Đề xuất Bộ Y tế phê duyệt thêm 2 vaccine phòng COVID-19 Thủ tướng: Chiến lược của chúng ta là “vaccine + 5K” Bộ Y tế đồng ý nhập khẩu 204.000 liều vắc xin Covid-19 đầu tiên về Việt Nam |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý cho Hà Nội, Hải Phòng mua vắc xin COVID-19 theo phương thức xã hội |
Tại Thông báo trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ nhanh chóng hoàn chỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Nghị quyết của Chính phủ về việc mua, sử dụng vắc xin COVID-19; Bộ Y tế làm đầu mối thực hiện việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ vắc xin COVID-19; có phương án phù hợp, không để xảy ra tình trạng ách tắc về thủ tục. Phối hợp với Bộ Ngoại giao (nhất là với các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài) trong việc tiếp cận nguồn cung vắc xin.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm về việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận, phân phối vắc xin bảo đảm kịp thời, minh bạch, chống tham nhũng, tiêu cực theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 50-CV/VPTW ngày 19 tháng 02 năm 2021 và của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 312/VPCP-KGVX ngày 08 tháng 02 năm 2021.
Sáng 24/2, 117.000 liều vắc xin COVID-19 đầu tiên của AstraZeneca đã về đến Việt Nam. Số lượng vắc xin này sẽ được tiêm cho các đối tượng là nhân viên y tế tại các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19; tiếp đến là lực lượng biên phòng đang làm nhiệm vụ tại các chốt, lực lượng công an tại các khu vực cách ly phong tỏa, lực lượng lấy mẫu, truy vết, lực lượng phòng chống dịch thuộc các tổ COVID-19 cộng đồng, các phóng viên tác nghiệp tại khu vực có dịch... |
Đồng thời, Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế nhanh chóng tổ chức tiêm vắc xin, trước hết cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết của Chính phủ đồng thời tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, với tinh thần chủ động, tích cực, không chủ quan, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là tại các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và sớm xử lý dứt điểm các ổ dịch hiện có.
Hà Nội, Hải Phòng được mua vắc xin
Về việc mua vắc xin theo phương thức xã hội hóa, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của một số địa phương như Hà Nội, Hải Phòng... về việc mua vắc xin theo phương thức này như tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng giao Bộ Y tế hướng dẫn kịp thời, cụ thể.
117.000 liều vắc xin COVID-19 đầu tiên của AstraZeneca về đến Việt Nam vào sáng ngày 24/2. |
Cũng liên quan đến vấn đề vắc xin phòng COVID-19, ngày 25/02/2021, Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc đã họp và nhất trí đề xuất Bộ Y tế phê duyệt cho 02 vắc xin phòng COVID-19, bao gồm: Vắc xin của công ty Moderna (Hoa Kỳ); Vắc xin của công ty JSC Generium (Nga) (Sputnik V) để sử dụng cho nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam, theo quy định tại Điều 67, Nghị định số 54/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược.
Để bảo đảm việc vận chuyển hàng hóa, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Y tế ban hành ngay quy chế bảo đảm an toàn phòng, chống dịch trong hoạt động vận tải qua lại, đi đến vùng, khu vực, địa điểm có dịch, nhất là tại địa bàn kinh tế trọng điểm như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế ban hành ngay quy trình về thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản của vùng đang có dịch.
Tiến độ 7 đợt mua 150 triệu liều vắc xin COVID-19 của Việt Nam
Trước đó, ngày 24/2/2021, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 báo cáo Thường trực Chính phủ về tiến độ 7 đợt cung ứng vắc xin COVID-19 và dự kiến đối tượng tiêm từng đợt.
Đợt 1 có 117.000 liều vắc xin được mua của AstraZeneca trong tháng 2. Đối tượng được tiêm những liều vắc xin COVID-19 là lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch trong các cơ sở y tế, bao gồm: Bác sĩ điều trị, nhân viên xét nghiệm, nhân viên lấy mẫu; người tham gia phòng chống dịch (thành viên ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các cấp, người làm việc ở khu cách ly, truy vết, điều tra dịch tễ, tình nguyện viên, phóng viên…).
Đợt 2có 1,5 triệu liều dự kiến nhập về vào quý I-II/2021. Trong đó, vắc xin do COVAX Facility cung ứng khoảng 1,2 triệu liều; AstraZeneca cung cấp khoảng 363.000 liều.
Đối tượng được tiêm là lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch; nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh; lực lượng quân đội.
Việt Nam sẽ mua 150 triệu liều vắc xin COVID-19 |
Đợt 3, dự kiến mua 8,2 triệu liều vắc xin của AstraZeneca trong quý II/2021. Đối tượng sẽ được tiêm là lực lượng quân đội chưa sử dụng vắc xin phòng COVID-19 đợt 2; lực lượng công an, giáo viên các cấp và người trên 80 tuổi.
Đợt 4, dự kiến về 10,9 triệu liều, trong đó vắc xin do COVAX Facility cung ứng khoảng 3,6 triệu liều; vắc xin mua của AstraZeneca khoảng 7,32 triệu liều. Đợt vắc xin này dự kiến về nước trong quý III/2021.
Đối tượng được tiêm là người trên 80 tuổi chưa sử dụng vắc xin đợt 3; nhóm cung ứng dịch vụ thiết yếu; những người mắc bệnh mạn tính.
Đợt 5, với khoảng 14,4 triệu liều dự kiến về Việt Nam trong quý IV/2021 hoặc quý I/2022 với nguồn mua của AstraZeneca. Trong đợt này, những người mắc bệnh mạn tính chưa sử dụng vắc xin đợt 4 sẽ được tiêm.
Đợt 6, có khoảng 25,2 triệu liều vắc xin do COVAX Facility cung ứng, dự kiến về nước trong quý IV/2021 hoặc quý I/2022. Đối tượng được tiêm là những người mắc bệnh mạn tính chưa sử dụng vắc xin đợt 3, 4, 5; người từ 65 tuổi đến dưới 80 tuổi.
Đợt 7, dự kiến nhập số vắc xin lớn nhất với khoảng 90,5 triệu liều. Lần này, vắc xin có từ nguồn mua nước ngoài và sản xuất trong nước. Thời gian dự kiến trong quý IV/2021 đến quý II/2022.
Công dân từ 65 tuổi đến dưới 80 tuổi chưa sử dụng vắc xin đợt 6 và người trên 18 tuổi không thuộc các nhóm đối tượng nêu trên sẽ được tiêm trong đợt này.
Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 kiến nghị ưu tiên tiêm vắc xin trước cho người dân ở các địa phương đang xảy ra dịch bệnh; tại các địa phương ưu tiên tiêm trước cho người ở vùng đang xảy ra dịch bệnh.
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cũng đề xuất Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thương thảo với đối tác, nhà sản xuất, phân phối để tiếp nhận tài trợ, mua, nhập khẩu và điều phối sử dụng 150 triệu liều vắc xin phòng COVID-19, trước mắt là 30 triệu liều từ AstraZeneca để đáp ứng nhu cầu của người dân trong năm 2021.
Huy động mọi lực lượng cho chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 |
Hơn 117.000 liều vaccine COVID-19 đã về Việt Nam |
Rút ngắn 50% thời gian nghiên cứu vaccine ngừa COVID-19 |