Sửa đổi những quy định còn vướng mắc, chồng chéo trong lĩnh vực đấu thầu là yêu cầu cấp bách

Tại Kỳ họp thứ 8, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Các ý kiến đại biểu và chuyên gia cho rằng, sửa đổi những quy định còn vướng mắc, chồng chéo trong lĩnh vực đấu thầu là yêu cầu cấp bách nhằm tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh được minh bạch, hạn chế sai phạm.

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Đối với nội dung sửa đổi Luật Đấu thầu, dự luật cho phép phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi dự án được phê duyệt hoặc ký hợp đồng với nhà thầu trước khi điều ước quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài được ký kết nhằm góp phần tiết kiệm thời gian, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, gói thầu. Cho phép áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế, đấu thầu quốc tế, đấu thầu trong nước trong trường hợp đối tác phát triển, nhà tài trợ nước ngoài yêu cầu áp dụng các hình thức này như một điều kiện ràng buộc trong quá trình đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài nhằm đẩy nhanh quá trình đàm phán, ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu

Dự luật bổ sung các gói thầu được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, đồng thời phân cấp thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức này nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, gói thầu có yêu cầu đặc thù về lựa chọn nhà thầu mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác được quy định tại Luật này.

Bên cạnh đó, dự luật cũng sửa đổi quy định về áp dụng mua sắm trực tiếp đối với việc mua thuốc để bán lẻ tại cơ sở bán lẻ thuốc nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động bán lẻ thuốc tại nhà thuốc bệnh viện, đẩy nhanh tiến độ mua sắm thuốc, đáp ứng chất lượng và yêu cầu phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh. Sửa đổi quy định về chỉ định thầu, căn cứ lập kế hoạch nhà thầu để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với pháp luật về quy hoạch và dự trữ quốc gia.

Ngoài ra, dự luật cũng sửa đổi, bổ sung một số nội dung khác để tháo gỡ vướng mắc, tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu, bảo đảm quyền lợi của các đối tượng trong quá trình tham dự thầu (như bổ sung quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu; rút ngắn thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn; sửa đổi quy định về phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, thương thảo hợp đồng; bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu, mua sắm phục vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị sự nghiệp công lập).

Đại biểu Nguyễn Phi Thường, Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội
Đại biểu Nguyễn Phi Thường, Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội

Quan tâm đến việc sửa đổi luật này, đại biểu Nguyễn Phi Thường, Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội cho rằng, đã đến lúc cần xem xét một cách tổng thể để sửa đổi một cách toàn diện Luật Đấu thầu. Hơn một năm kể từ ngày được Quốc hội thông qua và qua thực tiễn 8 tháng thi hành Luật Đấu thầu năm 2023, có thể thấy quy trình, thủ tục đấu thầu mặc dù đã được cải cách mạnh mẽ nhưng cần tiếp tục xem xét, sửa đổi theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và đơn giản hóa thủ tục hơn nữa nhằm đáp ứng các yêu cầu phát sinh trong thực tiễn. Đại biểu nhấn mạnh, việc đảm bảo đấu thầu hiệu quả, công bằng, công khai, cân bằng giữa yếu tố giá và yếu tố chất lượng sản phẩm là những vấn đề mà lần sửa đổi này chúng ta cần phải đạt được.

Góp ý chi tiết vào việc sửa đổi luật này, đại biểu Nguyễn Phi Thường đề xuất bổ sung quy định hạn mức chỉ định thầu đối với các gói thầu thuộc dự án, công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng tài sản công cũng như các gói thầu tư vấn sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên được áp dụng như đối với các dự án, công trình sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đại biểu cho biết, từ thực tiễn triển khai áp dụng Luật Đấu thầu 2023 thời gian qua, toàn bộ các gói thầu thuộc dự án, công trình cải tạo, sửa chữa và các gói thầu tư vấn sử dụng nguồn chi thường xuyên có giá trị trên 100 triệu đồng đều phải thực hiện tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu. Điều đó làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các dự án, gói thầu. Đặc biệt, trong lĩnh vực giao thông vận tải, có nhiều công trình hạ tầng giao thông hiện hữu do Nhà nước quản lý được xác định là tài sản công, cần phải tổ chức thực hiện cải tạo, sửa chữa kịp thời. Tiêu biểu như xử lý các điểm đen về tai nạn giao thông, liên quan đến an toàn của người tham gia giao thông hay công tác xử lý ùn tắc giao thông mang tính cấp bách. Tuy nhiên, do phải đấu thầu đầy đủ các bước, quy trình, dẫn đến kéo dài thời gian. Riêng đối với việc đấu thầu, lựa chọn đơn vị tư vấn đã kéo dài thêm khoảng 45-60 ngày, điều này ảnh hưởng lớn đến tổ chức thực hiện dự án và đưa vào khai thác, vận hành.

Đại biểu Dương Bình Phú, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên
Đại biểu Dương Bình Phú, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên

Cũng quan tâm về việc sửa đổi Luật Đấu thầu trong dự án 1 luật sửa 4 luật, đại biểu Dương Bình Phú, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên cho rằng, tại khoản 12 Điều 4 dự thảo Luật quy định việc sửa đổi và bổ sung Điều 42 của Luật Đấu thầu, cần tiếp tục rà soát khoản 2 Điều 42 luật hiện hành để có phương án sửa đổi phản ánh đúng tính chất việc hình thành gói thầu trước khi dự án được phê duyệt. Ví dụ, lập quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án trước khi được phê duyệt có được không? Dự án được phê duyệt là phê duyệt chủ trương đầu tư hay phê duyệt dự án? Vì nếu phê duyệt dự án thì các công việc như: lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư… đã được thực hiện trước khi được phê duyệt chủ trương đầu tư.

Đồng thời, khoản 5 Điều 42 quy định chủ trương đầu tư, hủy thầu và không phải bồi thường chi phí liên quan đến việc tham dự thầu của nhà thầu. Tuy nhiên để tham dự thầu, nhà thầu phải bỏ ra khoản chi phí để xây dựng hồ sơ thầu. Trong trường hợp này, hủy thầu không do lỗi của nhà thầu thì việc không được bồi thường hoặc ít nhất là phải chia sẻ kinh phí khiến cho quyền lợi của nhà thầu không được bảo đảm.

Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng, dự thảo luật chưa có quy định để xử lý các chi phí phát sinh của chủ đầu tư và khi thực hiện đấu thầu trước mà dự án không được phê duyệt hoặc là Điều ước quốc tế thỏa thuận vay nước ngoài mà không được ký kết. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu để bổ sung quy định này.

Phân tích chuyên sâu về công tác đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở nước ta, TS. Cao Văn Hóa, Trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM chỉ rõ, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, giá chào thầu dự toán là giá bình quân chưa quan tâm đến biện pháp thi công thực tế. Ngày nay với công nghệ, thiết bị xây dựng phát triển mạnh mẽ, giá dự toán bình quân cho nhiều công việc trở nên quá lạc hậu. Mặt khác định mức dự toán nhà nước được các đơn vị tư vấn sử dụng để lập dự toán chưa cập nhật kịp thời các công nghệ mới. Trong thực tế xây dựng hiện nay rất nhiều nhà thầu trong và ngoài nước luôn luôn đổi mới và cập nhật công nghệ tiên tiến ngang với mặt bằng công nghệ của thế giới.

Hoàn thiện pháp luật về đấu thầu là yêu cầu cấp bách để đáp ứng yêu cầu phát triển (Ảnh minh họa)
Hoàn thiện pháp luật về đấu thầu là yêu cầu cấp bách để đáp ứng yêu cầu phát triển (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, một trong những yếu tố khiến công tác đấu thầu chưa đạt hiệu quả đó là, tại nhiều đơn vị chưa có sự thống nhất quản lý giữa các cá nhân lập biện pháp thi công và lập dự toán; chưa có phân tích giá thầu bằng các số liệu thống kê trong quá khứ về năng lực cạnh tranh của đơn vị mình cũng như so sánh với các đối thủ khác nhau khi đấu thầu để đưa ra chiến lược giá phù hợp. Thực trạng đấu thầu cho thấy, có những công ty lớn thường áp dụng chiến lược cạnh tranh nhất quán, và có các công ty (thường là nhỏ) lại áp dụng chiến lược không nhất quán. Nhìn chung, dường như các nhà thầu chỉ áp dụng các giải pháp tài chính và sử dụng hệ thống cung ứng sẵn có của mình để xây dựng giá dự thầu. Họ ít quan tâm đến giá của đối thủ của mình để đưa ra giá thầu tối ưu.

Từ phân tích trên, TS. Cao Văn Hóa cho rằng, để thực tiễn công tác đấu thầu đạt hiệu quả cao, cần thiết phải hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý của các cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, công tác đào tạo nâng cao năng lực cá nhân bên mời thầu, bên dự thầu về các khía cạnh công nghệ - thiết bị, tài chính cũng phải chú trọng.

Sửa đổi Luật Đấu thầu để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu Sửa đổi Luật Đấu thầu để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 8 luật vừa được Quốc hội thông qua Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 8 luật vừa được Quốc hội thông qua
Thủ tướng: Pháp luật phải vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển Thủ tướng: Pháp luật phải vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển
Thủ tục đầu tư đặc biệt nên cân nhắc cho dự án đặc thù, có tính chất lan tỏa, hiệu quả kinh tế xã hội lớn Thủ tục đầu tư đặc biệt nên cân nhắc cho dự án đặc thù, có tính chất lan tỏa, hiệu quả kinh tế xã hội lớn
Hồ Hương

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc VTV

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc VTV

Ngày 1/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Bộ máy hiện rất cồng kềnh, cản trở sự phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bộ máy hiện rất cồng kềnh, cản trở sự phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tới đây Trung ương phải gương mẫu, các ban của Đảng phải gương mẫu, Quốc hội gương mẫu, Chính phủ gương mẫu. "Không tinh gọn bộ máy không phát triển được", Tổng Bí thư khẳng định.
Đắk Lắk: Thị xã Buôn Hồ sáp nhập các đơn vị hành chính

Đắk Lắk: Thị xã Buôn Hồ sáp nhập các đơn vị hành chính

Sáng 31/10, UBND thị xã Buôn Hồ đã tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 1193/NQ-UBTVQH, ngày 28/9/2024 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025 tại xã Buôn Hồ.
Tập đoàn dầu khí có doanh thu gần 500 tỷ USD muốn đầu tư tại Việt Nam

Tập đoàn dầu khí có doanh thu gần 500 tỷ USD muốn đầu tư tại Việt Nam

Saudi Aramco, một trong những doanh nghiệp có quy mô cũng như doanh thu lớn nhất thế giới, với doanh thu năm 2023 đạt gần 500 tỷ USD và tổng tài sản đạt trên 660 tỷ USD mong muốn đầu tư vào lọc hóa dầu và phân phối xăng dầu tại Việt Nam.
Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Chiều ngày 28/10/2024 tại Dubai, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cùng Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA).
Đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng "xé nhỏ" giá trị đơn hàng để tránh thuế

Đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng "xé nhỏ" giá trị đơn hàng để tránh thuế

Theo đại biểu Hoàng Minh Hiếu, với sự phát triển của thương mại điện tử, hàng hóa có giá trị nhập khẩu có giá trị nhỏ có khối lượng ngày càng lớn, nếu tiếp tục miễn thuế đối với loại hàng hóa này ông lo ngại có tình trạng "xé nhỏ" giá trị đơn hàng để tránh thuế. Theo đại biểu Hoàng Minh Hiếu, với sự phát triển của thương mại điện tử, hàng hóa có giá trị nhập khẩu có giá trị nhỏ có khối lượng ngày càng lớn, nếu tiếp tục miễn thuế đối với loại hàng hóa này ông lo ngại có tình trạng "xé nhỏ" giá trị đơn hàng để tránh thuế.
UAE bắn 21 phát đại bác chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính

UAE bắn 21 phát đại bác chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính

Sáng 28/10, theo giờ địa phương, tại Cung điện Hoàng gia ở Thủ đô Abu Dhabi, Phó Tổng thống Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Sheikh Mansour Bin Zayed Al Nahyan đã chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức UAE.
Thanh Hoá: Kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Thanh Hoá: Kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Tối 27/10, tại TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sỹ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc và khánh thành Khu lưu niệm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới tăng bán hàng Việt

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới tăng bán hàng Việt

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Lulu - tập đoàn bán lẻ với hệ thống chuỗi siêu thị lớn, tiếp tục thúc đẩy, giới thiệu nhiều hơn nữa những sản phẩm của Việt Nam có nhiều tiềm năng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng để tiếp cận và phục vụ thị trường UAE cũng như khu vực Trung Đông và các thị trường trong chuỗi hệ thống siêu thị của Tập đoàn trên thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm 3 nước Trung Đông

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm 3 nước Trung Đông

Sáng 27/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Nhà nước Qatar, tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm làm việc Vương quốc Saudi Arabia từ ngày 27/10 đến ngày 1/11/2024.
Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế: Khắc phục những bất cập mang tính cấp bách

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế: Khắc phục những bất cập mang tính cấp bách

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế được Chính phủ trình tại Kỳ họp thứ 8 với nhiều nhóm chính sách quan trọng về điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm, phạm vi được hưởng, đa dạng hóa các gói bảo hiểm y tế… Các đại biểu, chuyên gia, nhà quản lý đánh giá những sửa đổi, bổ sung này đã khắc phục những bất cập mang tính cấp bách, đảm bảo vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh cho người dân.
Tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công chứng

Tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công chứng

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 25/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể ở Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).
Các trường hợp rừng trồng được thanh lý

Các trường hợp rừng trồng được thanh lý

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 quy định về thanh lý rừng trồng.
Thượng tướng Nguyễn Doãn Anh làm Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá

Thượng tướng Nguyễn Doãn Anh làm Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá

Chiều 25/10, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt công bố quyết định của bộ chính trị về công tác cán bộ.
Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Ngày 25/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Lễ trao Quyết định phân công đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảm nhiệm chức danh Thường trực Ban Bí thư thay đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước.
Báo chí và doanh nghiệp là quan hệ vừa phản biện vừa tương hỗ gắn bó

Báo chí và doanh nghiệp là quan hệ vừa phản biện vừa tương hỗ gắn bó

Đó là khẳng định của ông Lê Quốc Minh, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tại Diễn đàn “Báo chí và Doanh nghiệp đồng hành vì Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc năm 2024” diễn ra vào sáng 24/10 tại Hà Nội.
70 năm tập kết ra Bắc: Trọn nghĩa, vẹn tình với đồng bào miền Nam

70 năm tập kết ra Bắc: Trọn nghĩa, vẹn tình với đồng bào miền Nam

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với vị trí chiến lược và truyền thống cách mạng, Thanh Hóa được tin tưởng, giao nhiệm vụ cùng với các địa phương: Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ An đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị BRICS mở rộng tại Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị BRICS mở rộng tại Liên bang Nga

Sáng 23/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga từ ngày 23-24/10/2024 theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024.
Quy định nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt vào Việt Nam không làm gián đoạn thương mại

Quy định nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt vào Việt Nam không làm gián đoạn thương mại

Theo cơ quan chuyên môn của Việt Nam, khi xử lý hồ sơ về nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt, Việt Nam không chỉ căn cứ vào an toàn thực phẩm mà còn căn cứ vào an toàn dịch bệnh. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của Tổ chức Thú y Thế giới.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Ất Tỵ kéo dài 9 ngày

Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Ất Tỵ kéo dài 9 ngày

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chọn trình Thủ tướng Chính phủ phương án nghỉ Tết kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025 dương lịch).
Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường

Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường

Chiều 21/10, với 440 đại biểu có mặt tán thành, đồng chí Lương Cường đã trúng cử vị trí Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước

Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội

Sáng 21/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành bầu Chủ tịch nước

Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành bầu Chủ tịch nước

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào sáng nay (21/10) theo hình thức tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự đối với chức danh Chủ tịch nước ngay trong ngày làm việc đầu tiên. Quy trình này được thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV sẽ xem xét, thông qua 15 dự án luật

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV sẽ xem xét, thông qua 15 dự án luật

Chiều 20/10, tại Trung tâm Báo chí, Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã chủ trì Họp báo thông tin về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV.
Phát biểu kết luận của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII

Phát biểu kết luận của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII

Sáng 20/10, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu kết luận Hội nghị của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc

Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc

Đến năm 2030, phấn đấu 100% đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực về nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong thực hiện chính sách dân tộc.
Quảng Bình trồng mới gần 6.600ha rừng

Quảng Bình trồng mới gần 6.600ha rừng

Năm 2024, đã có thêm 4.500 ha rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ FSC tại tỉnh Quảng Bình, nâng diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC toàn tỉnh lên 10.800ha.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương hỗ trợ người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản bị thiệt hại sau bão, lũ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động