Giá tiêu tiếp tục giảm khi nguồn cung được bổ sung Nguồn cung hồ tiêu tăng nhanh tạo áp lực lên thị trường Xuất khẩu hồ tiêu có thể đối mặt với nhiều thách thức |
![]() |
Giá tiêu hôm nay (25/4) tại thị trường trong nước tăng 1.500 – 2.000 đồng/kg. |
Tại khu vực Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay tại Đắk Lắk tăng mạnh 2.000 đồng/kg so với hôm qua hiện ở mức 157.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Gia Lai tăng 1.500 đồng/kg so với ngày hôm qua hiện ở mức 155.500 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Đắk Nông tăng 2.000 đồng/kg so với hôm qua hiện ở mức 157.000 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu hiện ở mức 156.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Đồng Nai tăng 2.000 đồng/kg so với hôm qua ở mức 156.000 đồng/kg.
Ngoài ra, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước tăng 2.000 đồng/kg so với hôm qua hiện ở mức 156.000 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) tiếp tục điều chỉnh giá tiêu đen Lampung Indonesia xuống còn 7.102 USD/tấn, giảm 2 USD/tấn so với với phiên giao dịch trước.
Đáng chú ý, giá tiêu đen Malaysia ASTA giảm tới 300 USD/tấn (-3,23%), xuống còn 9.300 USD/tấn.
Trong khi đó, giá tiêu đen Brazil ASTA tiếp tục đi ngang ở mức 6.900 USD/tấn. Giá tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam dao động từ 6.800 – 6.900 USD/tấn đối với loại 500 g/l và loại 550 g/l.
Cùng chiều với thị trường tiêu đen, giá tiêu trắng Muntok Indonesia cũng giảm 2 USD/tấn so với phiên giao dịch trước, xuống còn 9.612 USD/tấn.
Tương tự, giá tiêu trắng Malaysia ASTA giảm 200 USD/tấn, về mốc 11.900 USD/tấn.
Riêng tiêu trắng Việt Nam tiếp tục được báo giá ở mức 9.800 USD/tấn.
Giá hồ tiêu tăng mạnh chủ yếu do nguồn cung hạn chế
![]() |
Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ bị áp thuế đối ứng lên tới 46% đối với mặt hàng hồ tiêu. |
Giá hồ tiêu trong nước đang tăng mạnh trở lại, chủ yếu do nguồn cung sau thu hoạch đang hạn chế và tâm lý giữ hàng chờ giá của nông dân. Trên thị trường thế giới, giá tiêu vẫn ổn định ở mức cao, tạo thêm động lực cho đà tăng tại thị trường nội địa.
Trong thời gian tới, nếu nhu cầu từ các thị trường lớn như Trung Đông và châu Âu tăng mạnh trong quý II, giá tiêu có thể tiếp tục leo thang. Những địa phương có chất lượng tiêu tốt như Đắk Lắk và Đắk Nông được dự báo sẽ hưởng lợi lớn trong bối cảnh này.
Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 25% kim ngạch và tiêu thụ tới 77% lượng tiêu xuất khẩu. Tuy nhiên, việc Mỹ áp thuế nhập khẩu 10% đối với hồ tiêu đang tạo ra áp lực đáng kể cho ngành. Nhiều nhà nhập khẩu Mỹ đã tạm ngừng giao dịch, tạo thêm sự cạnh tranh từ các nước như Brazil và Indonesia, nơi thuế thấp hơn.
Cùng lúc đó, Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ bị áp thuế đối ứng lên tới 46% đối với mặt hàng hồ tiêu. Điều này khiến nông dân càng có xu hướng găm hàng, chờ giá đạt đỉnh, dẫn đến nguồn cung càng khan hiếm.
Ông Ngô Bá Lương, Quản lý vùng nguyên liệu hồ tiêu phía Nam của Công ty Hương Gia Vị Sơn Hà, cho biết phần lớn lượng tiêu của doanh nghiệp được xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu.
Tuy nhiên, việc nông dân tích trữ tiêu trong các bao tải hoặc bạt trải không đạt chuẩn có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm chất sudan đỏ, loại phẩm màu công nghiệp bị cấm sử dụng trong thực phẩm.
Để giải quyết tình trạng này, một số doanh nghiệp đã hỗ trợ nông dân bằng cách cho mượn kho để gửi tiêu và tranh thủ xuất hàng theo các hợp đồng cũ, trước khi mức thuế mới được áp dụng. Nhiều đối tác cũng đang thúc giục doanh nghiệp giao hàng trong khoảng thời gian 90 ngày hiện tại.
Ông Lương chia sẻ rằng doanh nghiệp đang nỗ lực thích nghi, đồng thời hy vọng quá trình đàm phán giữa Việt Nam và các nước liên quan sẽ sớm mang lại kết quả tích cực. Trong thời gian chờ đợi, doanh nghiệp vẫn liên tục trao đổi với đối tác và khách hàng để tìm hướng tháo gỡ, đảm bảo hoạt động giao thương không bị đình trệ.
![]() |
![]() |
![]() |