả để vừa bán sỉ và bán lẻ. Từ 23-28 tháng Chạp, lượng đơn khách sỉ đặt thường quá tải, phải từ chối bớt. Dịp Tết này, lượng giò chả sản xuất giảm mạnh. Hàng bán ế ẩm còn hơn cả những năm bị dịch Covid-19, chị Lý tâm sự.
Theo Báo Công an TP Đà Nẵng, những năm trước, từ đầu tháng Chạp là thời điểm hoạt động mua bán ở các chợ truyền thống như chợ Hòa Khánh (Q. Liên Chiểu), chợ Đống Đa (Q. Hải Châu), chợ Phú Lộc (Q. Thanh Khê), chợ Cẩm Lệ… diễn ra sôi động. Tuy nhiên, nay đã cận kề tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 mà lượng khách đến mua hàng vẫn còn lác đác, chưa có đột phá so với ngày thường.
Bà Trinh, chủ sạp bánh kẹo Tâm Trinh tại chợ Hòa Khánh cho biết, bà buôn bán ở đây đã được hơn 20 năm nhưng chưa có năm nào tình hình mua sắm lại trầm lắng như vậy. Các mặt hàng bánh kẹo Tết đã được nhập từ tháng 12-2023 để đảm bảo cung cấp cho người dân nhưng đến nay sức mua rất thấp. “Hi vọng từ sau ngày 20 tháng Chạp, khi được nghỉ tết mọi người sẽ mua sắm nhiều hơn chứ như thế này thì rất ế ẩm”, bà Trinh cho biết. Bên cạnh việc bán tại chợ, ông Tuấn Vi (43 tuổi) còn kết hợp với các hình thức livestream trên các sàn thương mại điện tử để tiếp cận thêm các nguồn khách mua qua mạng xã hội. “Mọi năm vào thời điểm này, khách đến mua tấp nập không có thời gian nghỉ. Vậy mà năm nay hàng hóa bán rất chậm”, ông Vi chia sẻ.
Nguồn cung dồi dào, giá cả ổn định
Một quầy hàng tại chợ Mơ. |
Chưa đầy hai tuần nữa là tới Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Tại các siêu thị hay chợ truyền thống, hàng hoá phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân đã chất đầy quầy kệ, sạp hàng.
Hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại lớn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như Go!, Vincom Plaza, MM Mega Market Co.opmart, Lotte… đã khởi động chương trình Tết với các mặt hàng thiết yếu như: thực phẩm, bánh kẹo, nước giải khát, đồ gia dụng, đồ trang trí Tết… Nhằm kích cầu tiêu dùng, các đơn vị đã triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá kèm quà tặng khi mua một số mặt hàng. Những chương trình này được kéo dài đến Tết Nguyên đán nhằm kích cầu tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người mua sắm Tết. Một số siêu thị tổ chức chương trình bốc thăm trúng thưởng với những giải thưởng giá trị.
Theo ghi nhận, trong những ngày qua lượng người đến siêu thị mua sắm có xu hướng tăng. Nguyên nhân chính là nhiều gia đình tranh thủ mua sắm vào ngày nghỉ hoặc buổi tối kết hợp “check-in” tại các khu vực được trang trí khung cảnh, không khí Tết cổ truyền. Anh Nguyễn Tuấn Anh (trú P. Hòa Khê, Q. Thanh Khê, Đà Nẵng) tranh thủ buổi tối đưa cả gia đình đi mua sắm kết hợp vui chơi tại siêu thị Co.opmart vừa gần lại vừa tiện. “Đi siêu thị thì đỡ phải chen lấn hay trả giá. Mình có thể đi buổi tối hoặc vào ngày nghỉ đều được. Càng ngày việc sắm tết càng đơn giản hơn, chủ yếu là những thứ cần thiết chứ không phải mua ôm đồm kiểu tay xách nách mang như ngày xưa”, anh Tuấn Anh chia sẻ.
Trong buổi làm việc với ngành Công Thương về cung ứng hàng Tết mới đây, đại diện WinCommerce (đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị Winmart/Winmart+) nhận định, tháng cận Tết nhu cầu mua sắm tăng khoảng 20% so với các tháng khác trong năm.
Theo đó, doanh nghiệp đã lên phương án cung ứng hàng hóa 2-3 tháng trước Tết, đồng thời thu mua hàng hóa các tỉnh, địa phương để chuẩn bị cho dịp Tết, chú trọng các mặt hàng trọng tâm như rau củ quả, thịt, trứng, cá... Hiện nguồn cung lương thực thực phẩm dồi dào, giá cả không biến động lớn.
Theo đó, doanh nghiệp đã lên phương án cung ứng hàng hóa 2-3 tháng trước Tết, đồng thời thu mua hàng hóa các tỉnh, địa phương để chuẩn bị cho dịp Tết, chú trọng các mặt hàng trọng tâm như rau củ quả, thịt, trứng, cá... Hiện nguồn cung lương thực thực phẩm dồi dào, giá cả không biến động lớn.
Kỳ vọng sức mua tăng 50%, bà Nguyễn Thị Kim Dung - đại diện Saigon Co.op - cũng cho biết, doanh nghiệp đã dự trữ nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ trước và sau Tết Nguyên đán với tổng giá trị lên đến 10.000 tỷ đồng, tăng từ 20-50% tùy theo nhóm hàng so với các tháng trong năm.
Công ty CP Bánh mứt kẹo Hà Nội, BRG Mart, BigC... chia sẻ, lượng dự trữ hàng hóa, thực phẩm của doanh nghiệp tăng 2,5 lần so với những tháng trong năm. Bởi, các doanh nghiệp kỳ vọng sức mua sẽ tăng 20-40% so với ngày thường.
Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, ngành Công Thương Hà Nội đã lên phương án dự trữ lượng hàng hóa trị giá 40.900 tỷ đồng, tăng 10% so với Tết năm 2023. Trong đó ưu tiên hàng Việt Nam và đặc sản vùng miền.
Cụ thể, TP. Hà Nội dự trữ 58.500 tấn thịt lợn, 292.000 tấn gạo, 19.500 tấn gia cầm, 16.200 tấn thịt bò, 390 triệu quả trứng, 325.500 tấn rau củ, 16.260 tấn thủy sản, 16.260 tấn thực phẩm chế biến, 1500 tấn bánh kẹo,...
Siêu thị, doanh nghiệp “tung chiêu” khuyến mại kích cầu mua sắm Tết |
Dự kiến sức mua dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn tăng hơn 10% |
Bộ Công Thương: Dự kiến sức mua dịp Tết Giáp Thìn 2024 tăng trên 10% |