Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Ngày 14/4, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới (Kết luận số 150-KL/TW). Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm giới thiệu nội dung Kết luận số 150.
Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Căn cứ quy định hiện hành và chủ trương, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện và tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã; để bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất trong công tác nhân sự ở các địa phương; sau khi xem xét đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương về việc hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới (Tờ trình 259-TTr/BTCTW năm 2025), Bộ Chính trị có kết luận như sau:

1. Quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu

(1) Việc xây dựng phương án nhân sự cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp ủy; phân công cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc sau hợp nhất, sáp nhập là công việc quan trọng, cần bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên cơ sở phát huy đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm của ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy (trước và sau hợp nhất, sáp nhập) và các cơ quan chức năng theo quy định; đồng thời, gắn kết chặt chẽ với việc nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

(2) Phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh của các địa phương trong diện hợp nhất, sáp nhập bao gồm các đồng chí cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp tỉnh đương nhiệm; đối với cấp xã mới thành lập, bao gồm cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp huyện sau khi kết thúc hoạt động được điều động, phân công về cấp xã và cấp ủy viên của cấp xã đương nhiệm, cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

(3) Giữ vững nguyên tắc trong công tác nhân sự, bảo đảm chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, công bằng, công tâm, đúng quy định của Đảng, Nhà nước.

Việc phân công, chỉ định, bố trí, giới thiệu nhân sự căn cứ vào cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện; trong đó đặc biệt coi trọng, đề cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực lãnh đạo, uy tín, nhất là có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự nghiệp chung và có kết quả, sản phẩm công tác cụ thể.

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ khoa học, công nghệ nhưng không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Tuyệt đối tránh khuynh hướng, tư tưởng cục bộ địa phương, "lợi ích nhóm", tiêu cực trong phân công, bố trí, giới thiệu cán bộ.

Không xem xét, phân công, bố trí, giới thiệu giữ chức vụ cao hơn, có vị trí quan trọng hơn đối với cán bộ đã bị thi hành kỷ luật trong nhiệm kỳ 2020-2025 hoặc có vi phạm, khuyết điểm theo kết luận của cấp có thẩm quyền hoặc có thông tin về trách nhiệm cá nhân trong các vụ án, vụ việc, kết luận mà các cơ quan chức năng đang, sẽ điều tra, thanh tra, kiểm tra.

(4) Tại thời điểm hợp nhất, sáp nhập, số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và cấp phó của các cơ quan, đơn vị trực thuộc có thể nhiều hơn so với quy định; đồng thời, việc phân công, bố trí số lượng cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, ủy ban kiểm tra cấp ủy có thể nhiều hơn ở một số cơ quan, đơn vị trực thuộc; tuy nhiên, sau 5 năm, số lượng và việc bố trí nhân sự sẽ thực hiện theo quy định.

Đối với đảng bộ cấp xã, phường, đặc khu (sau khi hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới), thì có thể xem xét, bố trí nhân sự là cấp ủy viên cấp tỉnh làm Bí thư đảng ủy; trường hợp đặc biệt, nếu đảng bộ có vị trí quan trọng, quy mô kinh tế, hạ tầng giao thông đô thị phát triển, số lượng đảng viên, dân số đông, thì có thể xem xét, bố trí nhân sự là ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy làm Bí thư đảng ủy.

(5) Thường trực cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp xã và cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị sau hợp nhất, sáp nhập phải thực sự là một tập thể tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, đoàn kết, thống nhất cao; bảo đảm tính kế thừa, phát triển và có cơ cấu đại diện cân đối, hài hòa giữa các địa phương; đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương sau khi hợp nhất, sáp nhập và góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng.

(6) Chủ động làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo sự đoàn kết, thống nhất, đồng thuận cao trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân; có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời đối với những hành vi, việc làm vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nhất là trong công tác bố trí, sắp xếp nhân sự.

2. Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn cấp ủy viên, ủy ban kiểm tra cấp ủy, các chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị cơ bản thực hiện theo Quy định số 89-QĐ/TW, ngày 4/8/2017 về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; tiêu chuẩn cấp ủy viên nêu tại Chỉ thị mới của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 tiến tới Đại hội XIV của Đảng và các quy định liên quan của cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ.

Trong đó, cần cụ thể hóa rõ hơn tiêu chuẩn về chính trị; trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo; kết quả, sản phẩm cụ thể... của cán bộ thuộc diện ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy quản lý (gồm cả cán bộ cấp xã) và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị để làm căn cứ, cơ sở xem xét, bố trí theo thẩm quyền.

Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới
Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.

3. Nội dung xây dựng phương án nhân sự và các bước tiến hành

3.1. Đối với phương án nhân sự lãnh đạo chủ chốt của các địa phương sau khi hợp nhất, sáp nhập (Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và các đồng chí ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng là ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy):

Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị và xây dựng phương án nhân sự cụ thể, báo cáo xin ý kiến đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và đồng chí Thường trực Ban Bí thư cho ý kiến chỉ đạo để hoàn thiện phương án nhân sự chủ chốt của các địa phương, trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định theo thẩm quyền; bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động liên tục của các địa phương và không bị gián đoạn.

3.2. Đối với phương án nhân sự cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp tỉnh sau khi hợp nhất, sáp nhập và việc phân công cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh (sau khi được chỉ định) đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc (không bao gồm các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý):

Bước 1: Xây dựng và thông qua phương án nhân sự

Chuẩn bị phương án nhân sự: Đồng chí lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Bộ Chính trị phân công (sẽ có thông báo của Trung ương) triệu tập, đồng chủ trì cùng các đồng chí Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trong diện hợp nhất, sáp nhập để họp với các đồng chí thường trực tỉnh ủy, thành ủy, đồng chí trưởng ban tổ chức của các địa phương trong diện hợp nhất, sáp nhập chuẩn bị các nội dung để xây dựng phương án nhân sự theo yêu cầu sau:

(i) Báo cáo tình hình đội ngũ cán bộ của các địa phương thuộc diện hợp nhất, sáp nhập về: Số lượng cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, ủy ban kiểm tra cấp ủy, cơ cấu về độ tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ; đánh giá sơ bộ về thuận lợi, khó khăn, ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.

(ii) Trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đảng bộ sau hợp nhất, sáp nhập, tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng theo quy định; xây dựng phương án nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra cấp ủy và định hướng phân công cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo của cơ quan, đơn vị trực thuộc nhiệm kỳ hiện tại và cho nhiệm kỳ kế tiếp các nội dung, yêu cầu trên.

(iii) Đề xuất, kiến nghị (nếu có).

- Thông qua phương án nhân sự: Đồng chí lãnh đạo tỉnh, thành phố được Bộ Chính trị phân công đồng chủ trì cùng các đồng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy trong diện hợp nhất, sáp nhập tổ chức hội nghị ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy của các địa phương hợp nhất, sáp nhập (có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng) thảo luận, đóng góp ý kiến để hoàn thiện và thông qua phương án nhân sự.

Trong quá trình thảo luận, nếu còn có ý kiến khác nhau hoặc chưa thống nhất, thì tổng hợp đầy đủ ý kiến, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định.

Bước 2: Trên cơ sở phương án nhân sự đã xây dựng, ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy (của các địa phương hợp nhất, sáp nhập) báo cáo Ban Tổ chức Trung ương xem xét, cho ý kiến để tiếp tục hoàn thiện phương án nhân sự trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền chỉ định đối với nhận sự theo quy định.

Bước 3: Tiếp thu ý kiến và hoàn thiện phương án nhân sự

Đồng chí lãnh đạo tỉnh, thành phố được Bộ Chính trị phân công đồng chủ trì cùng các đồng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy trong diện hợp nhất, sáp nhập họp với các đồng chí ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy của các địa phương hợp nhất, sáp nhập nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện phương án nhân sự để báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét chỉ định nhân sự theo quy định (kèm theo hồ sơ nhân sự theo Quy định số 80-QĐ/TW, ngày 18/8/2022 của Bộ Chính trị).

Căn cứ quyết định chỉ định nhân sự của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy của địa phương sau khi hợp nhất, sáp nhập xem xét, quyết định việc phân công cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo của các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo thẩm quyền và theo quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và phương án nhân sự cấp ủy đã tiếp thu ý kiến của Ban Tổ chức Trung ương.

3.3. Đối với phương án nhân sự cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp xã sau khi thành lập mới và việc phân công cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp xã (sau khi được chỉ định) đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo của các đơn vị ở cấp xã:

Ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng nêu tại Chỉ thị mới của Bộ Chính trị và các quy định có liên quan; đồng thời, nghiên cứu các nội dung, yêu cầu xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh nêu trên để cụ thể hóa, chỉ đạo việc xây dựng và thông qua phương án nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp xã và việc phân công cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp xã đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc nhiệm kỳ 2025-2030; bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong tổ chức thực hiện và không trái với Kết luận này.

Lưu ý: Trước khi kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện và thành lập mới đơn vị hành chính cấp xã thì ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy cần chủ động tổng rà soát nguồn cán bộ cấp huyện, cấp xã để có phương án xem xét, điều động, phân công, bố trí các đồng chí cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy, bí thư, phó bí thư; cán bộ lãnh đạo các phòng, ban, tương đương ở cấp huyện, lãnh đạo cấp xã và phân công, chỉ định, bố trí, giới thiệu nhân sự giữ chức vụ lãnh đạo ở cấp xã mới ngay khi được thành lập; bảo đảm kịp thời, không gián đoạn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cấp xã, phục vụ tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

4. Tổ chức thực hiện

(1) Giao Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội chỉ đạo rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan theo hướng:

Khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc thành lập mới đơn vị hành chính cấp xã, thì không bầu cử các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân; trưởng, phó đoàn đại biểu Quốc hội; trưởng các ban của hội đồng nhân dân và ủy viên ủy ban nhân dân theo quy định, mà giao ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, thường trực hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã căn cứ thông báo của cấp ủy có thẩm quyền quản lý cán bộ, tiến hành chỉ định, bổ nhiệm nhân sự đảm nhiệm các chức danh liên quan nêu trên.

Trường hợp đặc biệt, cho phép chỉ định nhân sự không phải là đại biểu hội đồng nhân dân giữ các chức danh lãnh đạo hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã mới thành lập.

(2) Giao thường trực, ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy của các địa phương sau khi hợp nhất, sáp nhập chủ động, phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và các cơ quan liên quan trong việc chuẩn bị phương án nhân sự cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và định hướng phân công cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo của cơ quan, đơn vị trực thuộc; đồng thời, chỉ đạo thực hiện các thủ tục liên quan theo quyết định của cấp có thẩm quyền và xem xét, quyết định công tác nhân sự của địa phương theo phân cấp quản lý cán bộ và các quy định hiện hành.

(3) Giao Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương để tham mưu công tác nhân sự thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị về công tác nhân sự bảo đảm đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị kịp thời báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương) để xem xét, hướng dẫn.

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy
Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập một số tỉnh Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập một số tỉnh
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện
Tổng Bí thư Tô Lâm: Dự kiến cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố Tổng Bí thư Tô Lâm: Dự kiến cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố
Bộ Chính trị trình Trung ương xem xét chủ trương tổ chức bầu cử sớm Bộ Chính trị trình Trung ương xem xét chủ trương tổ chức bầu cử sớm
Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thanh Hóa kiện toàn lực lượng vũ trang cấp xã

Thanh Hóa kiện toàn lực lượng vũ trang cấp xã

Chiều 30/6/2025, tại Ban Chỉ huy Phòng thủ khu vực 5 – Tĩnh Gia, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố thành lập Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã theo chủ trương kiện toàn tổ chức lực lượng vũ trang địa phương. Sự kiện có sự tham dự và chỉ đạo trực tiếp của Đại tá Vũ Văn Tùng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân TPHCM và thông điệp gửi nhân dân cả nước

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân TPHCM và thông điệp gửi nhân dân cả nước

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TPHCM và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước. Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.
Thanh Hóa công bố nghị quyết, quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính

Thanh Hóa công bố nghị quyết, quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính

Tỉnh Thanh Hóa đã công bố thành lập 166 Đảng bộ cấp xã mới, chỉ định nhân sự chủ chốt cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Từ 8h sáng 30/6, các địa phương trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
Công bố các nghị quyết, quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh Quảng Trị mới

Công bố các nghị quyết, quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh Quảng Trị mới

Sáng 30/6, tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Trị (mới) tổ chức Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và của tỉnh về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã; công bố quyết định thành lập tổ chức đảng và chỉ định cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2 cấp.
Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố mới sau sáp nhập

Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố mới sau sáp nhập

Sáng 30/6/2025, Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu được thực hiện đồng bộ trên toàn quốc.
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Sức mạnh của đoàn kết

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Sức mạnh của đoàn kết

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu bài viết quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm nhan đề: "SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT".
Quốc hội thông qua chính sách giảm thuế VAT: Áp dụng từ 1/7/2025 đến hết năm 2026

Quốc hội thông qua chính sách giảm thuế VAT: Áp dụng từ 1/7/2025 đến hết năm 2026

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 204/2025/QH15 về giảm thuế giá trị gia tăng. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
Thủ tướng: Phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu và đóng góp xây dựng đất nước

Thủ tướng: Phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu và đóng góp xây dựng đất nước

Tại Phiên họp thứ mười hai của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát động phong trào thi đua toàn dân làm giàu và đóng góp xây dựng đất nước, khơi dậy khát vọng cống hiến, phát triển kinh tế - xã hội và củng cố sức mạnh nội sinh của dân tộc trong giai đoạn mới.
Thủ tướng: Tiếp tục xem xét, giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ

Thủ tướng: Tiếp tục xem xét, giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ

Trưa 28/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp để tiếp tục xem xét, giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ liên quan kinh tế, thương mại, đầu tư.
Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp Anh cùng Việt Nam tạo đột phá, đưa hợp tác vượt mốc 10 tỷ USD

Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp Anh cùng Việt Nam tạo đột phá, đưa hợp tác vượt mốc 10 tỷ USD

Tại tọa đàm với các doanh nghiệp Anh sáng 28/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi thực hiện sáu đột phá chiến lược, thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Việt - Anh phát triển toàn diện, đưa kim ngạch thương mại song phương và vốn đầu tư Anh vào Việt Nam vượt mốc 10 tỷ USD trong những năm tới.
Huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa): Bế giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị khóa 2024–2025

Huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa): Bế giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị khóa 2024–2025

Ngày 28/6, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Huyện ủy Hậu Lộc tổ chức Lễ bế giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị (LLCT) không tập trung, khóa học 2024–2025. Buổi lễ là dấu mốc quan trọng, khẳng định sự quan tâm của tỉnh và huyện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực thực tiễn cao – đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa): Bứt phá từ tư duy hành động mới

Huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa): Bứt phá từ tư duy hành động mới

Hội nghị lần thứ 32 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hậu Lộc (khóa XXVII) không chỉ là dịp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2025, mà còn là cột mốc kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XXVII. Trên hành trình “về đích”, huyện đang từng bước vượt khó đi lên, khơi dậy khát vọng phát triển bằng tư duy đổi mới, hành động quyết liệt và sự đồng thuận xã hội.
Bế mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV hoàn tất khối lượng công việc lịch sử

Bế mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV hoàn tất khối lượng công việc lịch sử

Sáng 27/6, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 35 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.
WEF Thiên Tân 2025: Việt Nam thể hiện vai trò tiên phong và tinh thần khởi nghiệp trong thời đại mới

WEF Thiên Tân 2025: Việt Nam thể hiện vai trò tiên phong và tinh thần khởi nghiệp trong thời đại mới

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến công tác tại Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Quảng Bình: Kỳ họp cuối cùng HĐND tỉnh tạo động lực phát triển cho tỉnh mới

Quảng Bình: Kỳ họp cuối cùng HĐND tỉnh tạo động lực phát triển cho tỉnh mới

Ngày 26/6, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề), là hoạt động sau cùng trước khi tỉnh này sáp nhập với Quảng Trị.
Thanh Hóa: Tổ chức tuyên truyền công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính

Thanh Hóa: Tổ chức tuyên truyền công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính

Ngày 25/6/2025, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh liên quan đến công tác sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh.
Toàn bộ học sinh công lập sẽ được miễn học phí từ năm học 2025–2026

Toàn bộ học sinh công lập sẽ được miễn học phí từ năm học 2025–2026

Chiều 26-6, với 440/441 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo đó, toàn bộ trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục công lập sẽ được miễn học phí từ năm học 2025–2026. Đây là bước đi quan trọng nhằm bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục và thể hiện rõ cam kết của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho thế hệ tương lai.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam tự tin phát triển bằng nội lực và tư duy đổi mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam tự tin phát triển bằng nội lực và tư duy đổi mới

Trưa 25/6, tại Thiên Tân, Trung Quốc, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF 16 Thiên Tân), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự phiên đối thoại chính sách "Kỷ nguyên mới của Việt Nam: Từ tầm nhìn đến hành động".
Tín hiệu tích cực cho hàng Việt từ hội đàm cấp cao tại WEF 16 Thiên Tân

Tín hiệu tích cực cho hàng Việt từ hội đàm cấp cao tại WEF 16 Thiên Tân

Chiều 24/6, bên lề Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tổ chức tại Thiên Tân, Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Lý Cường. Một trong những nội dung nổi bật tại cuộc gặp là cam kết mạnh mẽ của phía Trung Quốc trong việc mở rộng nhập khẩu hàng hóa chất lượng cao từ Việt Nam.
Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Đền thờ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sỹ tỉnh

Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Đền thờ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sỹ tỉnh

Sáng 25.6, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Quảng Bình, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương đã tới dâng hương tại Đền thờ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ của tỉnh.
Thanh Hóa: Miễn phí dịch vụ công trực tuyến – Động lực thúc đẩy cải cách hành chính, vì lợi ích người dân

Thanh Hóa: Miễn phí dịch vụ công trực tuyến – Động lực thúc đẩy cải cách hành chính, vì lợi ích người dân

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực hành chính công, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành chủ trương miễn phí đối với nhiều dịch vụ công trực tuyến. Đây được xem là bước đi cụ thể hóa cam kết xây dựng nền hành chính phục vụ, minh bạch, hiệu quả, lấy người dân làm trung tâm.
Thanh Hóa tăng cường tuyên truyền, tạo đồng thuận trong sắp xếp tổ chức hành chính

Thanh Hóa tăng cường tuyên truyền, tạo đồng thuận trong sắp xếp tổ chức hành chính

Trước yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính phù hợp với tình hình mới, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác tuyên truyền, nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, đồng thời củng cố sự đồng thuận trong nhân dân.
Thủ tướng dự Hội nghị WEF 16 Thiên Tân: Cơ hội thúc đẩy hợp tác chiến lược Việt - Trung

Thủ tướng dự Hội nghị WEF 16 Thiên Tân: Cơ hội thúc đẩy hợp tác chiến lược Việt - Trung

Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Trung Quốc từ ngày 24–27/6 để dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) không chỉ khẳng định vị thế đối ngoại ngày càng cao của Việt Nam, mà còn tạo động lực mới thúc đẩy hợp tác thực chất trong lĩnh vực kinh tế, thương mại giữa hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo ứng phó kịp thời với biến động toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo ứng phó kịp thời với biến động toàn cầu

Trước diễn biến căng thẳng tại Trung Đông và những biến động kinh tế thế giới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp không để bị động, bất ngờ; chủ động xây dựng các giải pháp ứng phó linh hoạt, hiệu quả, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa và thu hút đầu tư.
Cơ quan nhà nước được phép ký hợp đồng với chuyên gia, doanh nhân thực hiện công vụ lãnh đạo

Cơ quan nhà nước được phép ký hợp đồng với chuyên gia, doanh nhân thực hiện công vụ lãnh đạo

Sáng 24/6, với 418/423 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Luật cho phép các cơ quan nhà nước ký hợp đồng mời người có trình độ, năng lực cao tham gia thực hiện công vụ trong trường hợp chưa đáp ứng đủ nguồn nhân lực. Đồng thời, cơ quan nhà nước cũng được phép ký hợp đồng dịch vụ để thực hiện các công việc cụ thể. Nguồn ngân sách nhà nước sẽ bảo đảm cho hoạt động này, ngoài quỹ lương và kinh phí khoán chi hành chính.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động