VSSA: Lượng đường nhập khẩu chính ngạch giảm, giá đường trong nước đi lên Tìm giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam Nhiều quốc gia phải can thiệp vào thị trường đường |
Trong tháng, giá đường hai sàn kỳ hạn có 3 tuần tăng và 1 tuần giảm. Mặc dù tuần cuối tháng ngắt đà tăng của những tuần trước đó, nhưng diễn biến hai sàn giao dịch vẫn trái chiều.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 5/2021 giảm nhẹ 0,97% trong khi giá đường thô giao kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 8,67%.
Đồ thị giá đường trắng tại London trong 1 tháng qua |
Đóng cửa phiên 26/2/2021, giá đường trắng kỳ hạn 5/2021 trên sàn London chốt ở 460,2 USD/tấn; giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn New York chốt ở 17,55 US cent/lb.
Trong tháng, đường trắng có mức giá thấp nhất ở 456,4 USD/tấn (15/2), cao nhất ở 488,4 USD/tấn (22/2); đường thô có mức thấp nhất ở 16,04 US cent/lb (03/2), cao nhất ở 18,78 (22/2).
Đồ thị giá đường thô tại New York trong 1 tháng qua |
Tại thị trường trong nước, Giá mua mía ở miền Nam và miền Trung đã tăng đến mức bình quân 950.000 đồng/tấn tại ruộng. Tại miền Bắc bình quân 900.000 đồng/tấn.
Giá đường sản xuất từ mía trong nước tùy phẩm cấp đường (chất lượng và cỡ hạt) giá (có VAT, đ/kg) dao động ở mức như sau:
Diễn biến giá đường trong nước nửa đầu tháng 1/2021. (Nguồn: VSSA) |
Các thông tin trong tháng:
Trong tháng 2/2021, các nhà máy đường Ấn Độ trước đây dự tính xuất khẩu khoảng 200.000 tấn đường, nhưng trên thực tế chỉ bằng 1/3 con số này. Trong đó, xuất khẩu đường trắng ước tính chỉ khoảng 70.000 tấn so với khoảng 370.000 tấn của tháng 1/2021. Với tình trạng này, mục tiêu xuất khẩu 6 triệu tấn đường sẽ khó có thể đạt được.
Một số nước tiêu thụ lớn đường trắng của Ấn Độ là: Afganistan, Sri Lanka và Đông Phi. Theo ước tính, Sri Lanka và Afghanistanhiện đang tiêu thụ khoảng 60.000 tấn đường/tháng từ Ấn Độ.
Để giảm bớt lượng đường dự trữ, Chính phủ Ấn Độ đã tăng gấp đôi thuế nhập khẩu đối rượu etylic biến tính lên 5%, với mục tiêu làm cho rượu etylic nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, nhằm thúc đẩy nhu cầu đối với rượu sản xuất trong nước (các nhà máy đường Ấn Độ sản xuất rượu từ nước mía và mật mía – sản phẩm phụ của quá trình sản xuất đường).
Nhu cầu của Trung Quốc năm 2021 dự báo sẽ giảm sau khi nước này đã nhập khẩu nhiều trong năm 2020 với 5,27 triệu tấn đường, tăng 55,5% so với năm trước đó.
Niên vụ 2020/21, sản lượng mía đường của Thái lan được dự kiến hồi phục trở lại do nhà máy trả giá cao hơn cho người trồng mía đã thúc đẩy việc trồng trọt.
Theo đánh giá của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam với khối lượng lớn vẫn tiếp tục |
Theo USDA, thị trường đường thế giới niên vụ 2020/21 sẽ dư thừa trên 7 triệu tấn (quy đường thô), do sản lượng đường toàn cầu tăng khoảng 10%. Mặc dù vậy, lượng tồn trữ đường thế giới sẽ giảm do sự chênh lệch về thời gian xuất/nhập khẩu, do đó tỷ lệ tồn trữ - sử dụng đường niên vụ 2020/21 sẽ giảm xuống 24,5%, từ mức 27,1% của niên vụ trước.
Trong niên vụ 2020/21, sản lượng đường đường thế giới được dự báo sẽ tăng khá mạnh ở Brazil và Ấn Độ, tăng vừa phải ở Mỹ, Pakistan và Mexico, trong khi giảm ở Nga, Liên minh Châu Âu và Thái Lan.
Tiêu thụ đường toàn cầu niên vụ 2020/21 dự báo sẽ cao kỷ lục do tăng mạnh ở Ấn Độ, Iran, Indonesia, Trung Quốc và nhiều thị trường khác.
Sản lượng và tiêu thụ đường thế giới đều tăng khiến xuất khẩu đường thế giới niên vụ 2020/21 được dự báo cũng sẽ tăng 23% so với niên vụ trước, lên kỷ lục cao 65,3 triệu tấn.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng nhanh, đạt xấp xỉ 1,5 triệu tấn, gấp đôi lượng đường sản xuất trong nước. Trong đó, một lượng đáng kể được nhập từ Thái Lan.
Theo đánh giá của Hiệp hội này, lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam với khối lượng lớn vẫn tiếp tục. Dịp cuối năm còn ghi nhận tình trạng ngoài đường Thái Lan thì đường từ Campuchia, Malaysia và Indonesia vào Việt Nam đều cao hơn mức bình thường.
Bộ Công Thương ra quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời 48,88% với đường tinh và 33,88% với đường thô có xuất xứ từ Thái Lan vào ngày 9/2/2021 vừa qua là biện pháp kịp thời, đúng lúc để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng, giúp ngành mía đường nội địa tiếp tục trụ vững và phát triển.