Mòn mỏi chờ giá điện mặt trời

TH&SP Thông tin về một số nhà đầu tư nước ngoài làm năng lượng tái tạo đã thu xếp hành lý, đóng cửa văn phòng tại Việt Nam vì chưa có giá điện mặt trời, càng khiến cho tình hình đầu tư các dự án năng lượng sạch thêm khó khăn.

Chờ đến bao giờ?

Trò chuyện với phóng viên Báo Đầu tư cuối tuần qua, một chuyên gia tư vấn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo đã không giấu nổi tiếng thở dài, ông cho biết, sau Tết Canh Tý đã có thêm 2 nhà đầu tư điện mặt trời và 1 nhà đầu tư về điện gió từ nước ngoài đóng cửa văn phòng, thu xếp hành lý để rời đi.

“Họ bảo không biết bây giờ phải làm gì, dù đã bỏ tiền ra để tìm kiếm các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam và rất hy vọng. Họ đã rất kiên trì để chờ quyết định về giá mới với điện mặt trời mà lẽ ra đã phải ban hành để áp dụng từ ngày 1/7/2019, nhưng tới nay vẫn chưa có và không biết được lúc nào mới có chính thức. Vì vậy, họ không biết đi tiếp như thế nào khi không có thông tin chính xác để tính toán, nên đành ra đi để tìm cơ hội ở chỗ khác”, vị chuyên gia tư vấn này cho hay.

Không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài rời đi, các nhà đầu tư trong nước giờ đây cũng không còn hào hứng khi nhắc tới các cuộc họp liên quan tới giá mới cho điện mặt trời nữa.

Một nhà đầu tư cho hay, với các dự án đưa vào vận hành thương mại từ ngày 1/7/2019 trở đi, do không có giá mua điện mới được quyết định, nên sản lượng điện phát ra chỉ được bên mua điện ghi nhận, bởi cũng không biết phải chi trả ở mức nào. Thực tế này làm nhà đầu tư mệt mỏi do rất hy vọng thu được tiền bán điện để trang trải các khoản đầu tư đã bỏ ra trước đó, giảm bớt gánh nặng vay vốn. Đáng nói là, giờ đã cuối tháng 2/2020, việc quyết toán tài chính cho năm 2019 cũng phải hoàn tất mà tiền thì chưa biết bao giờ mới về, nên nhà đầu tư vẫn phải tiếp tục xoay xở vay mượn để có chi phí vận hành.

Được biết, ngày 17/2 vừa qua, Bộ Công thương lại tiếp tục trình phương án giá điện mặt trời lên Chính phủ sau khi câu chuyện giá điện mới đã được nâng lên đặt xuống nhiều lần, mà vẫn không quyết dứt điểm trong cả năm qua.

Lý giải cho việc đề xuất mức giá mua điện mặt trời mặt đất từ ngày 1/7/2019 là 7,09 UScent/kWh và điện mặt trời nổi là 7,69 UScent/kWh, Bộ Công thương cho hay, nhiều chủ đầu tư đã đề nghị áp dụng giá điện mặt trời cố định cho giai đoạn sau ngày 30/6/2019.

Lý do được giải thích là nhiều dự án đã được các cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, nhà đầu tư đã bỏ nhiều thời gian và kinh phí để hoàn thành các thủ tục quy hoạch, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị thi công các hạng mục phụ trợ và hoàn thành thẩm định thiết kế kỹ thuật. Việc chưa ký Hợp đồng mua bán điện (PPA) phần lớn do nguyên nhân khách quan là do Quyết định 11/2017/QĐ-TTg về hết hiệu lực giá điện cũ sau ngày 30/6/2019, nên chưa có cơ sở để Tập đoàn Điện lực Việt Nam ký nguyên tắc hoặc chính thức PPA với nhà đầu tư. Bởi vậy, nếu chuyển sang cơ chế đấu thầu cạnh tranh có khả năng sẽ làm chậm trễ tiến độ dự án, gia tăng thời gian, chi phí và nguồn lực với nhà đầu tư, giảm hiệu quả của dự án.

Ngoài ra, cũng có nhiều dự án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư khi chưa có cơ chế giá mua điện mới, nếu dự án không thực hiện được thì ảnh hưởng cam kết của UBND địa phương, ảnh hưởng môi trường đầu tư, uy tín đối với chính sách phát triển năng lượng tái tạo, cũng như niềm tin của người dân.


zcsdz

Nhiều nhà đầu tư đang cân nhắc khi đầu tư vào điện mặt trời vì cơ chế giá chưa rõ ràng. Ảnh: Đức Thanh


Nhà đầu tư cân nhắc

Theo đề xuất của Bộ Công thương, có 2 phương án về đối tượng được áp dụng giá điện mới.

Trong phương án thứ nhất sẽ có 7 dự án với tổng công suất khoảng 320 MW đã ký PPA và đáp ứng điều kiện cơ sở về dự án và đã/đang triển khai thi công xây dựng trước ngày 23/11/2019 (ngày ban hành Thông báo 402/TB-VPCP).

Với phương án còn lại, có tới 36 dự án có chủ trương đầu tư với tổng công suất 2.988,9 MW thuộc diện đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019 và có ngày vận hành thương mại từ 1/7/2019 đến hết ngày 31/12/2020.

Bộ Công thương cũng nghiêng về phương án 2.

Đáng nói là, hồi giữa tháng 1/2020, Bộ Tài chính cho rằng, giá mua điện theo đề xuất của Bộ Công thương đang “thấp hơn giá trần theo khung phát điện năm 2019, thấp hơn giá bán lẻ điện bình quân hiện hành 1.864,44 đồng/kWh”. Như vậy, không còn tính chất khuyến khích phát triển loại năng lượng điện mặt trời so với một số nguồn điện khác đang khai thác.

Trước thực tế giá mua bán điện mặt trời mới có thể giảm quá sâu so với mức 9,35 UScent/kWh trước đây, sẽ có nhiều nhà đầu tư dù đã được bổ sung quy hoạch ở khu vực miền Trung, miền Bắc vẫn phải tính phương án rút lui, bởi đây là khu vực tiềm năng nắng thấp, nếu tiếp tục đầu tư, xây dựng sẽ không còn hiệu quả.

“Mức giá mới sẽ tác động rất lớn thời gian thu hồi vốn lên thành 14-15 năm, thay vì dưới 10 năm trước đây. Bởi vậy, chúng tôi phải cân nhắc lại kế hoạch đi tiếp với điện mặt trời”, một nhà đầu tư cho biết.


Theo Đầu tư

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Mã số vùng trồng đưa nông sản chủ lực địa phương "bay" xa

Mã số vùng trồng đưa nông sản chủ lực địa phương "bay" xa

Với những quy định khá ngặt nghèo, mã số vùng trồng đang góp phần tăng sức canh tranh cho các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh Thái Nguyên, thúc đẩy liên kết, hình thành các chuỗi giá trị bền vững và mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản ở cả trong nước và xuất khẩu.
Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Chương trình OCOP được triển khai đồng bộ góp phần khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Tuy nhiên việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Đồn còn gặp một số khó khăn.
Hà Nội phấn đấu công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội phấn đấu công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao

Mặc dù đã đạt được số lượng OCOP lớn với hơn 3.300 sản phẩm nhưng Hà Nội mới có 6 sản phẩm được chứng nhận đạt 5 sao. Vì vậy, trong năm 2025 TP. Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu trình Trung ương đánh giá, công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao.
Thái Nguyên: Thúc đẩy phát triển sản phẩm nông sản trên sàn thương mại điện tử

Thái Nguyên: Thúc đẩy phát triển sản phẩm nông sản trên sàn thương mại điện tử

Thái Nguyên là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai gian hàng nông sản chung trên Shopee, đây là bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thương mại điện tử và quảng bá các sản phẩm nông sản của địa phương ra thị trường rộng lớn hơn.
Phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Bến Tre

Phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Bến Tre

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, tỉnh Bến Tre sẽ tập trung đẩy nhanh xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị nông sản. Đồng thời, phát triển nền nông nghiệp tập trung, sạch, hữu cơ an toàn, truy xuất nguồn gốc, từng bước ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Giữ gìn và phát huy nghề đan lát cỏ tế truyền thống

Giữ gìn và phát huy nghề đan lát cỏ tế truyền thống

Trong bối cảnh hiện đại hóa ngày càng phát triển, việc giữ gìn và phát huy nghề truyền thống như đan lát cỏ tế là một thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để Phú Túc, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội khẳng định bản sắc và giá trị văn hóa độc đáo của mình.
Xác lập kỷ lục 135 món ẩm thực chế biến từ thanh trà

Xác lập kỷ lục 135 món ẩm thực chế biến từ thanh trà

Tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt kế hoạch tổ chức Ngày hội Thanh trà Bình Minh, công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam đối với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà của thị xã Bình Minh.
Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử

Để đưa các sản phẩm OCOP đến với nhiều đối tượng khách hàng hơn, không chỉ phạm vi địa phương mà trên cả nước và xuất khẩu thì giải pháp tối ưu nhất vẫn là đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, bên cạnh các kênh phân phối truyền thống.
Yên Bái khẳng định vị thế nông sản trên bản đồ thế giới

Yên Bái khẳng định vị thế nông sản trên bản đồ thế giới

Với những nỗ lực không ngừng, sự đầu tư bài bản, chiến lược phát triển đúng đắn, chắc chắn rằng nông sản Yên Bái sẽ không chỉ dừng lại ở những thị trường truyền thống, mà còn vươn xa, khẳng định vị thế xứng đáng trên bản đồ nông sản thế giới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động