Ưu tiên đầu tư năng lượng tái tạo, thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh

Tại phiên toàn thể của Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, trình bày tham luận “Chuyển đổi xanh và thách thức tăng trưởng kinh tế trung hạn”, ông Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, cần ưu tiên đầu tư năng lượng tái tạo, đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng chuyển đổi xanh để đảm bảo phát triển bền vững.

Đầu tư năng lượng tái tạo cần được đặt lên ưu tiên hàng đầu

Trình bày tham luận “Chuyển đổi xanh và thách thức tăng trưởng kinh tế trung hạn”, ông Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện đang đứng trước những thách thức rất lớn trong ngắn hạn và trung hạn về mặt tốc độ tăng trưởng. Ngay cả khi không có nhiều thay đổi về cơ cấu kinh tế và phát huy được tác động tích cực của một số động lực tăng trưởng mới thì việc đạt mục tiêu GDP tăng trưởng bình quân 6,5% trong giai đoạn 2021-2025 là vô cùng khó khăn. Sau hai năm đầu tăng trưởng bình quân 5,26% và nếu năm 2023 này GDP được tăng 5,5%, thì ngay cả khi GDP hai năm 2024-2025 tăng được 7% thì tốc độ bình quân 5 năm cũng chỉ là 6%.

Cả ba động lực tăng trưởng hiện nay của nền kinh tế Việt Nam là tiêu dùng nội địa, đầu tư và xuất khẩu đều không theo hướng chuyển đổi xanh và kinh tế tuần hoàn. Nếu tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng với ba động lực truyền thông này mà không có chính sách mang tính khuyến khích để thay đổi hành vi trong tiêu dùng, đầu tư và sản xuất kinh doanh thì chắc chắn các mục tiêu về chuyển đổi xanh sẽ không đạt được. Ngược lại, việc ban hành và thực thi các chính sách mang tính hành chính, phản ứng thụ động, bắt buộc chuyển đổi mô hình tăng trưởng không có lộ trình sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế một cách đáng kể.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam
Ông Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam

Về chuyển đổi động lực tăng trưởng về tiêu dùng và sản xuất trong nước theo hướng kinh tế tuần hoàn, ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng, các chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nếu hoạch định theo hướng phân mảnh về thể chế sẽ khó tạo động khuyến khích thực thi tự nguyên và nếu áp đặt một cách cứng nhắc sẽ làm giảm đang kể năng lượng cạnh tranh của các nền kinh tế. Hướng tiếp cận tốt hơn là hoạch định chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn theo hệ sinh thái dẫn dắt bởi các cụm ngành. Chính sách cần hướng tới việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ trong hệ sinh thái để chính cách doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ thu được lợi ích từ việc tham gia một cách chủ động vào các hoạt động kinh tế tuần hoàn.

Trên phương diện hoạch định chính sách ở cấp độ Quốc hội, các cụm ngành cần được xác định thúc đẩy kinh tế tuần hoàn bao gồm: Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng nhanh và bao bì (với trọng tâm chính sách là tái chế); Dịch vụ vận tải và logistics (với trọng tâm chính sách là công nghệ thông minh); Xử lý chất thải (với trọng tâm chính sách là chuyển đổi từ xử lý rác thải sáng tạo năng lượng từ rác); Kinh tế nước (với trọng tâm chính sách à định giá đúng đối với nước từ các nguồn khác nhau và việc khai thác sử dụng nước phải tuân thủ đúng mức giá đã tính đầy đủ các chi phí kinh tế - xã hội chứ không chỉ chi phí tài chính.)

Về đầu tư năng lượng tái tạo, trong kế hoạch đầu tư công, dự án đầu tư thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo cần được đặt lên ưu tiên hàng đầu và những cơ chế ưu đãi cao nhất cần được áp dụng cho việc thu hút đầu tư tư nhân cả trong và ngoài nước vào lĩnh vực này.

Ưu tiên chính sách thứ nhất là củng cố lưới điện để truyền tải điện tái tạo từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Lưới điện cũng cần được đầu tư theo hướng “thông minh” để có thể phản ứng linh hoạt với những biến động của cung và cầu. Chi phí cân bằng và ổn định lưới điện sử dụng pin lưu trữ đang giảm đi. Khác với quá trình lưu chuyển năng lượng tái tạo vốn mất nhiều thời gian, giải pháp cân bằng lưới điện dùng pin lưu trữ là xu hướng tất yếu đang được các công ty điện lực toàn cầu sử dụng ngày một phổ biến. Hệ thống lưới điện mạnh hơn và thông minh hơn sẽ giảm thiểu các sự cố mất điện và có giá cả phải chăng.

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023
Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023

Ưu tiên chính sách tiếp theo là cần xây dựng một hệ thống đấu thầu giá điện cho các nhà sản xuất năng lượng tái tạo. Vì điện mặt trời và gió (cũng như hydro) có chi phí vận hành thấp hoặc gần bằng không, còn lại chủ yếu là chi phí cố định, nên các nguồn phát này có lợi thế tự nhiên khi tham gia đấu thầu giá điện so với nguồn điện than hay khí đốt (vốn không thể trả giá thấp hơn chi phí nhiên liệu nếu không muốn bù lỗ).

Dù các nhà sản xuất điện tái tạo luôn muốn có hợp đồng bao tiêu, nhưng họ cũng sẽ hài lòng với cơ chế đấu thầu giá điện công khai, minh bạch do trung tâm điều độ độc lập quản lý. Giải pháp thay thế cho cơ chế đấu thầu là hợp đồng bao tiêu dài hạn ở một mức giá xác định với các điều khoản giống các dự án năng lượng hóa thạch. Giải pháp này sẽ giúp các dự án năng lượng tái tạo dễ tiếp cận vốn vay ngân hàng cũng như các khoản vay quốc tế có chi phí thấp và dài hạn hơn. Tuy nhiên, loại hợp đồng này sẽ tăng gánh nặng cho Nhà nước bởi khi đó rủi ro sa thải công suất điện sẽ được chuyển từ các dự án năng lượng gió và mặt trời sang đơn vị mua điện.

Khuyến khích đầu tư theo hướng chuyển đổi xanh

Bên cạnh đó, Chính phủ cần có lộ trình phê duyệt rõ ràng đối với bất kỳ dự án điện mới nào, đặc biệt là dự án dùng nhiên liệu hóa thạch. Nếu các dự án này thường xuyên phát sinh chi phí cao hơn năng lượng gió hoặc mặt trời, thì những rủi ro này cần được nhìn nhận và đưa vào tính toán tài chính. Nó có nghĩa là công suất huy động sẽ thấp thông qua đấu thầu giá điện. Trong những trường hợp này, hợp đồng bao tiêu là không phù hợp, đặc biệt khi chi phí lưu trữ điện giảm đi.

Nếu năng lượng tái tạo được đầu tư mạnh trong thập kỷ này, thì sẽ không cần phát triển thêm các dự án điện hóa thạch do nguồn điện này hiện đang dư công suất. Tuy nhiên, ngành điện cũng cần dự trù khả năng tiếp tục xảy ra hạn hán dẫn đến giảm sản lượng thủy điện. Tất cả hệ thống điện quốc gia đều cần hỗn hợp phát điện từ nhiều nguồn khác nhau.

Các đại biểu nghiên cứu tài liệu tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023
Các đại biểu nghiên cứu tài liệu tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023

Thêm vào đó, xuất khẩu vẫn sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng của kinh tế Việt Nam. Ngay trong trung hạn, áp lực đặt lên nhiều nhà xuất khẩu là phải sử dụng năng lượng sạch, trước mắt là một yêu cầu quan trọng ở các thị trường kinh tế tiên tiến nhưng cũng sẽ xuất hiện ở các thị trường khác. Vì vậy, việc thu hút đầu tư và thúc đẩy các ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu không chỉ là khai thác các hiệp định thương mại tự do mà còn là đầu tư để có đủ năng lượng tái tạo cho các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Các khu kinh tế và khu công nghiệp của Việt Nam đứng trước thách thức là phải có khả năng cung cấp đủ năng lượng tái tạo theo yêu cầu của các nhà đầu tư. Việc khuyến khích phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái ngay trong khu công nghiệp để cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp tại đó cần phải được thể chế hóa một cách rõ ràng.

Đối với đầu tư các cơ sở hạ tầng khác theo hướng chuyển đổi xanh, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, ngoài đầu tư năng lượng tái tạo, thì các cơ sở hạ tầng kinh tế khác cũng cần được khuyến khích đầu tư theo hướng chuyển đổi xanh, hay cụ thể hơn là theo hướng trung tính về carbon. Các cơ sở hạ tầng hiện tại cũng cần được khuyến khích triển khai các biện pháp phi carbon hóa.

Trong những cơ sở hạ tầng kinh tế cảng biển là quan trọng nhất. Đối với một nền kinh tế mở như Việt Nam, cảng biển đóng vai trò quan trọng. Các cảng biển hiện hữu, đặc biệt là các cảng đóng vai trò cửa ngõ quốc tế (Hải Phòng, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu) phải duy trì lợi thế cạnh tranh. Nhà nước (đặc biệt là Nhà nước ở cấp địa phương) cũng muốn phát triển nhiều cảng biển mới. Cảng biển, cả hiện hữu và quy hoạch mới, thường được phát triển trong các khu kinh tế, khu công nghiệp với sự tập trung của nhiều hoạt động kinh tế thâm dụng năng lượng như nhà máy điện, thép và hóa chất. Do đó, phát thải CO2 từ các khu vực cảng biển thường chiếm một tỷ trọng đáng kể.

Trọng tâm tạo chuyển đổi xanh về cơ sở hạ tầng tiếp theo là các cơ sở hạ tầng đô thị tại các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Chuyển đổi xanh đã được xác định là một nội hàm của mô hình đô thị thông minh. Quốc hội cần tiếp tục tạo cơ chế đặc thù, nhưng là theo hướng “sandbox” về đổi mới công nghệ để các chính quyền địa phương có thể chủ động xây dựng thành phố mình thành đô thị thông minh – bền vững với sự tham gia chủ động của người dân và doanh nghiệp.

Việt Nam tích cực tham gia vào các xu thế lớn để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm Việt Nam tích cực tham gia vào các xu thế lớn để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm
Quốc tế đồng hành cùng Việt Nam trong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững Quốc tế đồng hành cùng Việt Nam trong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững
Tận dụng các cơ hội để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trên con đường xanh Tận dụng các cơ hội để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trên con đường xanh
Theo Quochoi.vn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi bổ sung Luật Xuất bản

Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi bổ sung Luật Xuất bản

Bộ Thông tin và Truyền thông đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản nhằm xây dựng những chính sách và cơ chế phù hợp để xuất bản hoạt động có hiệu quả trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản: Cần giảm thiểu tối đa cơ chế xin-cho

Thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản: Cần giảm thiểu tối đa cơ chế xin-cho

Đóng góp ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, các cơ quan phải nghiên cứu kỹ lưỡng về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin-cho.
Chủ tịch nước Lương Cường đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC

Chủ tịch nước Lương Cường đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC

Sáng 16/11 theo giờ địa phương tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã dự và phát biểu tại Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31.
Thủ tướng: Mỗi người phát huy tối đa khả năng của mình để đất nước phát triển đột phá

Thủ tướng: Mỗi người phát huy tối đa khả năng của mình để đất nước phát triển đột phá

Tối 16/11, theo giờ địa phương, ngay sau khi tới thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại đây.
70 năm Tập kết ra Bắc: Dấu son lịch sử của dân tộc

70 năm Tập kết ra Bắc: Dấu son lịch sử của dân tộc

Tối 16/11, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm sự kiện 70 năm Tập kết ra Bắc diễn ra tại 3 điểm cầu: Tượng đài “Chuyến tàu tập kết ra Bắc” (Cà Mau); Tượng đài “Con tàu Tập kết ra Bắc” (Thanh Hóa) và Nhà hát thành phố Hải Phòng.
Đề xuất sửa quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật

Đề xuất sửa quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Rạng sáng 16/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, tiến hành một số hoạt động song phương tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Kết thúc chuyến thăm chính thức Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đến thủ đô Lima vào chiều 12/11, bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Muốn cạnh tranh với mạng xã hội, báo chí cần quay về các giá trị cốt lõi của mình

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Muốn cạnh tranh với mạng xã hội, báo chí cần quay về các giá trị cốt lõi của mình

Sáng nay (12/11), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT-TT) Nguyễn Mạnh Hùng là "tư lệnh" ngành thứ ba đăng đàn trả lời chất vấn.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Thiết kế các chính sách để hạn chế người dân nắm giữ vàng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Thiết kế các chính sách để hạn chế người dân nắm giữ vàng

Sáng nay (11/11), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Nguyễn Thị Hồng là vị "tư lệnh" ngành đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn tại Quốc hội, nhiều nội dung quan trọng, trong đó có vấn đề quản lý thị trường vàng và đô la Mỹ làm "nóng" nghị trường.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Nhằm tri ân và vinh danh những nhà giáo dục có đóng góp lớn cho ngành giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) đã long trọng tổ chức chương trình Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và Hội nghị tác giả sách giáo khoa.
Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 8/11/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chủ tịch nước Lương Cường đến Santiago de Chile, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile

Chủ tịch nước Lương Cường đến Santiago de Chile, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile

Khoảng 15 giờ 45 phút chiều 9/11, theo giờ địa phương (rạng sáng 10/11 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Arturo M. Benitez ở thủ đô Santiago de Chile, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile theo lời mời của Tổng thống Gabriel Boric Font.
Sửa đổi Luật Việc làm: Thích ứng trong bối cảnh già hóa dân số và cách mạng công nghiệp 4.0

Sửa đổi Luật Việc làm: Thích ứng trong bối cảnh già hóa dân số và cách mạng công nghiệp 4.0

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm đáp ứng yêu cầu về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực việc làm, kịp thời ứng phó, thích ứng trong bối cảnh già hóa dân số, cách mạng công nghiệp 4.0, giải quyết các vấn đề liên quan việc làm bền vững, quản lý nguồn lao động.
Cần có chế tài nghiêm khắc để xử lý các vi phạm bảo mật dữ liệu

Cần có chế tài nghiêm khắc để xử lý các vi phạm bảo mật dữ liệu

Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu, các đại biểu Quốc hội thống nhất cho rằng, việc xây dựng Luật Dữ liệu là rất quan trọng, cần thiết để bảo đảm công tác chuyển đổi số quốc gia, nhằm phục vụ quản lý nhà nước, vừa khai thác, ứng dụng dữ liệu trong phát triển kinh tế - xã hội, vừa thắt chặt dữ liệu cá nhân và dữ liệu phi cá nhân, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin. Đồng thời đề nghị cần có chế tài nghiêm khắc để xử lý các vi phạm liên quan đến công tác bảo mật dữ liệu.
Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới.
Cần rà soát và công khai tổ chức, cá nhân được phép thăm dò và khai thác khoáng sản

Cần rà soát và công khai tổ chức, cá nhân được phép thăm dò và khai thác khoáng sản

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Địa chất và khoáng sản, các Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần rà soát và công khai tổ chức, cá nhân thăm dò được phép thăm dò, khai thác khoáng sản để khai thác đúng mục đích, tránh lãng phí nguồn tài nguyên. Bên cạnh đó, cần có quy định cụ thể giải quyết việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp mất quyền ưu tiên...
Cần quy định rõ trách nhiệm của người có ảnh hưởng trong hoạt động quảng cáo

Cần quy định rõ trách nhiệm của người có ảnh hưởng trong hoạt động quảng cáo

Sửa đổi Luật Quảng cáo cần có quy định cụ thể, rõ ràng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, trong đó có người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người có ảnh hưởng.
Lần đầu môn Tin thi tốt nghiệp THPT: Cơ hội, thách thức cho giáo viên và học sinh

Lần đầu môn Tin thi tốt nghiệp THPT: Cơ hội, thách thức cho giáo viên và học sinh

Tin học là một trong số các môn thi tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Điều này tăng thêm cơ hội cho học sinh trong việc lựa chọn môn thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học.
Lãnh đạo cấp cao Việt Nam chúc mừng ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam chúc mừng ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Nhân dịp ông Donald John Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, ngày 7/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Tọa đàm: Hành lang pháp lý để ngăn chặn sách giáo khoa giả

Tọa đàm: Hành lang pháp lý để ngăn chặn sách giáo khoa giả

Sách giáo khoa giả là câu chuyện nhức nhối trong thời gian qua, nếu không có những giải pháp kịp thời, đây sẽ là vấn đề phức tạp khó kiểm soát.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Tổng cục Hải quan phát động cuộc thi viết "Tự hào 80 năm xây dựng và phát triển Hải quan Việt Nam"

Tổng cục Hải quan phát động cuộc thi viết "Tự hào 80 năm xây dựng và phát triển Hải quan Việt Nam"

Hướng tới kỷ niệm 80 ngày truyền thống Hải quan Việt Nam (10/9/1945 -10/9/2025),Tổng cục Hải quan vừa phát động Cuộc thi viết bài “Tự hào 80 năm xây dựng và phát triển Hải quan Việt Nam”.
Xuất cấp hơn 137 tấn hạt giống lúa hỗ trợ tỉnh Yên Bái

Xuất cấp hơn 137 tấn hạt giống lúa hỗ trợ tỉnh Yên Bái

Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp không thu tiền 137,25 tấn hạt giống lúa từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Yên Bái khôi phục sản xuất do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Lễ tổng kết, trao giải cuộc thi viết "Vượt lên số phận" lần VII

Lễ tổng kết, trao giải cuộc thi viết "Vượt lên số phận" lần VII

Ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII; kỷ niệm 62 năm thành lập Tạp chí Thanh niên.
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới, thay đổi cơ cấu chuyên mục

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới, thay đổi cơ cấu chuyên mục

Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ hôm nay (02/11/2024) Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới, thay đổi cơ cấu một số chuyên mục.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động