Thị trường hồ tiêu hiện đang giằng co giữa cung và cầu Giá tiêu chốt tuần giảm nhẹ, kỳ vọng khởi sắc sau 30/4 Nhu cầu tiêu đang cải thiện, nông dân Việt Nam bán cầm chừng |
![]() |
Giá tiêu hôm nay 1/5 không thay đổi so với hôm qua. |
Theo đó, tại khu vực Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay tại Đắk Lắk không thay đổi so với hôm qua hiện ở mức 156.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Gia Lai không thay đổi so với ngày hôm qua hiện ở mức 154.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Đắk Nông không thay đổi so với hôm qua hiện ở mức 156.000 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu hiện ở mức 155.000 đồng/kg, không thay đổi so với ngày hôm qua. Đồng Nai không thay đổi so với hôm qua ở mức 155.000 đồng/kg.
Ngoài ra, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước không thay đổi so với hôm qua hiện ở mức 155.000 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 7.211 USD/tấn, tăng 0,44%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 6.900 USD/tấn, giảm 100 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA mức 9.300 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 9.767 USD/tấn, tăng 0,44%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 11.900 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 6.700 USD/tấn với loại 500 g/l, giảm 100 USD/tấn (1,49%); loại 550 g/l mức 6.800 USD/tấn, giảm 100 USD/tấn (1,47%); giá tiêu trắng ở mức 9.700 USD/tấn, giảm 100 USD/tấn (1,03%).
IPC tiếp tục tăng giá tiêu Indonesia, trong khi giảm tại Brazil và Việt Nam. Thị trường trong nước có xu hướng giảm nhẹ trước kỳ nghỉ lễ 30/4, khiến giá tiêu xuất khẩu bị IPC điều chỉnh giảm 100 USD/tấn.
Nhu cầu hồ tiêu tại các thị trường lớn đang có dấu hiệu phục hồi
![]() |
Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, thị trường hồ tiêu trong nước không ghi nhận biến động đáng kể về giá. |
Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, thị trường hồ tiêu trong nước không ghi nhận biến động đáng kể về giá. Sức mua có phần chững lại, trong khi nguồn cung vẫn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp và hộ trồng tiêu đang có xu hướng giữ hàng, chờ đợi các tín hiệu tích cực hơn sau kỳ nghỉ lễ.
Theo báo cáo của Ptexim, nhu cầu hồ tiêu tại các thị trường lớn như châu Âu và châu Á đang có dấu hiệu phục hồi, trong đó đáng chú ý là Mỹ và Trung Quốc. Riêng xuất khẩu sang Trung Quốc trong quý I/2025 tăng gần 88% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn còn thấp hơn mức của năm 2023. Điều này cho thấy đây là hành động tích trữ có tính chiến lược, thay vì phản ánh nhu cầu tiêu dùng thực sự tăng mạnh.
Tại Mỹ, một số đơn hàng dài hạn đã được đặt trước cho quý III và IV năm nay. Điều này phản ánh sự tin tưởng vào khả năng giá tiếp tục tăng, cũng như lo ngại về thiếu hụt nguồn cung trong thời gian tới. Dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn khá thận trọng, chưa vội cam kết hợp đồng dài hạn vì kỳ vọng giá tiêu sẽ còn tiếp tục tăng trong giai đoạn 2025–2026.
Trong khi đó, theo Báo cáo Viễn cảnh Thị trường Hàng hóa do World Bank công bố, giá hàng hóa toàn cầu được dự báo sẽ giảm 12% trong năm 2025 và tiếp tục giảm 5% vào năm 2026. Khi điều chỉnh theo lạm phát, mức giá này tương đương bình quân giai đoạn 2015–2019, mức thấp nhất trong những năm 2020, đánh dấu sự kết thúc của chu kỳ tăng giá kéo dài từ thời kỳ hậu COVID-19 và xung đột Nga–Ukraine.
![]() |
![]() |
![]() |