Thanh Hóa: Nỗ lực xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm OCOP

TH&SP Để duy trì và giữ vững tiêu chí đối với sản phẩm được công nhận OCOP cần sự nỗ lực, cố gắng mà ở đó các hợp tác xã, doanh nghiệp cần phải năng động, linh hoạt và đưa ra những giải pháp cụ thể, những chiến lược dài hơi hơn. 30 sản phẩm OCOP đang được tỉnh Thanh Hóa từng bước xây dựng, đưa thương hiệu ngày càng tiến gần đến người tiêu dùng.

Đến thời điểm hiện tại tỉnh Thanh Hóa đã có 30 sản phẩm thuộc 20 tổ chức kinh tế được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 6 sản phẩm 4 sao, 24 sản phẩm 3 sao. Triển khai lập 03 dự án theo chương trình OCOP, gồm: Phát triển sản phẩm OCOP Trống Đồng Đông Sơn và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ đồng tại xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa; Làng văn hóa du lịch cộng đồng tại bản Kho Mường, xã Thành Sơn và Làng văn hóa du lịch cộng đồng tại bản Hiêu, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, hiện đang xin ý kiến thẩm định của Văn phòng Điều phối NTM trung ương để trình Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt.

Theo quy định, sau 3 năm công nhận, ngành chức năng sẽ đánh giá lại các tiêu chí, nếu sản phẩm nào không đảm bảo thì sẽ bị rớt xuống hạng sao thấp hơn hoặc thu hồi giấy chứng nhận đạt sao. Với quy định này sẽ thúc đẩy các đơn vị, địa phương cần có sự nỗ lực và phát triển dài hơi hơn với chính sản phẩm đã được công nhận.

Thực tế, để duy trì và giữ vững tiêu chí đối với sản phẩm được công nhận OCOP là tiếp tục thêm sự nỗ lực, cố gắng mà ở đó các hợp tác xã, doanh nghiệp cần phải năng động, linh hoạt và đưa ra những giải pháp cụ thể, những chiến lược dài hơi hơn. 30 sản phẩm OCOP được tỉnh Thanh Hóa đánh giá vừa qua đã từng bước xây dựng được thương hiệu trên thị trường và ngày càng tiến gần đến người tiêu dùng hơn.

Sau khi được công nhận, chủ thể phải xác định những nội dung tiếp theo phải làm, phải phát huy vai trò chứ không thể dậm chân tại chỗ, phải tuân thủ các cam kết về chất lượng... Đồng thời, cần phải tăng cường vai trò và sự giám sát của chính quyền cấp xã trong việc phát triển và đánh giá sản phẩm OCOP, có chính sách cụ thể để hỗ trợ.



Mật Ong Hưởng Hoa của HTX ong mật Hưởng Hoa (Thạch Thành) là một trong những sản phẩm được đánh giá, xếp hạng OCOP năm 2020 tỉnh Thanh Hóa.

Để phù hợp với sự phát triển của thị trường và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, nhất là tham gia phát triển sản phẩm OCOP, các chủ thể kinh tế, HTX trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã từng bước tiếp cận và thay đổi tư duy sản xuất, áp dụng công nghệ sản xuất theo quy trình có kiểm tra, giám sát, sử dụng các loại máy móc, thiết bị hỗ trợ để tạo số lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao.

Mặt khác, trước đây trong quá trình sản xuất, các hộ mới chỉ tuân thủ quy trình sản xuất theo phương pháp truyền thống, dựa vào kinh nghiệm, chưa có sự thống nhất về kỹ thuật sản xuất... nên chất lượng giữa các hộ không đồng đều.

Theo thống kê của Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, hiện có 25/30 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đã được cơ quan chuyên môn cấp chứng nhận nhãn hiệu, sở hữu nhãn hiệu, sở hữu tập thể, mã số, mã vạch.
Vừa qua, tình hình dịch bệnh COVID-19 đã có những tác động tiêu cực đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nên UBND tỉnh, Văn phòng Điều phối (VPĐP) chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tỉnh đã có các kế hoạch để giúp các chủ thể thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Khảo sát mới nhất từ VPĐP chương trình XDNTM, hầu hết các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đều bị ảnh hưởng đến doanh thu và sản lượng do dịch bệnh COVID-19.

Đối với các sản phẩm thuộc nhóm ngành thực phẩm và các sản phẩm thuộc nhóm thảo dược, ước tính sản lượng và doanh thu giảm khoảng 30 - 40%, nguyên nhân chủ yếu là do thị trường tiêu thụ giảm. Đặc biệt, các sản phẩm thuộc nhóm ngành thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm thuộc nhóm ngành đồ uống doanh thu giảm mạnh.

Đơn cử như, chiếu cói dệt tay thủ công, thảm cói trải sàn của Công ty TNHH Ngân Khương (Nga Sơn), ống hút tre của Công ty TNHH VIBABO (Thường Xuân), rượu Chi Nê của Công ty CP Thương mại Hậu Lộc, rượu Sâm Báo của Cơ sở rượu An Tâm (Vĩnh Lộc)... đều ước tính doanh thu giảm khoảng 80 đến 90%. Đối với các sản phẩm thuộc nhóm ngành thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nước ngoài phần lớn các đơn hàng đã ký hợp đồng bị hủy hoặc tạm dừng khiến các cơ sở sản xuất chịu ảnh hưởng không nhỏ.

Trước tình hình trên, VPĐP chương trình XDNTM và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình OCOP năm 2020, trong đó chú trọng các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngày 16/3/2020, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Kế hoạch số 77/KH-UBND để triển khai.

Theo đó, từ nguồn kinh phí sự nghiệp chương trình XDNTM, các nguồn vốn lồng ghép và kinh phí của các địa phương, nhiều giải pháp kích thích sản xuất sản phẩm OCOP sẽ được triển khai. Ngay trong thời điểm này, công tác tuyên truyền, quảng bá về các sản phẩm đã được UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các địa phương và chủ cơ sở sản xuất đẩy mạnh, nhất là qua các website và mạng xã hội. Các sở, ngành, đơn vị liên quan cấp tỉnh cũng được khuyến khích lồng ghép để tuyên truyền các nội dung liên quan đến chương trình OCOP thông qua thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị.

Nguyễn Thuấn

Nguyễn Thuấn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Mã số vùng trồng đưa nông sản chủ lực địa phương "bay" xa

Mã số vùng trồng đưa nông sản chủ lực địa phương "bay" xa

Với những quy định khá ngặt nghèo, mã số vùng trồng đang góp phần tăng sức canh tranh cho các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh Thái Nguyên, thúc đẩy liên kết, hình thành các chuỗi giá trị bền vững và mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản ở cả trong nước và xuất khẩu.
Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Chương trình OCOP được triển khai đồng bộ góp phần khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Tuy nhiên việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Đồn còn gặp một số khó khăn.
Hà Nội phấn đấu công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội phấn đấu công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao

Mặc dù đã đạt được số lượng OCOP lớn với hơn 3.300 sản phẩm nhưng Hà Nội mới có 6 sản phẩm được chứng nhận đạt 5 sao. Vì vậy, trong năm 2025 TP. Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu trình Trung ương đánh giá, công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao.
Thái Nguyên: Thúc đẩy phát triển sản phẩm nông sản trên sàn thương mại điện tử

Thái Nguyên: Thúc đẩy phát triển sản phẩm nông sản trên sàn thương mại điện tử

Thái Nguyên là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai gian hàng nông sản chung trên Shopee, đây là bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thương mại điện tử và quảng bá các sản phẩm nông sản của địa phương ra thị trường rộng lớn hơn.
Phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Bến Tre

Phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Bến Tre

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, tỉnh Bến Tre sẽ tập trung đẩy nhanh xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị nông sản. Đồng thời, phát triển nền nông nghiệp tập trung, sạch, hữu cơ an toàn, truy xuất nguồn gốc, từng bước ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Giữ gìn và phát huy nghề đan lát cỏ tế truyền thống

Giữ gìn và phát huy nghề đan lát cỏ tế truyền thống

Trong bối cảnh hiện đại hóa ngày càng phát triển, việc giữ gìn và phát huy nghề truyền thống như đan lát cỏ tế là một thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để Phú Túc, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội khẳng định bản sắc và giá trị văn hóa độc đáo của mình.
Xác lập kỷ lục 135 món ẩm thực chế biến từ thanh trà

Xác lập kỷ lục 135 món ẩm thực chế biến từ thanh trà

Tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt kế hoạch tổ chức Ngày hội Thanh trà Bình Minh, công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam đối với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà của thị xã Bình Minh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động