6 tháng đầu năm, người Việt chi gần 150.000 tỷ để mua sắm online Người Việt “nghiện” mua sắm online: Tiện lợi đi kèm rủi ro |
Thị trường thương mại điện tử đang chắt lọc nhà bán. |
Sự tăng trưởng áp đảo của hai sàn Shopee và TikTok Shop
YouNet ECI (công ty phân tích và tư vấn tăng trưởng kênh thương mại điện tử) vừa công bố báo cáo cho thấy doanh thu các sàn thương mại điện tử quý II/2024 của bốn nền tảng thương mại điện tử Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki đạt 87,37 nghìn tỷ đồng GMV (chỉ số đo lường tổng giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ được bán qua một kênh thương mại điện tử trong một khoảng thời gian nhất định), tăng trưởng 10,4% so với quý trước đó.
Trong đó, nền tảng Shopee dẫn đầu với 62,38 nghìn tỷ đồng đạt 71,4% thị phần GMV. Nền tảng này cũng đồng thời chiếm trên 50% thị phần cho tất cả các nhóm ngành hàng thương mại điện tử.
Xếp thứ hai là TikTok Shop với 19,24 nghìn tỷ đồng, chiếm 22,0% thị phần GMV. Xếp thứ 3 và 4 lần lượt là Lazada (5,16 nghìn tỷ đồng) và Tiki (584,77 tỷ đồng).
Điểm đáng chú ý trong quý II này là tổng số lượng nhà bán có doanh thu đã sụt giảm tới 26.000 so với quý trước. Tuy vậy, doanh thu trung bình của mỗi nhà bán lại tăng 9% so với quý trước và giá trị trung bình mỗi sản phẩm tiêu thụ trên TMĐT cũng tăng 7%.
Như vậy, có thể thấy thị trường TMĐT đang thay đổi rất nhanh theo hướng chắt lọc, tập trung, với số lượng nhà bán không chuyên, doanh thu thấp ngày càng giảm.
Tốc độ tăng trưởng của Shopee trong quý II vượt trội so với TikTok Shop. Nếu như tổng GMV TikTok Shop tăng trưởng 4,8% so với quý trước thì tổng GMV Shopee tăng trưởng đến 16,1% giúp nền tảng này chiếm thêm thị phần.
Nguyên nhân chính cho sự chênh lệch này nằm ở mức độ phụ thuộc vào nhóm ngành hàng Thời trang và Phụ kiện của Shopee và TikTok Shop. Cụ thể, nếu như nhóm ngành hàng Thời trang và Phụ kiện chỉ chiếm 24% trên tổng GMV của Shopee trong quý thì nhóm ngành hàng này lại chiếm đến 37,5% trên tổng GMV của TikTok Shop trên cùng thời gian. Khi nhu cầu cho sản phẩm Thời trang và Phụ kiện giảm trong quý II so với quý I (do quý I có Tết Nguyên Đán là cao điểm của ngành hàng) thì TikTok Shop đã chịu ảnh hưởng nhiều hơn Shopee.
Trong khi tổng giá trị giao dịch của nhóm ngành hàng Thời trang và Phụ kiện giảm 3% so với quý trước thì báo cáo của YouNet ECI chỉ ra tất cả các nhóm ngành hàng khác đều tăng trưởng về GMV. Trong đó, có những nhóm như Thực phẩm và Đồ uống; Mẹ và Bé tăng trưởng đến hai chữ số.
Tuy vậy, tính tổng thể, cũng như quý trước, Thời trang và Phụ kiện vẫn là nhóm ngành hàng được người tiêu dùng mua nhiều nhất trên 4 nền tảng thương mại điện tử, đạt 22,679 nghìn tỷ đồng GMV.
Xếp sau lần lượt là nhóm Sắc đẹp (13,4 nghìn tỷ đồng), Nhà cửa và Đời sống (10,6 nghìn tỷ đồng), Công nghệ (8 nghìn tỷ đồng) và Điện gia dụng (6 nghìn tỷ đồng).
Trong đó, hai nhóm ngành có giá trị sản phẩm cao là Công nghệ và Điện gia dụng ngày càng cho thấy tiềm năng trên TikTok Shop khi doanh thu của hai nhóm ngành trên nền tảng này tăng lần lượt 14% và 28% so với quý trước. Tuy vậy, thị phần của TikTok Shop trong các nhóm ngành này vẫn thấp hơn đáng kể so với Shopee.
Cần tiếp sức cho hàng Việt trên sàn thương mại điện tử
Hết thời "cứ mở shop online là bán được hàng"? |
Những năm qua, không phải các sàn thương mại điện tử của Việt Nam, hai "tay chơi" đến từ Singapore – Shopee và Lazada mới là những cái tên liên tục dẫn đầu thị trường bán lẻ điện tử Việt Nam. Và mới đây nhất, từ cuối tháng 4/2022, ngay khi vừa xuất hiên, TikTok Shop cũng đã nhanh chóng tham gia đường đua, bước thẳng vào top 5 các sàn thương mại điện tử Việt Nam.
Thậm chí, nhờ tăng trưởng với tốc độ ấn tượng, TikTok Shop nhanh chóng "vượt mặt" Lazada ngồi chắc vị thứ hai. Giữ vị trí thứ tư và thứ năm hiện tại lần lượt là hai sàn thương mại điện tử của Việt Nam là Tiki và Sendo.
Mặc dù nằm trong nhóm 5 sàn thương mại điện tử có doanh thu cao nhất, tuy nhiên, thị phần của hai sàn Tiki và Sendo không đáng kể khi đặt lên bàn cân so sánh với những "tay chơi ngoại quốc" như Shopee, TikTok hay Lazada. Theo đó, trong báo cáo doanh thu quý 2/2024 của 4 sàn thương mại điện tử hàng đầu do YouNet ECI thực hiện, Shopee dẫn đầu thị trường với thị phần 71,4% tính theo tổng giao dịch (GMV). TikTok Shop chiếm 20% thị phần, Lazada chiếm 5,9% trong khi đại diện Việt Nam chỉ có “góc bánh” khá khiêm tốn với 0,7% thị phần.
Ông Nguyễn Xuân Hùng, trưởng ban logistics cho thương mại điện tử (TMĐT) của Hiệp hội Logistics VN (VLA) đề xuất, muốn tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử, VN cần hoàn thiện khung pháp lý để hỗ trợ cho sự phát triển của kho ngoại quan, đồng thời đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng logistics, gồm cả kho bãi và công nghệ quản lý dữ liệu.
Ông Hùng nói trong bối cảnh TMĐT ngày càng phát triển, việc đầu tư vào hạ tầng logistics và hoàn thiện khung pháp lý là điều cần thiết để VN có thể cạnh tranh hiệu quả với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ông Hùng cho rằng, trước hết Việt Nam cần điều chỉnh và hoàn thiện khung pháp lý để hỗ trợ sự phát triển của kho ngoại quan TMĐT, đồng thời đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng logistics, bao gồm cả kho bãi và công nghệ quản lý dữ liệu.
Việt Nam cũng cần tập trung vào việc chuẩn hóa quy trình sản xuất và vận hành, khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác với các công ty công nghệ để tối ưu hóa chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, sự hỗ trợ từ Chính phủ về thuế và chi phí đất đai cũng là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp có thể đầu tư mạnh mẽ hơn vào hạ tầng logistics.
Kết nối thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương thông qua du lịch trực tuyến |
Tăng cường quản lý hoạt động thương mại điện tử |
Muốn phát triển thương mại điện tử phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng |