Tăng cường phối hợp liên ngành đảm bảo phòng ngừa, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả

Thiên tai có thể ảnh hưởng tới thành quả phát triển kinh tế xã hội, làm chậm tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển, đặc biệt khi Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong khu vực bị tác động mạnh mẽ bởi biến đổi khí hậu. Trước tình hình này, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần tăng cường phối hợp liên ngành đảm bảo phòng ngừa, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả.

Thống kê từ Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai cho biết, năm 2023, trên cả nước đã xảy ra 5.331 sự cố, thiên tai, thiệt hại về kinh tế do thiên tai ước tính trên 9.300 tỷ đồng. Từ đầu năm 2024 đến nay, một số đợt thiên tai nghiêm trọng đã xảy ra trên cả nước như rét đậm, rét hại tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, sụt lún đất và ngập lụt do triều cường xảy ra tại Đồng bằng sông Cửu Long; hạn hán khu vực Tây Nguyên; mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ và nắng nóng vượt lịch sử tại 110/186 trạm quan trắc trên cả nước…

Tăng cường phối hợp liên ngành đảm bảo phòng ngừa, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả

Quan tâm đến vấn đề này, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, để công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai được ngày càng kịp thời, hiệu quả, bền vững, cần tăng cường tính phối hợp liên ngành, huy động sự tham gia nhiều tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nhằm đảm bảo sẵn sàng trước mọi tình huống thiên tai, dịch bệnh. Các ý kiến chỉ rõ, trong bối cảnh nhiều loại hình thiên tai tác động ngày càng sâu rộng, nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân, cần chuyển dịch mạnh mẽ từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa.

Tham gia ý kiến về vấn đề phòng, chống thiên tai, đại biểu Nguyễn Hải Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho biết, từ ngày 1/7/2024, khi Luật Phòng thủ dân sự bắt đầu có hiệu lực, cơ quan có trách nhiệm trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai được quy về một Ban chỉ đạo duy nhất là Ban chỉ đạo quốc gia về phòng thủ dân sự, thay vì hệ thống các Ban Chỉ đạo như trước đây, bao gồm: Ban chỉ đạo dân sự quốc gia; Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia khắc phục sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Để Ban chỉ đạo quốc gia phòng thủ dân sự, Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng thủ dân sự hoạt động hiệu quả, đại biểu đề nghị cần chuẩn bị thật kỹ về tổ chức bộ máy, về phân công trách nhiệm, phát huy tối đa hiệu quả chuyên môn của các cơ quan thành viên để có thể đưa công tác phòng, chống thiên tai, cứu nạn, cứu hộ, phòng thủ dân sự của đất nước tiếp tục phát huy được vai trò, vị trí của mình.

Đại biểu cũng đề nghị, các bộ, ngành và các tỉnh tiếp tục chỉ đạo mạnh mẽ, xuyên suốt để việc quy hoạch, thẩm định, phê duyệt quy hoạch cũng như xây dựng, thông qua các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần đặc biệt lưu ý lồng ghép các nội dung của công tác thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng ngừa, ứng phó thiên tai. Chú trọng xây dựng kịch bản dự phòng, kịch bản ứng phó với các tình huống thiên tai, các sự cố nghiêm trọng và đặc biệt là các tình huống thảm họa kép là thiên tai đi kèm với dịch bệnh.

Đại biểu cho rằng, trong công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai thì lực lượng quan trọng nhất là lực lượng tại cơ sở. Đặc biệt, nhận thức và ý thức của người dân ở cơ sở là hết sức quan trọng. Đây là yếu tố then chốt để thực hiện thắng lợi phương châm “bốn tại chỗ”. Do vậy, việc tăng cường cho lực lượng cơ sở là hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng. Đại biểu đề nghị cần có những chỉ đạo mạnh mẽ để tạo điều kiện cho sự tham gia một cách hiệu quả, xuyên suốt và đồng bộ của toàn hệ thống chính trị và nhất là phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là các tổ chức được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.

Tăng cường phối hợp liên ngành đảm bảo phòng ngừa, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả
Tăng cường phối hợp liên ngành đảm bảo phòng ngừa, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả

Trong đó, có Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ của công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai, đặc biệt là tham gia thực hiện các nhiệm vụ theo Quyết định số 553 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030; Chỉ thị số 18 của Thủ tướng Chính phủ năm 2021 về xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã và Quyết định số 342 của Thủ tướng năm 2022 về kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia đến năm 2025; Đề án phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2035. Đây là những nội dung cần phải có sự tham gia rất tích cực, hiệu quả của các bộ, ngành, của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò của các tổ chức được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng cần phải nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo của cơ quan khí tượng thủy văn, tăng cường hợp tác quốc tế để có thể khai thác, sử dụng, chia sẻ các dữ liệu dự báo của các cơ quan khí tượng thủy văn nước ngoài và quốc tế để đảm bảo ngưỡng cảnh báo được chính xác, ngưỡng cảnh báo là điều kiện tiên quyết hết sức quan trọng để chúng ta quyết định triển khai các hoạt động thuộc lĩnh vực hành động sớm, qua đó thực hiện tốt các mô hình phòng, chống thiên tai địa phương.

Đề cập đến tình hình sạt lở đối với đồng bằng sông Cửu Long, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé – Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang cho biết, mặc dù chúng ta đã xây dựng kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu, nhưng trong giải pháp của Chính phủ đưa ra lần này mới đề cập đến việc xây dựng đề án để phòng, chống sạt lở thiên tai. Đại biểu nhấn mạnh, nhiều năm nay, chúng ta đã có nhận thức được vấn đề này, nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long đã công bố thiên tai, sạt lở, trong đó có tỉnh Kiên Giang. Vì thế, đến nay mới đưa ra giải pháp là quá chậm. Đại biểu chỉ rõ, việc chậm triển khai các giải pháp sẽ gây thiệt hại lớn trong đầu tư cơ sở hạ tầng. Do đó, Chính phủ, các bộ, ngành cần quan tâm, có hướng chỉ đạo tốt hơn trong thời gian tới để chúng ta thực hiện tốt nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, ổn định về an ninh quốc phòng.

Tăng cường phối hợp liên ngành đảm bảo phòng ngừa, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả
Cứu nạn cứu hộ vụ sạt lở đất tại Hà Giang

Liên quan đến ngập mặn Đồng bằng sông Cửu Long, đại biểu Phạm Đức Ấn – Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội chỉ rõ, vừa qua có những tác động có thể ảnh hưởng đến tình trạng ngập mặn vốn đã ngày càng khó khăn tại Đồng bằng sông Cửu Long. Cần có sự tập trung từ sớm, đưa ra những chính sách hiệu quả, phù hợp, những giải pháp mang tính khoa học để có thể chủ động, tránh bị bất lợi từ bất kỳ tác động nào, kể cả từ thiên tai hoặc từ dòng chảy, ví dụ như các biện pháp ngăn xâm ngập mặn hiệu quả và kiểm soát được dòng nước ngọt. Theo đại biểu, việc này cũng phải có một nguồn đầu tư rất lớn và cũng phải sớm triển khai, tiến hành, do đó các bộ, ngành cần chủ động và phối hợp hiệu quả.

Bàn về vấn đề này, đại biểu Đỗ Đức Duy – Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái nhấn mạnh, tình hình thiên tai, thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu xảy ra trên diện rộng với nhiều hình thái khác nhau, ngày càng gay gắt, tác động lớn đến đời sống sản xuất của nhân dân, cần có các giải pháp kịp thời, căn cơ trong trước mắt và lâu dài. Đối với những vấn đề này, đại biểu Quốc hội mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục quan tâm tháo gỡ để khơi thông những điểm nghẽn, những vướng mắc để thúc đẩy phát triển kinh tế trong thời gian tới.

Ngoài ra, một số đại biểu cũng cho rằng chúng ta tiếp tục tăng cường nghiên cứu, ứng dụng các mô hình phòng, chống thiên tai tiên tiến, hiệu quả mà đã được nhiều tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia áp dụng. Đặc biệt là mô hình hành động sớm. Các mô hình hành động sớm đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng rất hiệu quả trong phòng, chống thiên tai và khẳng định tính hiệu quả rõ rệt.

Hiện nay, ở Việt Nam chúng ta đã đưa ra chủ trương và phương châm hành động sớm. Tuy nhiên, chúng ta chưa thể chế hóa được cụ thể các văn bản quy định, các hướng dẫn cũng như là quy trình về hành động sớm để các ngành, các địa phương có căn cứ phối hợp triển khai thực hiện. Do vậy, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan sớm thể chế hóa các văn bản để chúng ta có thể cụ thể hóa các hướng dẫn, các quy trình, các quy định liên quan đến hành động sớm để chúng ta có thể áp dụng ngay trong năm nay.

Đồng thời, Chính phủ cần chỉ đạo Ủy ban Nhân dân các tỉnh sớm hoàn tất việc ban hành quy chế phối hợp giữa Ủy ban Nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và hỗ trợ đoàn tỉnh về thực hiện công tác vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện, khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố trên địa bàn theo quy định tại khoản 8, Điều 25 Nghị định số 93 năm 2021 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện, hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Đây là một quy chế phối hợp rất quan trọng, nhưng hiện nay có rất ít các tỉnh đã ký và ban hành./.

Những việc người dân cần làm trước, trong và sau bão Những việc người dân cần làm trước, trong và sau bão
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền núi và trung du Bắc Bộ Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền núi và trung du Bắc Bộ
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo thấu hiểu lòng dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo thấu hiểu lòng dân

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn chú trọng đi công tác ở cơ sở để nắm bắt tình hình đời sống, tâm tư của người dân trên mọi miền Tổ quốc. Đến nay, kỷ niệm những lần Tổng Bí thư đến thăm, làm việc, gặp gỡ, động viên vẫn còn nguyên trong tâm trí nhiều người.
Bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện 108 chia sẻ cảm xúc về quãng thời gian chăm sóc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện 108 chia sẻ cảm xúc về quãng thời gian chăm sóc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chiều 19/7. Đã mấy ngày trôi qua nhưng sự ra đi của Tổng Bí thư dường như vẫn chưa khiến cán bộ nhân viên y tế tại đây tin là sự thật. Vẫn còn đó nụ cười, ánh mắt thân thương và lời căn dặn, trò chuyện hằng ngày của Tổng Bí thư với họ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - sự giản dị làm nên một nhân cách lớn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - sự giản dị làm nên một nhân cách lớn

“Dù khi còn là một nhà báo, một chuyên viên bậc 5 hay lúc đã trở thành người đứng đầu Đảng ta, con người anh Trọng vẫn vậy thôi, giản dị, khiêm tốn mà sâu sắc, tình cảm”, nhà báo Vũ Ngọc Lân (bút danh Vũ Lân), người có 20 năm gắn bó cả trong công việc lẫn đời sống với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói như vậy.
Lào tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lào tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trưa 22/7 tại Văn phòng Thủ tướng Lào, thay mặt Chính phủ Lào, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng Lào Bouakhong Nammavong đã tổ chức họp báo, thông báo Lào sẽ để tang cấp quốc gia tưởng niệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong 2 ngày 25-26/7 tới.
Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam phát triển, tiến bộ và có những bước đi rất vững chắc.
Một sự nghiệp vĩ đại được dẫn dắt bởi một con người bình dị

Một sự nghiệp vĩ đại được dẫn dắt bởi một con người bình dị

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất đi là một tổn thất lớn lao của Đảng và Đất nước ta và tạo ra sự hụt hẫng trong nhân dân. Từ lâu, Tổng Bí thư đã trở thành biểu tượng của Đảng và là chỗ dựa niềm tin của toàn dân.
Tình cảm sâu nặng của kiều bào các nước đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm sâu nặng của kiều bào các nước đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi đều chung cảm dòng cảm xúc nghẹn ngào, tiếc thương vô hạn với người lãnh đạo được nhân dân gửi trọn niềm tin yêu.
Những bài học kinh nghiệm từ Hiệp định Geneve

Những bài học kinh nghiệm từ Hiệp định Geneve

Tròn 70 năm đã trôi qua kể từ khi Hiệp định Geneve được ký kết (1954-2024), nhưng những bài học kinh nghiệm đúc rút từ quá trình đàm phán, thương lượng đi đến ký kết Hiệp định Geneve năm 1954 vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một danh xưng tài đức vẹn toàn, bậc trí tuệ uyên bác và bản lĩnh, mẫu mực về phẩm chất đạo đức

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một danh xưng tài đức vẹn toàn, bậc trí tuệ uyên bác và bản lĩnh, mẫu mực về phẩm chất đạo đức

Trước khi nhận trọng trách Tổng Bí thư Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có hơn 5 năm làm Chủ tịch Quốc hội (tháng 6/2006 - tháng 7/2011). Thời gian không dài, nhưng đồng chí đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong các đại biểu Quốc hội và cán bộ, công chức nơi làm việc thời ấy.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Tình cảm đặc biệt của người dân khắp mọi miền với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm đặc biệt của người dân khắp mọi miền với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp của Đảng, của dân tộc đã để lại ấn tượng sâu sắc và tình cảm đặc biệt trong lòng cán bộ đảng viên và nhân dân cả nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người cộng sản tận tụy, quyết liệt, kiên trung và liêm khiết

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người cộng sản tận tụy, quyết liệt, kiên trung và liêm khiết

“Trong suy nghĩ của tôi và nhiều người dân Việt Nam, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người lãnh đạo tận tụy vì nước vì dân, người cộng sản kiên trung, chân chính, cực kỳ liêm khiết; một hình mẫu cho phong cách lãnh đạo giản dị, gần dân, sát dân, luôn vì lợi ích của Nhân dân; là một người mà cả cuộc đời dành hết sức mình cho công cuộc xây dựng Đảng vì đất nước hùng cường và thịnh vượng”, GS.TS. Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương chia sẻ.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người bắt nhịp những bước đi trong hành trình đổi mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người bắt nhịp những bước đi trong hành trình đổi mới

Đảng ta, nhân dân ta, đất nước ta vừa phải vĩnh biệt một nhà lãnh đạo lỗi lạc, người cộng sản mẫu mực, trí tuệ, bản lĩnh, suốt đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của nước ta. Dẫu biết rằng sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng là quy luật của tạo hóa, nhưng nhân dân ta, từ già, trẻ, gái, trai ở khắp mọi miền Tổ quốc đều trào dâng xúc động, vô vàn yêu kính, tiếc thương.
Cuba tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuba tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 19/7, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà chính trị sắc sảo, suốt đời cống hiến vì hạnh phúc của nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà chính trị sắc sảo, suốt đời cống hiến vì hạnh phúc của nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, là nhà chính trị sắc sảo, trí tuệ, Nhà lý luận xuất sắc của Đảng, suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 700/QĐ-TTg ngày 19/7/2024 ban hành Danh mục nhiệm vụ triển khai Kế hoạch số 13-KH/TW ngày 28/11/2022 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Trọn một đời vì Đảng, vì dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Trọn một đời vì Đảng, vì dân

Ở cương vị nào, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng răn mình, giũa sáng tứ đức “cần, kiệm, liêm, chính” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy; từng bước trưởng thành và cống hiến trọn đời cho Đảng, cho dân.
Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, nhiều quốc gia và các nhà lãnh đạo trên thế giới đã gửi điện/thư chia buồn đến BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhân dân Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân

Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu bài viết: "TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG - NHÀ LÃNH ĐẠO LỖI LẠC, TRỌN ĐỜI VÌ NƯỚC, VÌ DÂN" của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã trang trọng tổ chức Lễ trao Huân chương Sao Vàng tặng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đề xuất 10 nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế

Đề xuất 10 nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư hướng dẫn lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được trao tặng Huân chương Sao Vàng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được trao tặng Huân chương Sao Vàng

Ngày 18/7, Bộ Chính trị đã có quyết định trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thanh Hóa đứng đầu cả nước về số điểm 10 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Thanh Hóa đứng đầu cả nước về số điểm 10 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, Thanh Hóa có 914 điểm 10 xếp thứ nhất cả nước, trong đó có 1 thí sinh thủ khoa khối C với số điểm 29,75.
Nửa đầu năm, ngành Hải quan đã làm thủ tục thông quan cho 8,16 triệu tờ khai

Nửa đầu năm, ngành Hải quan đã làm thủ tục thông quan cho 8,16 triệu tờ khai

Theo thông tin từ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ, bằng các giải pháp đồng bộ, quyết liệt 6 tháng đầu năm toàn ngành đã làm thủ tục thông quan cho 8,16 triệu tờ khai, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước.
An ninh – An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động

An ninh – An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động

Ngày 16/7, Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp với UBND TP. Sầm Sơn; Văn phòng Điều phối Vệ sinh An toàn thực phẩm Thanh Hóa tổ chức Hội thảo: “An ninh - An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động”.
Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 13/7/2024 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động